Danh sách quốc gia sử dụng Facebook

Có những điều thật khó tin và kì quặc, nhưng dù sao bạn cũng cần biết tới chúng! Chẳng hạn như về nguyên do không dùng hay ít dùng Facebook ở những quốc gia trên thế giới. Hẳn là sẽ có lúc bạn cần đến khi đi du lịch hay đi công tác đấy. Vì nếu đến các nước này chẳng hạn, bạn sẽ phải cho bạn bè một kênh liên lạc khác ngoài Facebook nhé!

Người khổng lồ mạng xã hội hiện có hơn 2 tỷ người sử dụng trên toàn thế giới, nhưng vẫn có những nhà lãnh đạo trên thế giới không muốn quốc gia của họ truy cập vào mạng xã hội này bởi Facebook dễ dàng trở thành công cụ tạo nên những cuộc phản động nhanh chóng. Dưới đây là những quốc gia mà Facebook đã bị cấm.

Bắc Triều Tiên - quốc gia bí ẩn nhất thế giới

Có lẽ quốc gia bí mật nhất trên thế giới và ít được biết về truy cập Internet là quốc gia do Kim Jong-un đứng đầu. Ở đây 3G dành cho khách du lịch nước ngoài, còn với đa số dân ở Triều Tiên, Internet vẫn ở ngoài giới hạn. Nhưng điều này dường như không làm người dân ở đây thấy mình bị gò bó, họ vui vẻ chấp nhận những gì mà mạng nội bộ có thể cung cấp cho họ, với họ thì ở đây vẫn rất tự do.

Triều Tiên là nước không dùng Facebook vì đơn giản ở đây còn giới hạn cả việc dùng Internet.

Một số học viên sau đại học và giáo sư tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ tại Bình Nhưỡng mới có quyền truy cập Internet (từ phòng thí nghiệm chuyên môn) nhưng với nỗi sợ hãi của thế giới bên ngoài thì nhiều người đã chọn không sử dụng nó. Vì thế bạn đừng mong đợi việc sử dụng Facebook tại quốc gia này nhé!

Iran

Iran đã chặn Facebook, Twitter và YouTube từ năm 2009 sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi của Iran.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Iran đã áp dụng phương thức có thể truy cập mạng xã hội mặc dù cả Facebook và Twitter đều rất khó truy cập vào đất nước này. Ở quốc gia này để truy cập vào mạng xã hội phải thông qua một máy chủ proxy cố định và được kiểm soát nghiêm ngặt.

Nhưng mọi thứ có thể bắt đầu thay đổi khi Bộ trưởng Văn hóa Iran, Ali Jannati, nhận xét gần đây rằng các mạng lưới xã hội nên được tiếp cận với những người Iran bình thường.

Iran là nước đang cố gắng tiếp cận lại với mạng xã hội.

Trung Quốc

Facebook bị chặn ở Trung Quốc từ năm 2009, nhưng theo số liệu của SocialBakers, quốc gia này vẫn có hơn 530.000 người sử dụng Facebook. Dự đoán con số này đã tăng lên đến 700.000 người khi Zuckerberg ghé thăm Trung Quốc vào tháng 12 năm 2012.

Tại Trung Quốc Weibo là "trùm" chứ không phải Facebook.

Một điều nữa chính là việc tại Trung Quốc thì mạng xã hội ưa thích không phải là Facebook. Ở đây, Weibo, Tencent Weibo, Renren mới là những trang mạng xã hội được yêu chuộng hàng đầu.

Cuba

Facebook không chính thức bị cấm ở Cuba nhưng người dùng rất khó để truy cập vào Facebook ở quốc gia này.

Chỉ những nhà chính trị, một số nhà báo và sinh viên y khoa mới có thể truy cập web một cách hợp pháp. Đối với mọi người, cách duy nhất để kết nối với Facebook trực tuyến hợp pháp là thông qua các quán cà phê Internet. Điều này có vẻ không hợp lý cho lắm khi các mức giá cho một giờ truy cập không giới hạn vào Internet có giá từ 6 đến 10 đô-la (khoảng 136 - 227 nghìn đồng VN) tuy nhiên mức lương trung bình của người Cuba thấp đến đáng ngạc nhiên là khoảng 20 đô-la/tháng (khoảng 454 nghìn đồng VN). Bạn có muốn bỏ nửa tháng lương cho một giờ truy cập Internet không?

Đây là những quốc gia có lượng truy cập Facebook ít nhất thế giới bởi chính phủ hoặc cơ sở hạ tầng không đáp ứng được. Hẳn là bạn cũng biết rằng Việt Nam cũng có những khoảng thời gian đã cấm không cho truy cập Facebook, nhưng hiện nay Việt Nam là một trong những nước sử dụng Facebook nhiều nhất thế giới đấy.

Chắc chắn bạn sẽ không muốn dùng Facebook tại một quốc gia mà một giờ dùng 3G bằng nửa tháng lương như Cuba?

(Hình ảnh: Internet)

Bảng xếp hạng này được đưa ra bởi We Are Social, một công ty toàn cầu chuyên nghiên cứu về truyền thông xã hội kết hợp cùng Hootsuite, một dịch vụ quen thuộc với các blogger. Tính từ tháng 1/2017 đến nay, bảng xếp hạng này đã có nhiều sự thay đổi bất ngờ.

Bảng xếp hạng quốc gia và thành phố sử dụng Facebook nhiều nhất

Việt Nam đã có màn bứt phá ngoạn mục khi tăng trưởng từ vị trị thứ 9 (1/2017) lên vị trí thứ 7 (7/2017). Thậm chí đã vượt qua Thái Lan với 64 triệu người dùng Facebook. TP. Hồ Chí Minh cũng lọt vào top 10 thành phố có đông người dùng Facebook nhất thế giới. Trong bảng xếp hạng chúng ta cũng thấy có sự góp mặt của 4 quốc gia Đông Nam Á.

Ấn Độ đang là mảnh đất vô cùng màu mỡ

Ấn Độ đã lần đầu tiên vượt Mỹ trở thành quốc gia truy cập Facebook nhiều nhất thế giới với 241 triệu người dùng, tại Mỹ là 240 triệu. Cả hai cùng chiếm tỷ lệ 11% người dùng Facebook trên thế giới. Ngoài ra, Ấn Độ còn có mức tăng trưởng cao gấp đôi so với Mỹ. Cụ thể là 27% với hơn 50 triệu người dùng mới trong 6 tháng gần nhất. Điều này cho thấy sự tăng trường đáng kinh ngạc tại quốc gia này chỉ trong thời gian ngắn.

Số liệu thống kê tại Ấn Độ và Mỹ

Tuy vậy, mới chỉ có 33% dân số sử dụng mạng xã hội Facebook. Lượng người dùng mạng xã hội tại Ấn Độ tập trung chủ yếu trong độ tuổi từ 18 – 34. Trong đó lượng người dùng nam nhiều hơn gấp 3 lần so với nữ giới. Nhiều nhà phân tích cho rằng Ấn Độ là thị trường tiềm năng nhất có thể giúp Facebook đạt ngưỡng 3 tỷ người dùng trong thời gian tới.

Cùng Follow kênh Youtube của Hoàng Hà Mobile để cập nhật những tin tức mới nhất, sinh động nhất nhé!

Xem thêm: Hoàng Hà Channel – 8 Mẹo Sử dụng Samsung Galaxy J7 Pro | Hướng dẫn sử dụng các tính năng nổi bật

Facebook và YouTube là 2 mạng xã hội phổ biến và chiếm thị phần lớn nhất trên bình diện thế giới. Tuy nhiên, theo khảo sát của tổ công tác thúc đẩy hệ sinh thái số Việt Nam, trong số các quốc gia mà Facebook được phép hoạt động, Nga là quốc gia duy nhất mà mạng xã hội này không chiếm được thị phần đa số. Thay vào đó, phần lớn thị phần mạng xã hội tại Nga nằm trong tay VK (Vkontakte), một mạng xã hội do chính người Nga phát triển.

VK có khoảng 100 triệu người dùng thường xuyên tại Nga. Mạng xã hội này cũng phổ biến tại các nước thuộc khối Cộng đồng các Quốc gia độc lập (SNG) với tổng cộng khoảng 170 triệu người dùng.

Danh sách quốc gia sử dụng Facebook

Trong khi đó, tại một quốc gia khác là Trung Quốc, Facebook và YouTube cũng chiếm thị phần rất nhỏ. Tuy nhiên khác với Nga, Trung Quốc có sự cấm đoán và kiểm duyệt chặt chẽ với các mạng xã hội nước ngoài. Trong khi đó, các sản phẩm dịch vụ số nội địa tại Trung Quốc lại hình thành nên được một hệ sinh thái riêng với khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng trong nước.

Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên nói không với Facebook và các mạng xã hội nước ngoài khác. Sau khi bị chặn tại Trung Quốc vào năm 2009 vì lý do an ninh quốc gia, ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg đã có rất nhiều nỗ lực để trở lại thị trường này từ việc mở văn phòng, công ty con, mua lại các công ty địa phương, tạo quan hệ tốt với các quan chức chính phủ cho đến việc tự bản thân học tiếng Hoa.

Một trong những nỗ lực gần đây suýt thành công của Zuckerberg là trung tâm sáng tạo “một ngày” tại Hàng Châu, đại bản doanh của Alibaba. Theo Reuters, Facebook đang mở một công ty con (Facebook Technology vốn dự tính là 30 triệu USD) để đầu tư vào các startup và kỹ sư địa phương vào cuối tháng 7 vừa qua.

Về phía Chính phủ Trung Quốc, cánh cửa đóng lại với Facebook từ năm 2009 lại mở ra một cơ hội cho mạng xã hội trong nước. Đó là WeChat (thuộc sở hữu của Tencent), với 900 triệu người dùng hằng ngày.

Ngược lại với Facebook, WeChat lại bắt đầu là một ứng dụng nhắn tin (Facebook Messenger xuất hiện sau Facebook). Hệ sinh thái của WeChat được phát triển nhanh chóng và đa dạng, thậm chí còn vượt xa hơn Facebook khi cung ứng cả các dịch vụ tài chính.

Tuy WeChat Pay xuất hiện cách đây chưa lâu nhưng đã được đánh giá là đối thủ tiềm năng của các tên tuổi trong ngành tài chính như Visa, MasterCard và American Express. Ngoài hưởng lợi từ chính sách bài ngoại và sự am hiểu thị trường của một sản phẩm địa phương, sinh sau đẻ muộn cũng mang lại cho WeChat lợi thế thời điểm, khi Tencent không phải đi khai phá thị trường khi thiết lập mạng xã hội trong vài năm sau.

Mới đây, Papua New Guinea trở thành đất nước đầu tiên chặn Facebook tới một tháng để điều tra vấn nạn tin giả và người dùng giả mạo. Chính phủ Papua New Guinea quyết định chặn hoàn toàn Facebook trong vòng một tháng. Bộ trưởng Truyền thông của nước này, ông Sam Basil, cho biết khoảng thời gian một tháng là để các cơ quan điều tra, nghiên cứu người dùng và tìm ra cách khắc phục các vấn đề bao gồm tin giả, người dùng giả và lan truyền nội dung khiêu dâm.

“Khoảng thời gian này giúp chúng tôi thu thập thông tin để tìm và lọc những người đứng sau các tài khoản giả mạo, người dùng đăng ảnh khiêu dâm hay lan truyền thông tin giả mạo, sai sự thật. Điều này giúp cho những người dùng với danh tính thật có thể sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm”.

Thậm chí, chính phủ Papua New Guinea  cho biết sẽ nghiên cứu trường hợp của các quốc gia khác để đưa ra giải pháp phù hợp cho Facebook. Có khả năng nước này sẽ tự phát triển một mạng xã hội cho công dân với yêu cầu về danh tính khắt khe hơn.

Ngoài ra, những quốc gia vắng bóng Facebook còn có Braxin, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và một số nước thuộc lãnh thổ Trung Đông như Ả Rập Xê Út, Cô-Oét, Siri…

Trong khi đó, tại Nhật Bản, những mạng xã hội hàng đầu là Mobage-Town, Gree, Mixi và Mobage Yahoo, kế đến là Twitter và Facebook. Yếu tố thu hút người sử dụng trên mạng xã hội tại Nhật Bản chính là game chứ không phải chia sẻ thông tin như Facebook hay Twitter. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện ra rằng có đến 75,4% người sử dụng tại quốc gia này truy cập mạng xã hội từ điện thoại.