Công thức tính khối lượng dung dịch sau phản ứng

Công thức tính khối lượng dung dịch là kiến thức hóa học quan trọng. Nhưng vẫn có rất nhiều em học trên lớp mà vẫn chưa nắm vững được cách tính. Do vậy bài viết hôm nay Góc Hạnh Phúc sẽ tổng hợp kiến thức, cách tính và bài tập tính khối lượng dung dịch. Cùng đọc bài viết dưới đây nhé.

Tham khảo: Công thức tính khối lượng nguyên tử và bài tập có lời giải

Công thức tính khối lượng dung dịch sau phản ứng

Khái niệm về khối lượng dung dịch

Dung dịch là bao gồm chất tan và dung môi. Khi chất tan càng nhiều trong một lượng dung môi cố định thì nồng độ càng cao hơn. Nồng độ sẽ đạt giá trị cao nhất ở những điều kiện môi trường nhất định khi dung dịch bão hóa, có thể hiểu là chất tan không thể hòa tan thêm vào dung dịch.

Khi mà chất tan được cho thêm vào một lượng dung dịch đã bão hòa thì nó sẽ không tan nữa mà sẽ xảy ra hiện tượng phân tử bị kết tinh dẫn đến những pha đồng tồn tại hoặc tạo thành huyền phù. Ngoài ra, điểm bão hòa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhiệt độ môi trường, bản chất hóa học của dung môi và chất tan.

Công thức tính khối lượng dung dịch

Có 3 công thức tính khối lượng dung dịch như sau:

Công thức 1: Công thức tính khối lượng dung dịch bằng khối lượng chất tan cộng với khối lượng dung môi

mdd = mct + mdm

Công thức 2: Khối lượng dung dịch bằng khối lượng chất tan nhân 100 rồi chia nồng độ phần trăm của dung dịch.

mdd = (mct.100)/ C%

Công thức 3: Khối lượng dung dịch bằng thể tích dung dịch nhân với khối lượng riêng của dung dịch.

mdd = Vdd.d

Công thức tính khối lượng dung dịch sau phản ứng

Trong đó: mdd là khối lượng dung dịch

                mct là khối lượng chất tan

                mdm là khối lượng dung môi

                C% là nồng độ % của dung dịch

                Vdd là thể tích dung dịch (ml)

                d là khối lượng riêng của dung dịch (g/ml)

Xem thêm: Công thức tính NPV và IRR có ví dụ minh họa

Bài tập tính khối lượng dung dịch

Bài tập 1: Hòa tan 20g muối NaCl vào 60g nước. Tính nồng độ phần trăm dung dịch muối thu được?

Lời giải

Ta có: mct = 20g, mdm = 60g

Áp dụng công thức tính khối lượng dung dịch ta được: mdd = 20 + 60 = 80g

Nồng độ phần trăm dung dịch muối thu được là:

C% = (mct/mdd).100% = (20/60).100% = 33,3%

Bài tập 2: Hòa tan 8g NaCl vào nước được dung dịch NaCl 20%. Tính khối lượng dung dịch thu được sau khi pha?

Lời giải

Áp dụng công thức khối lượng dung dịch ta có:

Mdd = (mct.100) / C% = (8.100) / 20 = 40g

Bài tập 3: Tính khối lượng của 150ml dung dịch H2SO4, biết rằng khối lượng riêng của dung dịch là d = 2,13 g/ml

Lời giải

Khối lượng dung dịch là:

Mdd = Vdd x d = 150 x 2,13 = 319,5g

Như vậy, đọc đến đây chắc hẳn các bạn đã nắm vững được công thức và cách tính khối lượng dung dịch. Hãy làm nhiều bài tập để nhớ công thức lâu hơn nhé. Ngoài ra, nếu như gặp phải bài tập khó hoặc vẫn có thắc mắc gì về khối lượng dung dịch thì để lại bình luận bên dưới chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc đó nhanh nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Công thức tính hiệu suất phản ứng hóa học và bài tập có lời giải

Công thức tính thể tích dung dịch và bài tập có lời giải chi tiết

Công thức tính phần trăm khối lượng và bài tập có lời giải

Để nắm được chìa khóa để giải các bài toán khó và đạt điểm cao trong kỳ thi thì các em không thể không biết công thức tính nồng độ phần trăm. Vậy nồng độ phần trăm là gì và tính toán như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các em tìm hiểu kĩ hơn về công thức tính nồng độ phần trăm và các bài tập giúp bạn thành thạo công thức hơn. Ghi nhớ rằng, đây là một trong những công thức cơ bản nhất và quan trọng nhất trong chương trình hóa học.

Bạn đang xem: Cách tính mdd sau phản ứng

Tính khối lượng dung dịch sau phản ứng

Nồng độ phần trăm là gì? Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch ra sao? Tất cả sẽ được VietChem giải đáp qua bài viết sau. Ngoài ra, còn có một số bài tập về tính nồng độ phần trăm giúp bạn đọc có thể nhớ rõ công thức và biết được quy trình giải bài tập thế nào. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Nồng độ là gì?

Nồng độ là thuật ngữ để biểu thị lượng hóa chất có trong một hỗ hợp, hầu hết là dung dịch. Một dung dịch gồm có chất tan và dung môi. Nồng độ có thể được tăng lên bằng cách cho thêm chất tan vào dung dịch hay giảm lượng dung môi và ngược lại tăng thêm dung môi hoặc giảm chất tan nếu muốn làm giảm nồng độ. Khi một dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan nào khác thì được gọi là dung dịch bão hòa, tại điểm đó dung dịch có nồng dộ cao nhất.

Liên quan: tính khối lượng dung dịch sau phản ứng

Một số khái niệm nồng độ thường gặp: nồng độ phần trăm của khối lượng, nồng độ phần trăm của thể tích, nồng độ mol, nồng độ phân tử gam hay nồng độ chuẩn.

Nồng độ phần trăm là gì?

Nồng độ phần trăm của một dung dịch là đại lượng cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch và được ký hiệu là C%. Tương tự ta cũng có thể hiểu nồng độ phần trăm theo thể tích là đại lượng biểu thị số ml chất tan có trong 100ml dung dịch đó.

Công thức tính khối lượng dung dịch sau phản ứng

Nồng độ phần trăm là gì?

>>> Công thức tính độ rượu là gì? Bài tập độ rượu phổ biến nhất

Công thức tính nồng độ phần trăm

Ta có công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch

C% = (mct/mdd) x 100%

Trong đó:

  • C% là nồng độ phần trăm của dung dịch
  • mct là khối lượng chất tan (được tính bằng gam)
  • mdd là khối lượng dung dịch (đơn vị tính: gam): mdd = mdung môi + mchất tan

Từ công thức trên ta có các công thức khác

  • Công thức về tính khối lượng chất tan: mct = (C% x mdd) x 100%
  • Công thức về tính khối lượng dung dịch: mdd = (mct x 100%) x C%

Công thức tính khối lượng dung dịch sau phản ứng

Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng

Cách áp dụng công thức để tính toán nồng độ phần trăm

Với những bài toán tính nồng độ phần trăm (C%) các chất có trong dung dịch sau phản ứng hóa học thì bạn cần lưu ý thực hiện theo thứ tự các bước:

Bước 1: Xác định số chất có trong dung dịch (đặc biệt là số dư của các chất tham gia phản ứng)

Bước 2: Xác định khối lượng dung dịch sau khi phản ứng.

Công thức: mdd= = khối lượng các chất tan cho vào dung dịch + khối lượng dung môi – khối lượng chất kết tủa – khối lượng chất khí

Bước 3: Tìm khối lượng chất tan cần xác định theo công thức m = Mxn

Bước 4: Tính nồng độ phần trăm C% theo công thức đã được nêu ở trên.

Lưu ý khi giải bài tập tính nồng độ phần trăm của dung dịch

  • Cần đọc kỹ đề bài để xác định đầy đủ các thành phần đã cho và những thành phần cần phải thực hiện tính toán
  • Nhớ rõ các công thức để áp dụng đúng
  • Tính toán kỹ lưỡng để có kết quả đúng nhất, tránh phải làm lại nhiều lần.

Có thể giải các bài tập về tính nồng độ phần trăm theo các bước cơ bản sau:

  • Đọc kỹ đề bài xác định ra số chất có trong dung dịch, đặc biệt là các số dư của chất tham gia phản ứng.
  • Tính khối lượng dung dịch sau khi tham gia phản ứng theo công thức:
  • mdd = khối lượng các chất tan cho vào dung dịch + khối lượng dung dịch – khối lượng của chất kết tủa – khối lượng của chất khí.
  • Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch để xác định nồng độ phần trăm.
  • Tính nồng độ phần trăm theo công thức đã cho.

>>> Đương lượng là gì? Cách tính đương lượng gam chính xác nhất

Bài tập tính nồng độ phần trăm có đáp án

Công thức tính khối lượng dung dịch sau phản ứng

Giải bài tập tính nồng độ phần trăm của dung dịch

Bài tập 1: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi hòa tan 10 gam đường vào trong 40 gam nước

Lời giải:

Theo bài ra, ta có:

mdd = 40 +10 = 50 gam (do mdd = mdm + mct)

Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm ta được

C% = (mct/mdd) x 100 = (10/50) x 100 = 20%

Vậy nồng độ % của dung dịch thu được là 20%.

Bài tập 2: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi hòa tan hết 20 gam NaCl vào 40 gam nước.

Lời giải:

Ta có: mdd = mct + mdm = 20 + 40 = 60 gam

Vậy C% = (mct/mdd) x 100 = (20/60) x 100 = 33,3 %

Bài tập 3: Hòa tan 20 gam muối vào nước thu được dung dịch có nồng độ 10 %. Hãy:

a) Xác định khối lượng dung dịch nước muối thu được

b) Xác định khối lượng nướ cần cho sự pha chế

Lời giải:

a) Từ công thức tính C% ta có:

Mdd = (mmuối x 100%)/C% = (20×100%)/10% = 200 (g)

Vậy khối lượng dung dịch nước muối thu được là 200g

b) Ta có công thức: mnước = mdd – mmuối = 200 – 20 = 180 (g)

Vậy cần 180g nước để pha chế

Bài tập 4: Hãy xác định khối lượng của NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15%

Lời giải:

Áp dụng công thức ta được:

mNaOH = (C% x mdd)/100 = (15% x 200)/100% = 30 (g)

Vậy khối lượng của NaOH là 30 gam

Bài tập 5: Hòa tan 3,9 gam kali vào trong 36,2 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được

Lời giải:

PTPƯ:

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Vậy số mol của K = 3,9/39 = 0,1

⇒ số mol KOH = 0,1 và mol H2O = 0,05

Theo cân bằng phương trình ta có:

mdd = mK + mH2O – mH2 = 3,9 + 36,2 – (0,05 x 2) = 40 gam

Áp dụng công thức tính C% = (mct/mdd) x 100% = [(0,1 x 56)/40] x 100% = 14%

Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là 14%

Bài tập 6: Cho 100g SO3 vào 500ml dung dịch H2SO4 17% (D = 1,12 g/ml). C% dung dịch H2SO4 thu được sau phản ứng là bao nhiêu?

A. 31%

B. 33%

C. 37%

D. 39%

Bài tập 7: Khối lượng CuSO4 ngậm 5 H2O cần cho vào 75g dung dịch CuSO4 14% để được dung dịch CuSo4 34% là bao nhiêu?

A. 53 gam

B. 54 gam

C. 50 gam

D. 51 gam

Bài tập 8: Để có dung dịch KOH 32%, khối lượng nước cần dùng để hòa tan 40g KOH là bao nhiêu?

A. 85g

B. 75g

C. 95h

D. 80g

>>> Tỷ trọng là gì? Ý nghĩa và cách tính tỷ trọng xăng dầu, nước

So sánh nồng độ phần trăm với nồng độ mol

Nồng độ mol của dung dịch là đại lượng cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch và được ký hiệu là CM

Công thức tính nồng độ mol:

CM = n/Vdd

Trong đó:

  • CM: nồng đồ mol
  • n: số mol chất tan
  • Vdd: thể tích dung dịch tính bằng lít

Vd: tính nồng độ mol của dung dịch khi cho 16 gam NaOH vào 200 ml dung dịch.

Đổi: 200 ml = 0,02l

nNaOH = 16/40 = 0,4 mol

Áp dụng công thức: CM = n/Vdd = 0,4/0,2 = 2M

Mối quan hệ giữa nồng độ phần trăm với các nồng độ dung dịch khác.

1. Giữa nồng độ phần trăm và nồng đọ mol

Ta có công thức:

CM = (10 x d x C%) / M

Trong đó:

  • CM: nồng độ mol của dung dịch
  • d: khối lượng riêng của dung dịch
  • C%: nồng độ phần trăm của dung dịch
  • M: khối lượng phân tử chất tan

2. Nồng độ phần trăm và nồng độ đương lượng

CN = (10 x d x C%) / D

Trong đó:

  • CN: nồng độ đương lượng
  • D: đương lượng gam
  • d: khối lượng riêng của dung dịch
  • C%: nồng độ phần trăm của dung dịch

Tính toán tỷ lệ phần trăm tập trung

Tỷ lệ phần trăm nồng độ sẽ cho chúng ta biết có bao nhiêu thành phần hoạt chất cụ thể trong một giải pháp tổng thể.

Với nồng độ phần trăm được biểu thị qua các con số như: 1:100; 1:200;… có thể được chuyển đổi thành một phần bằng cách đặt số ở dưới lên trên.

Ta có bảng hướng dẫn sau:

Tan Dung môi Kiểu V / V 1 ML 100 ML Tỷ lệ phần trăm khối lượng (chất lỏng) W / W 1 GM 100 GM Tỷ lệ phần trăm trọng lượng (khô) W / V 1 GM 100 ML Tỷ lệ phần trăm khối lượng / khối lượng

Trên đây là công thức tính nồng độ phần trăm và một số bài tập liên quan VietChem đã tổng hợp, hy vọng giúp bạn đọc có thể áp dụng phục vụ cho học tập và trong các kỳ thi. Nếu còn thắc mắc hay muốn giải đáp các bài tập khác, bạn đọc có thể nhắn tin qua website hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết, VietChem sẽ hỗ trợ một cách nhanh nhất. Truy cập banmaynuocnong.com để tham khảo thêm nhiều công thức hóa học với các bài tập vận dụng khác.

Tìm kiếm liên quan:

– Công thức chuyển đổi nồng độ mol sang nồng độ phần trăm

– Công thức liên hệ giữa nồng độ mol và nồng độ phần trăm

Danh mục: Tin Tức

Nguồn: https://banmaynuocnong.com