Đánh giá nền tảng học và thi trực tuyến

NỀN TẢNGHỌC VÀ THI TRỰC TUYẾN ELEARNING

MỞ ĐẦU

1. Mục đích tài liệu

            Mục đích của tài liệu là hướng dẫn các nhà giáo tạo khóa học và bài thi và trực tuyển để phục vụ giảng dạy cho học sinh, và hướng dẫn học sinh học và thi trực tuyến.

Tài liệu nêu rõ các chức năng và quy trình sử dụng của hệ thống.Hướng dẫn sử dụng hệ thống theo từng vai trò một cách chi tiết, rõ ràng, đầy đủ.

2. Phạm vi

            Tài liệu này dành cho học sinh, giáo viên, quản trị viên của trường họcsử dụng hệ thống.

            Các khóa học trực tuyến được xây dựng theo giáo trình các khóa học theo quy định của Bộ Giáo Dục và đào tạo. Ngoài các khóa học trực tuyến còn có những khóa học bổ sung cho các khóa học với mục đích luyện tập thêm.

3. Cách sử dụng

Đọc tài liệu từ trên xuống dưới để thấy tài liệu gồm có 5 phần chính: Mở đầu, Tổng quan,Đăng nhập hệ thống, Menu hệ thống, Thoát ra khỏi hệ thống.

Phần 1 Mở đầu: Giới thiệu về mục đích, phạm vi sử dụng, cách sử dụng tài liệu, các kí tự viết tắt, các quy ước có sử dụng trong tài liệu, các tài liệu liên quan đến tài liệu và hệ thống.

Phần 2 Tổng quan: Giới thiệu mục tiêu và quy trình sử dụng hệ thống

Phần 3 Đăng nhập hệ thống: Hướng dẫn người dùng đăng nhập vào hệ thống

Phần 4 Menu hệ thống: Giới thiệu các chức năng của hệ thống và hướng dẫn sử dụng các chức năng đó theo từng vai trò và đơn vị.

Phần 5 Hướng dẫn người dùng thoát ra khỏi hệ thống

TỔNG QUAN

1. Mục tiêu hệ thống

E-learning có những đặc điểm ưu việt như khóa học có nội dung phù hợp và cập nhật, học sinh có thể tiếp cận một cách thuận tiện nhiều khóa học và có thể nghiên cứu nội dung ở mọi nơi, việc tập hợp nội dung nhanh chóng, khả năng cung cấp thông tin cho học sinh trên khắp thế giới bằng ngôn ngữ của họ và khả năng theo dõi, báo cáo và đánh giá kết quả việc học.

2. Quy trình sử dụng hệ thống

Hệ thống có5 tác nhân là: quản trị hệ thống, quản lý đào tạo,hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng khối, giáo viên bộ môn và học sinh.Trong đó:

Quản trị hệ thống là người có mọi quyền thay đổi hệ thống bao gồm người dùng, khóa học, tin tức, sự kiện, ngân hàng câu hỏi, các kỳ thi, ...

Quảnlý đào tạo được quản trị hệ thống phân quyền để quản lý, xem các khóa học và xem các kì thi thuộc đơn vị của họ

Giáo viên là tùy vào việc phân quyền do quản trị hệ thống quyết định. Với mỗi khóa học khác nhau, quản trị viên lại phân quyền cho một số người dùng để làm giáo viên hay chuyên viên đào tạo tùy theo năng lực và chuyên môn.

Người dùng có vai trò học sinh có quyền và nghĩa vụ thực hiện các khóa học và kì thi trong hệ thống.

Hệ thống được vận hành theo trình tự sau.

  • Quản trị hệ thống tạo tài khoản người dùng và phân vai trò là quản lý đào tạo, chuyên viên thống kê báo cáo, chuyên viên đào tạo, giáo viên, học học theo từng lớp, khối.
  • Quản trị hệ thống hoặc quản lý đào tạo sẽ chọn chức năng tạo mới khóa học, sau đó thêm một số tài khoản vào danh sách chuyên viên đào tạo hoặc giáo viên.
  • Quản trị hệ thống hoặc tổ chức đào tạo chọn chức năng thêm mới cuộc thi, cấu hình cho cuộc thi đó
  • Chuyên viên đào tạo và giáo viên sau khi được cấp quyền sẽ sử dụng chức năng quản lý chi tiết khóa học của mình để tạo bài giảng, tài liệu
  • Học sinh có thể tiến hành đăng ký các khóa học, cuộc thi khả dụng. Phần lớn các khóa học cuộc thi này là do giáo viên, nhà trường tổ chức, có những bài thi hay khóa học mang tính chất bổ trợ kiến thức sau khi học.
  • Quản trị viên/chuyên viên sẽ tiến hành việc xét duyệt việc đăng ký học của các học sinh sau khi thời hạn đăng ký kết thúc.

Trong quá trình học tập, giáo viên có thể thêm những bài giảng, bài tập về nhà và các bài kiểm tra mới; đồng thời, tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa vào kết quả của bài tập về nhà, bài kiểm tra và bài thi.

PHẦN 1

TẠO TÀI KHOẢN CHO HỌC SINH VÀ ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG

1. Tạo tài khoản cho học sinh

Quản trị hệ thống tạo tài khoản cho học sinh trên hệ thống vnEdu, đăng nhập //vnedu.vn/  bằng tài khoản admin của nhà trường và thực hiện theo hình sau:
 

Sau đó chọn cấp tài khỏa tự động và có thể xuất file excel tất cả các tài khoản của học sinh, khi đó mỗi học sinh sẽ có 01 tài khoản để đăng nhập với tên tài khoản là mã học sinh, mật khẩu do hệ thống tự động sinh ra.

. Đăng nhập sử dụng hệ thống E-Learning

Học sinh đăng nhập vào hệ thống E-Learning theo đương link: //lms.vnedu.vn/

PHẦN 2

QUẢN TRỊ HỆ THỐNG VÀ TẠO KHÓA HỌC

1. Đăng nhận trị hệ thống và thực hiện đồng bộ từ vnEdu vào LMS

            Các trường đăng nhập vào hệ thống E-Learning tại:// lms.vnedu.vn. Để quản trị, trường phải đăng nhập bằng tài khoản và tên đăng nhập được cấp (không đăng nhập bằng tài khoản vnEdu.

Sau đó thực hiện đồng bộ các danh mục từ trên xuống dưới. Chợ đơn vị, chọn năm học và bấm nút tìm kiếm, sau khi tìm kiếm, sẽ hiện danh sách phía dưới, tích chọn toàn bộ và bấm nút đồng bộ. Khi dó toàn bộ dữ lieêu jnhà trường trên hệ thống vnEdu sẽ được đồng bộ sang hẹ thống LMS (bao gồm: Thông tin nhà trường, tài khaonr giáo viên trên vnEdu, tài khaonr học sinh đã được tạo từ bước trước trên vnEdu và phân công giảng dạy…)

2. Người dùng với vai trò Quản trị hệ thống

Người quản trị hệ thống có quyền và vai trò cao nhất trong toàn bộ hệ thống, thao tác khởi tạo dữ liệu người dùng, phân vai trò cho từng đối tượng, cấu hình hệ thống theo quyền, vai trò và đơn vị.

2.1. Quản trị hệ thống (Cài đặt chung)

Chức năng quản trị hệ thốngCài đặt chung bao gồm các chức năng con là: Tham số, Quản trị người dùng, Quản trị khóa học, Cấp vai trò quản trị, Thống kê hoạt động,Quản lý vai trò trong khóa học….

2.1. Chức năng cấu hình các tham số

Cho phép quản trị hệ thống cập nhật, thay đổi các thông tin chung của giao diện như các icon, thông tin liên lạc, bản đồ. Các mã tham số đã được tạo sẵn nên chỉ cần vào từng tham số hiệu chỉnh thông tin.

Ngoài ra, quản trị hệ thống có thể cài đặt và cấu hình toàn bộ các chức năng của hệ thống.

3. Cách tạo khóa học và đưa bài giảng lên hệ thống

Quản trị đăng nhập tài khoản quản trị được cấp và chọn mục Trang quản trị.

Vào Quản trị kháo học\Danh mục khóa học nhập Tên danh mục (VD: Ôn tập, bồi dưỡng, bài mới…) và chọn đơn vị, ngoài ra còn phần mô tả chi tiết của kháo học, cuối cùng bấm tạo mới

Sau khi tạo danh mục khóa học, tiếp tục vào Danh sách khóa học, tạo các khóa học trong danh mục phù hợp với yêu cầu của danh mục khóa học, như tạo các nọi dung bài giảng…

Có thể khai báo các thời gian của khoá học, thêm các chương mục (VD: Khóa học có 2 hoặc 3, 4 … chương…) độc lập để có thể chia nhỏ bài giảng, hoặc thêm các bài tập, bài kiểm tra ngắn, bài tập tương tác trực tiếp với giáo viên.

Sau khi hoàn thành, sẽ hiện thị kháo học, trong nội dung này có thể sửa thông tin kháo học

Sau đó tích chọn vào tên khóa học để cập nhập ccs thong tin khóa học, bài giảng, bài tập, tạo các phòng chát, tương tác, danh sách học viên được tham gia…

Có thể chỉnh sửa cấu hình, cấp thêm vai trò quản lý (tài khoản giáo viên trực tiếp phụ trách dạy học) thêm thành viên tham gia học (thường là học sinh của cả khối hoặc lớp).

Chọn Thêm mới chatroom để thêm các thành viên có thể cho vào nhóm chát để tương tác trực tiếp với giáo viên

Điền tiêu đề phòng chát (thường dùng theo tên lớp, tên nội dung bài học…)

Chọn các chức năng tương ưngs để tạo phòng chát: Có thể chọn từng cá nhân để đưa vào phòng chát, hoặc chọn tất cả

Sau đó vào Cài đặt để tích chọn lại 1 lần nữa các thành vien được chọn đưa vào khóa học

Để tải bài giảng và tạo bài tập về nhà, kiểm tra… vào phần Đề Cương, chọn tên Đề cương\Quản lý học liệu

Tải nội dung bài giảng theo đúng định dạng đã chuẩn bị, khai báo tên, ngày có hiệu lực và tải file bài giảng…

Tại đây có thể giao bài tập về nhà, thêm bảng tương tác bài tập trực tiếp với giáo viên hoặc tạo bài thi trực tuyến (dạng bài trắc nghiệm, hoặc tự luận)

Ngoài ra có thể chỉnh sửa các học liệu đã đưa, xem chi tiết, xem tiến trình học tập của học sinh tham gia

TẠO BÀI THI SAU MỖI BÀI HỌC

CÁC BƯỚC TẠO BÀI THI

Bước 1. Thêm câu hỏi vào kho câu hỏi:

Truy cập Quản lý thí V2      Danh mục câu hỏi       Sau đó khai báo các thong tin để tạo thư mục chứa câu hỏi.

Truy cập Quản lý thí V2      Danh sách câu hỏi      Phía bên phải màn hình ấn nút Tác Vụ      Nhập câu hỏi từ file word, excel

Chọn thư mục     Khối học     Môn học      sau đó click chọn tệp, tìm đến file mẫu      Ấn nút Tải lên

* Tạo Thư mục tại menu Quản lý thi V2      Danh mục câu hỏi      Thêm danh mục;

* Sử dụng file mẫu để nhập câu hỏi trước khi upload lên kho

Trong bảng Duyệt câu hỏi, Tick chọn các câu hỏi cần đưa vào kho      Ấn chọn Đưa vào kho câu hỏi

Bước 2. Quản lý và duyệt các câu hỏi trong kho:

Truy cập vào menu Quản lý thi V2  chọn thư mục Ôn tập Toán 10 để kiểm tra lại các câu hỏi đã đưa lên kho

 Tiếp theo, Tick chọn toàn bộ câu hỏi      Ấn Duyệt câu hỏi trên trang này

 Kết thúc quá trình duyệt, nút trạng thái ở đầu câu hỏi chuyển từ vàng sang xanh, câu hỏi đã được duyệt thành công, sẵn sàng cho việc tạo bài thi.

Bước 3. Tạo bài thi:

Lưu ý, trước khi tạo bài thi phải tạo Bài học

Vào Quản trị khóa học Danh sách khóa học      tick chọnBài học muốn gán bài thi

Chọn Đề cươngChương mục 1 (Chọn chương mục nào muốn gán bài thi)

Tick chọn Thêm mới học liệuBài thi

Điền các thông tin theo mẫu:

Tên cuộc thi: Điền tên cuộc thi; Trạng Thái: Duyệt; Thời gian tổ chức: Để có giới hạn nếu muốn cài đặt ngày, giờ được phép vào làm bài; Nguồn câu hỏi: Lấy từ ngân hàng câu hỏi

Chủ đề