Đàn ông nên lấy vợ năm bao nhiêu tuổi năm 2024

Mới đây, viện nghiên cứu đàn ông quốc tế đã đưa ra một báo cáo khoa học công phu về vấn đề này. Dựa trên kết quả khảo sát hai tỉ rưỡi đàn ông ở một trăm năm mươi quốc gia, trong thời gian mười ba năm, làm nhiều cuộc thí nghiệm trên đàn ông lẫn trên chuột bạch, các nhà khoa học đã đưa ra một nghiên cứu vô cùng chi tiết về thời điểm nên lấy vợ của đàn ông. Cụ thể như sau:

1. Từ lúc mới sinh ra cho đến lúc 5 tuổi: Đàn ông lúc đó thậm chí còn chưa biết mình là đàn ông. Cho nên việc lấy vợ đương nhiên là không bàn tới. Chưa kể lấy vợ thì phải yêu. Trong khi nhiều em bé lúc đó phải ngồi bô. Dù tình yêu có phong phú và đa dạng đến đâu, cũng chả ai yêu khi đang ngồi bô được.

2. Từ 5 đến 6 tuổi: Bé trai còn thỉnh thoảng mặc quần áo của bé gái. Có đám cưới nào chú rể mặc quần áo cô dâu? Do đó, việc lấy vợ cũng không bàn tới.

3. Từ 6 đến 7 tuổi: Bé trai chuẩn bị vào lớp một. Ở cấp một, bộ giáo dục cấm yêu dù bộ của quốc gia nào. Không ai có thể lấy vợ được.

Tất nhiên, cũng có thể lấy mà không yêu, vì vợ giàu có. Nhưng bé trai 7 tuổi không biết lái xe hơi, cũng không biết điều khiển du thuyền. Lấy vợ giàu quá vô ích.

4. Từ 7 đến 10 tuổi: Lúc này bé trai rất nghịch phá. Bản thân nó còn không biết giữ gìn, nói chi đến việc giữ vợ. Hôn nhân không nên đặt ra.

5. Từ 10 đến 12 tuổi: Bé trai bắt đầu chú ý tới các bé gái xung quanh. Nhưng thường chú ý tới những chi tiết không quan trọng, không thể căn cứ vào đó để lấy vợ được.

6. Từ 12 đến 14 tuổi: Bé trai bắt đầu nghe đến chữ “vợ”. Nhưng thường nghe qua lời bố mình. Phần lớn là nghe những sự kêu ca, phàn nàn, cho nên không quan tâm. Nếu quan tâm thì ở những khía cạnh thiếu tích cực.

7. Từ 14 đến 16 tuổi: Chàng trai được sách báo, phim ảnh giáo dục rằng lấy vợ là một việc dại dột, không nên vội, nhất là khi chưa có tiền.

Hầu như chả có chàng nào ở tuổi này giàu có, nên hiểu được ngay.

8. Từ 16 đến 18 tuổi: Chàng trai bắt đầu yêu, thậm chí yêu mãnh liệt. Nhưng ngay tức khắc hiểu yêu là một chuyện, cưới là một chuyện khác.

9. Từ 18 đến 20 tuổi: Hễ mở mồm nói tới chuyện lấy vợ là bị cha mẹ can ngăn.

10. Từ 20 đến 22 tuổi: Lúc nào cũng muốn lấy vợ. Nhưng lúc nào bạn gái cũng nói: “Muốn cưới phải có nhà”. Ở tuổi 22, chả ai có nhà, nên chuyện lấy vợ cũng phá sản.

11. Từ 22 đến 24 tuổi: Đột nhiên phát hiện ra rằng có thể sống như vợ chồng với một cô gái mà không phải lấy. Vậy tội gì lấy?

12. Từ 24 đến 25 tuổi: Thấy bạn bè bắt đầu ly dị vợ. Hoảng hốt đến mức độ tê liệt một thời gian dài.

13. Từ 25 đến 26 tuổi: Đi dự nhiều đám cưới kẻ khác. Càng sợ hơn khi nghĩ lúc đám cưới mình.

14. Từ 26 đến 27 tuổi: Quyết tâm lấy vợ. Nhưng đúng lúc đó nhìn xung quanh chả thấy cô nào đáng lấy cả.

15. Từ 27 đến 28 tuổi: Yêu con gái của sếp nhưng sếp lại hướng con gái đến một đám giàu hơn. Tuyệt vọng.

16. Từ 28 đến 30 tuổi: Bình tĩnh. Hiểu rằng lấy vợ có nghĩa là phải lấy cả mẹ vợ. Xem xét kỹ đến mức thường để cho các cơ hội trôi qua.

17. Từ 30 đến 32 tuổi: Nhận được tin người yêu cũ đã lấy chồng. Buồn bã mất một năm, không nhìn ngó đến ai cả.

18. Từ 32 đến 33 tuổi: Đi xem nhiều cuộc thi hoa hậu và người mẫu. Thề rằng nếu không lấy được một cô như thế sẽ chẳng lấy ai.

19. Từ 33 đến 35 tuổi: Yêu một cách nghiêm túc và đứng đắn. Nhưng vì thế bị con gái chê là thiếu lãng mạn.

20. Từ 35 đến 36 tuổi: Rơi vào hoàn cảnh lỡ làng: con gái trẻ thì không yêu mình, còn gái già thì mình không yêu.

21. Từ 36 đến 38 tuổi: Gặp một cô gái có năm điểm đáng yêu và năm điểm đáng ngại. Trong khi suy nghĩ, cân nhắc thì cô ta bỏ đi.

Theo quan điểm của thời đại ngày nay, câu “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo” dường như đã lỗi thời và không còn phù hợp. Tuy nhiên, sở dĩ câu này được lưu truyền là dựa vào bối cảnh lịch sử và ý nghĩa của nó vào thời điểm đó.

“40 không lấy vợ, 50 không may quần áo” có nghĩa là nếu đàn ông đã 40 tuổi mà chưa cưới vợ thì dù nguyên nhân gì cũng không nên lấy vợ nữa. Tương tự, một người khi tới tuổi 50 thì cũng đừng mua nhiều quần áo nữa.

Hiện nay, có nhiều đàn ông ngoài 40 tuổi và phụ nữ ngoài 30 tuổi vẫn chưa kết hôn, đặc biệt là những người có trình độ học vấn cao. Nhiều người trì hoãn việc kết hôn để theo đuổi sự nghiệp, học vị cao, hoặc chưa tìm được đối tượng phù hợp.

"40 không lấy vợ"

Đàn ông nên lấy vợ năm bao nhiêu tuổi năm 2024

Vào thời xa xưa, người dân thường kết hôn từ khi còn rất trẻ. Ảnh minh họa

Sở dĩ ngày xưa có câu “40 tuổi không lấy vợ” thì chúng ra cần hiểu rõ về hoàn cảnh xã hội và môi trường sống lúc bấy giờ. Theo đó,thứ nhất,trong xã hội phong kiến, người xưa thường kết hôn khi còn rất trẻ. Các cô gái 15, 16 tuổi đã lấy chồng. Còn đàn ông cũng lấy vợ khi 17, 18 tuổi. Khi 24, 25 tuổi mà vẫn chưa cưới được vợ thì đã được coi là “ế vợ”.

Thứ hai,tuổi thọ của người dân thời xưa thường không cao, trung bình chỉ từ 40 – 50 tuổi. Nhiều người thậm chí không sống được đến 40 tuổi do mức sống thấp, thiếu bác sĩ, thuốc men, không may gặp phải nạn đói hay thảm họa tự nhiên...

Đàn ông thời xưa tầm 40, 50 tuổi đã được coi là tuổi cao.Ở tuổi này, nếu lập gia đình sớm thì họ đều đã trở thành ông nội, ông ngoại và có cháu ẵm bồng. Do đó, khi đàn ông tuổi “gần đất xa trời” mới lấy vợ thì không còn nhiều thời gian để chăm lo cho gia đình, khó có thể nuôi dạy con cái đến khi trưởng thành.

Thứ ba,trong xã hội phong kiến, chế độ đa thê khá phổ biến. Nếu đàn ông hơn 40 tuổi mà không lấy được vợ thì nhiều khả năng là do quá nghèo. Trong khi ở những gia đình giàu có, đàn ông ngoài 40 tuổi vẫn có thể lấy thêm thê thiếp. Vì vậy, câu “40 không lấy vợ” chủ yếu là có ý muốn nói đến những người đàn ông nghèo trong xã hội xưa.

Phụ nữ thời xưa phải tuân theo tiêu chuẩn sống gọi là "tam tòng, tứ đức". Ảnh minh họa

Thứ tư,trong xã hội phong kiến, người phụ nữ phải tuân theo cái tiêu chuẩn sống gọi là “tam tòng, tứ đức”. Tam tòng chỉ 3 điều mà những người phụ nữ xưa bắt buộc phải nghe theo và làm theo. Thứ nhất, đó làtại gia tòng phụ,có nghĩa là con gái khi còn ở nhà thì phải nghe theo cha mẹ. Thứ hai,xuất gia tòng phu,nghĩa là con gái khi được gả đi rồi thì phải nhất nhất nghe theo chồng. Cuối cùng làphu tử tòng tử,nghĩa là nếu chồng qua đời thì phải theo con, nuôi con trưởng thành và những việc trọng đại sau này đều do con trai quyết định.

Tứ đức bao gồm công, dung, ngôn, hạnh.

Tuy nhiên, dù xã hội phong kiến có những quy tắc đạo đức nghiêm ngặt như vậy nhưng vẫn có những ngoại lệ dành cho các gia đình giàu có. Ngược lại, những người đàn ông nghèo thời xưa đã ngoài 40 tuổi thì rất khó để tìm được người vợ. Bởi những người phụ nữ đã từng lập gia đình rất ít khi tái giá.

Với mấy lý do trên, có thể thấy rằng khi một người đàn ông nghèo đến tuổi 40 mà vẫn chưa lấy vợ thì người này thường sẽ độc thân. Họ thường nhận cháu trai trong họ làm con nuôi để nương tựa những năm tháng cuối đời.

Đây cũng là hoàn cảnh của những người đàn ông lớn tuổi độc thân ở nông thôn trong xã hội xưa.

“50 không may quần áo” nghĩa là gì?

Vào thời xưa, người đã qua tuổi 50 đã được coi là cao tuổi. Ảnh minh họa

Vào thời xưa, đời sống của nhiều người dân còn rất khó khăn. Họ không chỉ thiếu mặc, thiếu thuốc men mà còn thường xuyên sống trong cảnh nghèo đói. Vì vậy, nếu một người sống đến 50 tuổi, những người nghèo thời xưa thường không có tiền để may hay mua quần áo mới. Thậm chí, ngay cả khi có tiền,họ cũng sẽ để dành tiền cho con cháu mua quần áo mới.

Câu nói “50 không may quần áo” xét cho cùng có nghĩa là vào thời xưa, thông thường những người đã bước qua tuổi 50 sẽ không mua hay may quần áo mới.

Cuộc sống nghèo khổ, tuổi thọ thấp là nguyên nhân câu “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo” được lưu truyền. Câu này đã lỗi thời và dường như không còn đúng với xã hội hiện đại ngày nay. Thay vào đó, đây thực chất là câu nói để mô tả về một cuộc sống khó khăn của những người nghèo trong xã hội xưa.