Con sốt bao nhiêu độ thì dùng miếng dán năm 2024

Ngày 10/10 vừa rồi con em tiêm mũi 2 5in1 nhưng đến tối cháu mới bắt đầu sốt, cao nhất là 38,5 độ nhưng em không cho bé uống thuốc chỉ dùng miếng dán hạ sốt. Vậy bác sĩ cho em hỏi dùng miếng dán hạ sốt cho bé sốt 38,5 độ sau tiêm mũi 2 5in1 có ảnh hưởng gì không?

Rất mong bác sĩ tư vấn, em cảm ơn!

Lê Ngọc (1993)

Trả lời

Chào bạn!

Với câu hỏi “Dùng miếng dán hạ sốt cho bé sốt 38,5 độ sau tiêm mũi 2 5in1 có ảnh hưởng gì không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt của bé 38,5 độ trở lên (đo nhiệt độ tại nách), còn dưới 38,5 độ dùng miếng dán trán, nới quần áo thoáng không ủ ấm, nếu nhiệt độ không hạ và có xu hướng tăng mới dùng thuốc hạ sốt. Con bạn chưa cần dùng hạ sốt mới dùng miếng dán trán đã có hiệu quả, chú ý thêm cho con bạn bú đầy đủ vì khi sốt tiêu thụ năng lượng và nước cao hơn bình thường. Đây cũng là nguyên tắc chung để xử trí trẻ sốt nói chung không chỉ sốt do tiêm chủng

Nếu bạn còn thắc mắc về việc dùng miếng dán hạ sốt cho bé sốt 38,5 độ sau tiêm mũi 2 5in1, bạn có thể đưa bé đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

XEM THÊM:

  • Bé 2 tháng tuổi sốt sau tiêm HiB có sao không?
  • Bệnh uốn ván nguy hiểm thế nào?
  • Bệnh bạch hầu: Đường lây truyền, biểu hiện lâm sàng và cách phòng bệnh

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Sử dụng miếng dán hạ sốt có tốt không? Trẻ sơ sinh thì có nên dùng miếng dán hạ sốt hay không và dùng trong trường hợp nào... là những băn khoăn của hầu hết các ông bố bà mẹ khi có con bị sốt? Vậy đâu là giải pháp đúng, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Miếng dán hạ sốt nên dùng trong trường hợp nào?

Khi trẻ sốt, thông thường chúng ta sẽ có hai cách để hạ sốt cho trẻ. Cách thứ nhất là dùng thuốc hạ sốt, cách thứ hai là làm mát từ bên ngoài cơ thể, như là lau người bằng nước ấm, đắp khăn ấm lên trán, nách, bẹn... của trẻ hoặc đơn giản hơn cả là chúng ta có thể dùng miếng dán hạ sốt có bán sẵn trên thị trường. Tuy nhiên sử dụng miếng hạ sốt như thế nào là đúng, dán ở vị trí nào sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn?

Theo bác sỹ Đào Ngọc Hoa, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hồng Ngọc thì miếng dán hạ sốt không có tác dụng hạ nhiệt trong toàn cơ thể vì nó không chứa thuốc hạ sốt nhưng nó có tác dụng để làm thân nhiệt của chúng ta giảm xuống giống như chúng ta sử dụng khăn chườm vậy. Nó có bản chất là một cái hydrogen, không tan ở trong nước, có tác dụng để làm mát cho cơ thể. Nhưng chúng ta chú ý đối với em bé dưới 3 tháng tuổi thì không nên dùng loại chứa tinh dầu bạc hà vì không tốt cho đường hô hấp của em bé. Khi chúng ta dán tấm hạ nhiệt đấy chúng ta có thể dán vào gáy, vào nách, vào bẹn hoặc dán vào khoeo chân, khoeo tay, ở những chỗ có mạch máu lớn vì chúng ta biết rằng nguyên tắc của tấm dán hạ sốt đấy chính là truyền nhiệt, ở những chỗ nách, bẹn, đấy là những chỗ có mạch máu lớn, khi chúng ta dán những chỗ có mạch máu lớn như vậy thì khả năng truyền nhiệt nó sẽ tốt hơn và tác dụng hạ sốt cũng sẽ tốt hơn.

Như vậy, có thể thấy lợi ích đầu tiên khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ đó là tính tiện lợi. Phụ huynh chỉ cần bóc lớp vỏ, dán miếng dán vào trán, nách hay bẹn của trẻ. Lúc này miếng dán sẽ giúp thoát hơi nước ra khỏi cơ thể theo cơ chế khuếch tán ra ngoài, từ đó mà nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ giảm xuống.

Ngoài ra, miếng dán hạ sốt cũng sẽ phù hợp với những em bé khó uống thuốc, đặc biệt là những em bé hay bị nôn trớ... Thêm vào đó, khả năng làm mát kéo dài từ 8-10 tiếng cũng là một trong những đặc tính được phụ huynh an tâm lựa chọn.

Lưu ý cho cha mẹ khi dùng miếng dán hạ sốt

Với trẻ sơ sinh thì da của trẻ vô cùng non nớt, nhạy cảm, do vậy mẹ cũng cần lựa chọn những sản phẩm của các nhà sản xuất có uy tín, có độ an toàn cao, không chứa chất gây kích ứng cho da của trẻ và phần gel để dán lên da cũng không quá dính chắc vì khi gỡ ra sẽ làm cho bé bị đau.

Con sốt bao nhiêu độ thì dùng miếng dán năm 2024

Cha mẹ nên lựa chọn miếng dán hạ sốt của nhà sản xuất uy tín

Cha mẹ cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm về cách dùng, thời gian và đối tượng sử dụng; đồng thời cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhi về việc sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ. Thêm vào đó, các bậc phụ huynh cũng không được dán miếng dán hạ sốt vào vị trí tiêm chủng hoặc vùng da bị tổn thương;

Nếu bé có tiền sử dị ứng hoặc gặp các vấn đề về hô hấp thì không nên sử dụng miếng dán hạ sốt để tránh gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm. Và các mẹ cũng lưu ý không lấy hạt làm mát ra ngoài vì hạt có thể bị vỡ và nước trong hạt bắn vào mắt và cũng tránh để trẻ tiếp xúc, ăn hoặc dính vào mũi, miệng.

Hơn nữa, các mẹ cũng nên chú ý, nếu trẻ sốt cao trên 38,5°C, ngoài việc dùng miếng dán hạ sốt cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp với cân nặng và lứa tuổi. Khi trẻ sốt cao liên tục 2-3 ngày hoặc kèm theo nhiều biểu hiện khác như mệt mỏi, quấy khóc, nôn trớ, ho, khó thở... thì cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ sớm, để tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Con sốt bao nhiêu độ thì dùng miếng dán năm 2024

Khi trẻ sốt cao liên tục kèm theo nhiều biển hiện khác nên đưa trẻ đến bác sỹ sớm

Cha mẹ cũng cần theo dõi trẻ trong quá trình dùng miếng dán hạ sốt, nếu có triệu chứng kích ứng thì hãy ngưng sử dụng ngay và gặp bác sỹ để được khám và chữa trị.

Với những người có con nhỏ thì ác mộng với họ là chăm con sốt. Ngoài việc bé mệt mỏi, quấy khóc thì thì các mẹ cũng không được yên giấc mỗi đêm vì phải thức trông chừng con, chườm mát cho con, kiểm tra thân nhiệt... Nhưng từ khi miếng dán hạ sốt ra đời thì việc chăm sóc bé khi sốt của các mẹ cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Miếng dán hạ sốt chỉ việc dán vào trán, thậm chí có thể cắt đôi ra để dán vào nách, bẹn... giúp thân nhiệt của bé trở lại bình thường. Thế nhưng việc sử dụng cũng phải tùy từng trường hợp và tuân thủ các lưu ý như chúng tôi vừa đề cập đến nhé! Chúc các bậc cha mẹ luôn là những “thầy thuốc tại gia” thông thái và chăm sóc bé yêu nhà mình thật khoa học, đúng cách.

Miếng dán hạ sốt bao lâu thay 1 lần?

Thông thường, miếng dán sẽ được dán trong vòng 10 giờ đồng hồ khi bị sốt. Bài viết trên nêu rõ công dụng và cách sử dụng miếng dán hạ sốt cho phụ huynh. Hy vọng, bạn sẽ hiểu rõ và dùng dán hạ sốt sau khi được uống đủ liều lượng thuốc.

Tại sao không nên dùng miếng dán hạ sốt?

Tác hại khi sử dụng miếng dán hạ sốt Trong khi đó, miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh, tác dụng giảm thân nhiệt cho trẻ rất hạn chế; Gây biến chứng nặng nề do sốt: Khả năng hạ sốt của miếng dán rất hạn chế. Vì vậy, nếu trong trường hợp trẻ sốt cao mà phụ huynh chỉ dùng miếng dán hạ sốt thì sẽ vô tác dụng.

Sốt bao nhiêu đó thì dùng miếng dán hạ sốt?

Theo các chuyên gia y tế nên dùng miếng dán hạ sốt khi trẻ sốt từ 37,5 - 38,5 °C. Nếu trẻ sốt từ 38,5 °C trở lên thì cần sử dụng thuốc để hạ sốt nhanh cho trẻ nhằm hạn chế nguy cơ gây biến chứng co giật, suy hô hấp do sốt cao.

Miếng dán hạ sốt Sakura dân bao lâu?

Miếng dán có hiệu quả làm mát liên tục trong 10 tiếng. Mỗi miếng dán lạnh chỉ sử dụng một lần. Khi mở túi, miếng dán lạnh phải được dùng ngay. Không dán miếng dán lạnh lên mắt, niêm mạc, vùng da bị tổn thương.