Chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc

Ngày nay, số lượng người mắc bệnh đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng nhanh, đây là tình trạng đáng báo động, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Trong đó, bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin phổ biến hơn cả. Vậy người bệnh sẽ điều trị bằng phương pháp nào?

1. Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin

Đái tháo đường là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, đây là một dạng rối loạn chuyển hóa carbohydrate, nguyên nhân gây bệnh là do glucose trong máu tăng quá cao. Đây là bệnh đái tháo đường Type 2, gặp ở độ tuổi trưởng thành , lứa tuổi hay hặp gặp là tuổi trung niên.

Khi mắc bệnh đái tháo đường type 2, cơ thể bệnh nhân vẫn sản sinh insulin

Đặc biệt, bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là vấn đề khá nhiều người đang phải đối mặt, đây chính là đái tháo đường type 2. Đối với dạng bệnh này, cơ thể của bệnh nhân vẫn sản sinh ra insulin, nhưng cơ thể lại không sử dụng được Insulin 1 cách hoàn hảo. Đó là lý do vì sao đái tháo đường type 2 là được gọi là dạng không phụ thuộc insulin.

Trên thực tế, đa phần bệnh nhân đái tháo đường type 2 đều ở trong độ tuổi trung niên, rất ít người thuộc nhóm thanh thiếu niên. Tốt nhất, nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nên thường xuyên theo dõi và đi kiểm tra sức khỏe.

2. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường type 2 có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với sức khỏe, chính vì vậy mọi người khá quan tâm tới các yếu tố gây bệnh. Dựa vào thông tin này, chúng ta có thể chủ động chăm sóc sức khỏe, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin.

Như đã phân tích ở trên, người ngoài 40 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 rất cao. Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn khuyến khích người thuộc độ tuổi trung niên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin thường xảy ra ở người trong độ tuổi trung niên

Bên cạnh đó, tình trạng đái tháo đường type 2 thường xảy ra ở người thừa cân, béo phì, kể cả trẻ em. Chế độ sinh hoạt kém khoa học, ít vận động thể dục thể thao cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành các dạng bệnh đái tháo đường. Để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh, chúng ta nên xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh hơn, duy trì cân nặng vừa phải, hạn chế tình trạng thừa cân…

Đặc biệt, bệnh nhân có tiền sử bị tăng huyết áp, tăng mỡ máu hoặc các chị em phụ nữ từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cẩn trọng. Các bác sĩ cho biết đây là nhóm đối tượng rất dễ bị đái tháo đường type 2.

Nếu gia đình có người thân bị bệnh đái tháo đường, bạn nên theo dõi sức khỏe thường xuyên, kịp thời phát hiện triệu chứng bệnh. Bởi vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin có khả năng di truyền khá cao.

3. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2

Nhiều người thắc mắc: làm thế nào để phát hiện kịp thời bệnh đái tháo đường type 2? Ngày nay, với sự phát triển của y học, nhiều kỹ thuật hiện đại được áp dụng trong chẩn đoán bệnh và cho kết quả khả quan. Đối với người nghi mắc đái tháo đường type 2, bác sĩ thường chỉ định tiến hành xét nghiệm Hemoglobin để kiểm tra lượng đường huyết trong máu. Thông thường, kết quả xét nghiệm sẽ phản ánh mức đường huyết của bạn trong vòng 2 đến 3 tháng trở lại đây.

Bệnh nhân cần xét nghiệm để kiểm tra lượng đường trong máu

Cụ thể, người có kết quả chỉ số xét nghiệm HbA1c trên 6.5% được chẩn đoán bị tiểu đường, để xác định xem họ có mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin hay không, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số kiểm tra chuyên sâu.

Nếu như, kết quả kiểm tra trong khoảng 5,7% - 6,4%, chúng ta thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh và cần chăm sóc, theo dõi sức khỏe định kỳ. Những người có kết quả dưới 5,7% được chẩn đoán sức khỏe bình thường, không cần lo lắng về nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

4. Giải đáp thắc mắc: điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin như thế nào?

Việc điều trị bệnh tiểu đường là vô cùng cần thiết, nhờ vậy bệnh nhân sẽ giảm nguy cơ gặp biến chứng liên quan tới hệ tim mạch, thần kinh… Đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin, cần phối hợp điều trị thuốc và dinh dưỡng phù hợp. Trong đó giai đoạn tiền ĐTĐ dinh dưỡng chiếm 60 - 70%.

Trong đó, Metformin là loại thuốc được sử dụng phổ biến và cho hiệu quả tương đối tốt. Song song đó, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ và kết hợp dùng thuốc Byetta, Victoza hoặc Bydureon để cơ thể đáp ứng với insulin hiệu quả hơn. Đây đều là dược phẩm kê đơn, bệnh nhân phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chứ không được tự ý dùng thuốc, tránh những phản ứng phụ ngoài ý muốn.

Điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin là cách duy nhất để ngăn ngừa các biến chứng xấu

Hiện nay, nhiều người bệnh mạn tính được chỉ định tiêm insulin thay vì uống thuốc để nâng cao hiệu quả. Để lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp nhất, chúng ta cần tới bác sĩ và xác định tình trạng sức khỏe hiện tại.

5. Cơ sở điều trị bệnh đái tháo đường type 2

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin thì hãy tham khảo khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với hơn 26 năm kinh nghiệm hoạt động và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn vững vàng, chúng tôi luôn nhận được sự tin tưởng từ khách hàng.

Đặc biệt, chất lượng dịch vụ xét nghiệm của bệnh viện tốt, đảm bảo tính chính xác cao. Hiện nay, chúng tôi đang sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Bên cạnh đó, bệnh viện tự hào là đơn vị đầu tiên nhận chứng chỉ CAP do Hội bệnh học Hoa Kỳ trao cho các phòng LAB đạt chuẩn. Chính vì thế bạn có thể yên tâm về kết quả xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Hiện nay, bệnh viện còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng: tiết kiệm thời gian, không cần phải đi lại, tránh lây nhiễm chéo bệnh trong mùa dịch, nhanh chóng, chính xác. Vì vậy, những gia đình có trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai cần kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể đăng ký dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC. Để được bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn kỹ hơn, Quý khách hàng có thể liên lạc tổng đài 1900 56 56 56.

Chất lượng dịch vụ xét nghiệm của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá cao

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mọi người hiểu hơn về bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Đặc biệt, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn tới việc theo dõi, điều trị bệnh nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là 7 sai lầm phổ biến của các bệnh nhân đái tháo đường, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát đường huyết và quá trính điều trị cho các bệnh nhân đó.

1. Đã bị mắc bệnh Đái tháo đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa

Chúng ta biết rằng bệnh Đái tháo đường tiểu đường là do nhiều gen di truyền, lối sống ít vận động và một số yếu tố khác. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường không phải trực tiếp do ăn đường. Khi bị mắc tiểu đường, điều trở ngại lớn nhất là suy nghĩ: Đã bị mắc Đái tháo đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa. Điều đó hoàn toàn sai. Nếu bạn thích ăn bánh ga-tô, hãy thưởng thức chúng, chỉ có điều ăn ít hơn và ăn bánh ga-tô ít thường xuyên hơn mà thôi.

Mọi người mắc Đái tháo đường cũng như người thân thường nghĩ rằng “có một chế độ ăn chuyên biệt dành cho người tiểu đường” và nhất thiết tuân theo chế độ ăn đó. Sự thực thì mọi bệnh nhân tiểu đường chỉ cần tuân theo chế độ ăn khuyến cáo cho tất cả mọi người bình thường khác. Đó là chế độ ăn: nhiều hơn các loại hạt (đậu đỗ, lạc..); nhiều rau; sữa tách bơ; ít đồ béo động vật 4 chân; nên ăn dầu thực vật và cá; ăn đồ ngọt với số lượng vừa phải. 

Khi tuân thủ chế độ ăn khuyến cáo thì không có nghĩa là đường máu sẽ không tăng. Nếu đã ăn uống theo chỉ dẫn của bác sỹ rồi mà đường máu vẫn tăng, bệnh nhân lại cảm thấy mình có lỗi?!. Chế độ ăn đúng đắn chỉ giúp đường máu ổn định hơn mà thôi. Còn để có mức đường máu tốt cần đến nhiều giải pháp khác nữa như tập thể dục, thuốc đúng liều lượng, đúng chủng loại


2. Dùng thuốc Tây là có hại

Trên thực tế, dùng thuốc Tây đều đặn có tác dụng cứu được nhiều người hơn so với không dùng thuốc đều đặn. Người phương Tây không dùng đến Đông y nhiều nhưng bệnh nhân của họ vẫn sống thọ hơn và khỏe mạnh hơn. Thuốc Đông dược không in tác dụng phụ trên đơn nên tạo cảm giác an toàn hơn và còn được quảng cáo quá đà.


3. Tiêm insulin làm bệnh nặng lên hay hết thuốc chữa

Sai. Nếu thực sự tụy không còn sản xuất và tiết ra đủ lượng insulin cần thiết để khống chế đường máu (mặc dù đã được kích thích tối đa bởi các loại thuốc uống hạ đường huyết), thì việc tiêm insulin sẽ giúp khôi phục lại cân bằng lượng đường trong máu. Chúng ta đều biết rằng insulin là chất duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường máu. Khôi phục lại lượng insulin là mấu chốt quan trọng. Nếu làm giảm đường máu trung bình 2mmol/l (hay HbA1c giảm được 1%) sẽ làm giảm biến chứng do bệnh tiểu đường 30%. Thay vì chấp nhận tiêm insulin, nhiều người thường cố ăn kiêng và dùng thuốc uống hạ đường huyết với liều cao và mong đường máu sẽ hạ xuống. Nặng hay nhẹ trong bệnh tiểu đường là do biến chứng của bệnh, không phải do tiêm hay không tiêm insulin.


4. Chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác

Những bệnh nhân này chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác như thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu… vì cho rằng các thuốc này ít quan trọng. 
Theo các nghiên cứu, khoảng 80% bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, rối loạn đông máu… và có tới 70% các bệnh nhân tiểu đường sẽ bị tử vong do các biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não). Vì vậy, nếu chỉ kiểm soát tốt đường huyết đơn thuần sẽ không làm giảm được nhiều tỷ lệ biến chứng và tử vong.


5. Chỉ kiểm tra đường huyết trước khi ăn sáng

Ước tính có tới 90% số bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú không hề được đo đường huyết sau ăn để rồi phàn nàn rằng tại sao đường huyết của họ khá tốt mà vẫn bị nhiều biến chứng… Lý do là vì họ quên kiểm soát đường huyết sau ăn mà theo các nghiên cứu, những người bị tăng đường huyết sau ăn 2 giờ sẽ có nguy cơ gây biến chứng tim mạch nhiều hơn tăng đường huyết lúc đói. 


6. Không thử đường huyết lúc bị đói

Theo phản xạ thì chỉ khi có cảm giác đói thì bệnh nhân mới nghĩ đến việc hạ đường huyết và sẽ ăn ngay để cứu vãn tình hình. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cảm giác đói đó có thể là hiện tượng “đói giả”. 
Hiện tượng này hay xảy ra ở những người có đường huyết cao trong thời gian dài, và khi được điều trị đưa đường huyết xuống gần mức bình thường thì họ có cảm giác như bị hạ đường huyết thực sự nhưng thường ở mức nhẹ (đói, cồn cào dạ dày). Vì thế người bệnh nên đo đường huyết trước khi quyết định có cần ăn thêm hay không. 


7. Không nắm được mục tiêu điều trị

Nhiều bệnh nhân rất lo lắng khi đường huyết (trước ăn) lên đến 7mmol/l, một số khác lại cho rằng đường huyết ở mức 4-5mmol/l là rất tốt. Theo Hội Đái tháo đường Hoa kỳ thì mục tiêu đường huyết của các bệnh nhân đái tháo đường lúc đói là 4-7,2mmol/l, sau ăn 2h là < 10 mmol/l, HbA1c <7% ở người Đái tháo đường trẻ tuổi chưa có biến chứng nặng; còn đối với người cao tuổi (≥65 tuổi), mắc nhiều biến chứng và bệnh kèm thì mức đường huyết cao hơn. 

Video Đài Tháo Đường và những sai lầm khi điều trị 


BS.CKII Hoàng Ngọc Thọ – Khoa Nội Tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.


>>[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Đái tháo đường ở trẻ

>>[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Bệnh lý Đái tháo đường

>> Tác dụng phụ của thuốc điều trị Đái Tháo Đường

>>[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Đái tháo đường thai kì

>>[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Vận động đúng cách đối với bệnh nhân đái tháo đường

Video liên quan

Chủ đề