Công văn đề nghị bổ sung phục lục hợp đồng năm 2024

Phụ lục hợp đồng đi kèm theo hợp đồng được ký kết trong một số trường hợp cụ thể. Khái niệm này không mới lạ nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất. Giá trị pháp lý của phụ lục hợp đồng như thế nào, trường hợp nào cần ký phụ lục và hợp đồng có bắt buộc phải đi kèm phụ lục hợp đồng không? Các quy định của pháp luật về phụ lục hợp đồng sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây.

Công văn đề nghị bổ sung phục lục hợp đồng năm 2024

Các quy định quan trọng về phụ lục hợp đồng.

1. Phụ lục hợp đồng là gì?

Căn cứ theo Điều 22, Bộ Luật Lao động năm 2019, phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực tương đương như hợp đồng lao động.

Mặt khác, theo Điều 403, Bộ Luật Dân sự năm 2015, hợp đồng dân dự có thể có phụ lục đi kèm nhằm mục đích quy định một số nội dung chi tiết cho các điều khoản của hợp đồng.

Như vậy, theo các quy định trên, có thể hiểu phụ lục hợp đồng là văn bản được ban hành kèm theo hợp đồng, không thể tách rời hợp đồng và được sử dụng để quy định chi tiết hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong hợp đồng.

2. Phân loại phụ lục hợp đồng

Cũng theo Điều 403, Bộ Luật Dân sự: "Điều 403. Phụ lục hợp đồng

1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng."

Đồng thời, tại Điều 22, Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định như sau:

"Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động

1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực."

Theo các quy định về phụ lục hợp đồng nêu trên, có 2 trường hợp ký phụ lục hợp đồng:

  • Phụ lục hợp đồng quy định chi tiết: Một số hợp đồng chỉ nêu ngắn gọn các điều khoản nên thường phải kèm theo phụ lục để giải thích, quy định chi tiết các điều khoản của hợp đồng. Nội dung của phụ lục không được trái với nội dung của hợp đồng.
  • Phụ lục hợp đồng sửa đổi, bổ sung: Trường hợp sau khi ký kết hợp đồng, hai bên muốn sửa đổi, thay đổi một số điều khoản trong hợp đồng thì có thể ký phụ lục hợp đồng.

Công văn đề nghị bổ sung phục lục hợp đồng năm 2024

Có 2 trường hợp ký phụ lục hợp đồng.

3. Một số quy định quan trọng về phụ lục hợp đồng

Để nắm rõ những quy định pháp luật về phụ lục hợp đồng, các bên tham gia ký kết cần lưu ý một số vấn đề sau.

Hiệu lực của phụ lục hợp đồng

Căn cứ theo Điều 403, Bộ Luật dân sự năm 2015, phụ lục hợp đồng được quy định có hiệu lực tương đương với hợp đồng. Vì phụ lục hợp đồng được ban hành kèm theo hợp đồng, vì vậy hiệu lực của phụ lục hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng.

Nội dung của phụ lục hợp đồng

Cũng theo Điều 403, Bộ Luật Dân sự:

“Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”

Vì phụ lục hợp đồng là một phần của hợp đồng nên nếu nội dung của phụ lục hợp đồng trái với hợp đồng thì phụ lục hợp đồng sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Lưu ý: Trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, tuy nhiên nếu hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần thì phụ lục hợp đồng cũng sẽ bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu trong hợp đồng.

Phụ lục hợp đồng được ký tối đa bao nhiêu lần?

Căn cứ theo Điều 33, Bộ Luật Lao động năm 2019:

"Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết."

Công văn đề nghị bổ sung phục lục hợp đồng năm 2024

Pháp luật không quy định số lần tối đa ký phụ lục hợp đồng.

Như vậy, pháp luật không quy định phụ lục hợp đồng có thể ký tối đa bao nhiêu lần. Vì vậy, khi các bên đạt được thống nhất về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng hoặc các điều khoản của hợp đồng thì có thể ký kết phụ lục hợp đồng.

Trên đây Thái Sơn đã đưa ra một số quy định quan trọng về phụ lục hợp đồng. Khi ký kết hợp đồng kèm theo phụ lục hợp đồng, các bên cần lưu ý các vấn đề về hiệu lực, nội dung và các quy định để đảm bảo phụ lục hợp đồng hợp lệ, hợp pháp.

Phụ lục hợp đồng khác gì với hợp đồng?

Hợp đồng phụ là một hợp đồng riêng biệt tách khỏi hợp đồng chính và có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Còn phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng, hiệu lực của nó như hiệu lực của hợp đồng mà nó kèm theo.

Phụ lục của hợp đồng lao động là gì?

Theo đó, phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận không thể tách rời, dùng để quy định chi tiết hoặc sửa đổi một số điều khoản trong hợp đồng lao động.

Tại sao có phụ lục hợp đồng?

Về mặt nội dung, phụ lục hợp đồng có ý nghĩa làm cho các điều khoản trong hợp đồng trở nên rõ ràng hơn, nội dung của phụ lục không được trái với nội dung của hợp đồng chính.

Phụ lục hợp đồng được ký bao nhiêu lần?

Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động chỉ được ký kết phụ lục hợp đồng tối đa 01 lần để sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động và phải đảm bảo không làm thay đổi loại hợp đồng đã ký.