Chiến lược tăng trưởng là gì

Là các chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào việc cải tiến các sản phẩm hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ yếu tố nào.

Khi theo đuổi chiến lược này doanh nghiệp hết sức cố gắng để khai thác mọi cơ hội có được về các sản phẩm dịch vụ hiện đang sản xuất, kinh doanh hoặc thị trường hiện đang tiêu thụ, cung ứng bằng cách thực hiện tốt hơn các công việc mà họ đang tiến hành.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành xem đây là chiến lược chủ đạo giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa những khả năng tiềm tàng trong nội bộ và khai thác triệt để các cơ hội thị trường bên ngoài. Những doanh nghiệp thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung thường phát triển trong nội bộ, họ không thích mua lại các doanh nghiệp cùng ngành khác.

Trong thực tế chiến lược này phù hợp với những ngành kinh doanh còn có khả năng khai thác thị trường, nhãn hiệu hàng hoá có uy tín, sản phẩm có khả năng cải tiến và/ hoặc đa dạng hoá mẫu mã.

Chiến lược tăng trưởng tập trung thường có 3 loại

1- Thâm nhập thị trường:

Là chiến lược tìm cách làm tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có trong các thị trường hiện có bằng các nỗ lực mạnh mẽ trong công tác Marketing.

* Với chiến lược này các doanh nghiệp sẽ làm tăng thị phần bằng các cách:

- Tăng sức mua sản phẩm của khách hàng

Doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm thường xuyên hơn và sử dụng nhiều hơn bằng cách

Khác biệt hoá sản phẩm

Cải tiến mẫu mã chất lượng hay tìm ra các ứng dụng mới của sản phẩm

- Lôi kéo khách hàng từ đối thủ cạnh tranh bằng cách chú trọng 1 trong các khâu của công tác Marketing như

Về sản phẩm

Về giá

Khuyến mại 

Phát triển kênh tiêu thu hay chú trọng dịch vụ hậu bán hàng

* Chiến lược thâm nhập Thị trường để tăng trưởng được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Khi các thị trường hiện tại không bị bão hoà với những sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

- Khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp tăng.

- Khi thị phần của các đối thủ cạnh tranh chính giảm trong khi doanh số toàn ngành tăng.

- Khi sự tương quan giữa doanh thu và chi phí tiếp thị là cao (nghĩa là chi phí tiếp thị tăng => doanh thu, lợi nhuận phát triển).

2- Phát triển thị trường:

Là chiến lược tìm cách tăng trưởng bằng con đường thâm nhập vào các thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hiện doanh nghiệp đang sản xuất hay cung ứng

* Với chiến lược này doanh nghiệp có thể phát triển thị trường bằng các cách như:

- Tìm kiến các thị trường trên địa bàn hoàn toàn mới

Khi phát triển thị trường mới chúng ta cần cân nhắc tới những điều kiện về cơ hội,

đe doạ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh hiện tại từ đó phát hiện ra:

+ Liệu có rào cản nào hay không và

+ Chi phí để ra nhập như thế nào

Do vậy các doanh nghiệp cần nỗ lực trong công tác Marketing như

+ Tìm kiếm các nhà phân phối

+ Mở rộng các lực lượng bán hàng ...

- Tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm:

Nhiều sản phẩm có rất nhiều công dụng mà doanh nghiệp có thể khai thác và mỗi công dụng mới đó có thể tạo ra thị trường hoàn toàn mới đồng thời giúp doanh nghiệp kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.

- Tìm khách hàng mục tiêu mới: Khi thiết kế sản phẩm ban đầu nhiều doanh nghiệp chỉ hướng đến một hoặc vài đối tượng là khách hàng mục tiêu. Trong quá trình phát triển các nhà quản trị Marketing, người bán hàng phát hiện ra những đối tượng khác cũng có nhu cầu đối với sản phẩm này thông qua các cuộc khảo sát thị trường có chủ đích hoặc tình cờ.

Ví dụ: Khi thiết kế quần Jean khách hàng mục tiêu mà Levi hướng đến là phái nam nhưng khi phát hiện phái nữ cũng sử dụng sản phẩm này Levi đã phát triển các chương trình quảng cáo sản phẩm hướng đến cả phái nữ.

* Chiến lược phát triển thị trường để tăng trưởng được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Khi các kênh phân phối mới đã sẵn sàng có hiệu quả. - Khi vẫn còn các thị trường mới chưa bão hoà.

- Khi doanh nghiệp có sẵn điều kiện mở rộng SXKD.

3- Phát triển sản phẩm:

Là chiến lược tìm cách tăng trưởng thông qua việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới để tiêu thụ trên các thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.

* Với chiến lược này doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm mới bằng cách tập trung vào các sản phẩm riền biệt hoặc 1 nhóm sản phẩm

- Phát triển các sản phẩm riêng biệt:

Cải tiến các tính năng sản phẩm là cách tạo sản phẩm mới bằng cách bổ sung thay thế các tính năng của sản phẩm cũ theo hướng an toàn và tiện lợi hơn

Cải tiến về chất lượng với mục đích làm tăng độ tin cậy, tốc độ hay độ bền và các tính năng khác. Đối với nhiều loại sản phẩm cải tiến chất lượng cũng có nghĩa là tạo ra nhiều phẩm cấp chất lượng khác nhau để phục vụ các nhóm khách hàng có nhu cầu khác nhau.

Cải tiến về kiểu dáng như thay đổi về mầu sắc, bao bì...

Thêm các mẫu mã mới

- Phát triển các danh mục sản phẩm

Kéo dãn cơ cấu mặt hàng

• Kéo xuống phía dưới: Bổ sung các mẫu mã sản phẩm có tính năng tác dụng đặc trưng chất lượng kém hơn. Trường hợp này thường xảy ra khi doanh nghiệp đã sản xuất cơ cấu mặt hàng đang ở đỉnh điểm của thị trường, đáp ứng cầu của các nhóm khách hàng có thu nhập cao, có yêu câù cao về chất lượng. Doanh nghiệp lựa chọn chiến lược này nhằm đáp ứng cầu của các nhóm khách hàng có yêu cầu chất lượng thấp hơn, giá rẻ hơn.

• Kéo lên phía trên: Bổ sung các mẫu mã sản phẩm có tính năng tác dụng đặc trưng chất lượng cao hơn

• Kéo về cả lên phía trên và xuống phía dưới

Lấp kín cơ cấu mặt hàng bằng cách tăng thêm số danh mục mặt hàng trong cơ cấu mặt hàng hiện tại với mục đích làm cho khách hàng thấy được cái mới khác biệt với sản phẩm cũ 

Hiện đại hoá cơ cấu mặt hàng với các điều chỉnh mới nhằm đổi mới kiểu dáng hoặc đưa thêm các tiến bộ khoa học kỹ thuật - Tuy nhiên cách này rất tốn kém.

* Chiến lược này được áp dụng khi:

- Khi doanh nghiệp có những sản phẩm thành công đang ở trong giai đoạn chín muồi của vòng đời sản phẩm.

- Khi doanh nghiệp cạnh tranh trong 1 ngành có đặc điểm là có những phát triển công nghệ nhanh chóng.

- Khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn với giá cạnh tranh.

- Khi doanh nghiệp có khả năng nghiên cứu và phát triển đặc biệt mạnh. 

Nguồn: Ths. Lê Thị Bích Ngọc (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)  

In addition to cookies that are strictly necessary to operate this website, we use the following types of cookies to improve your experience and our services: Functional cookies to enhance your experience (e.g. remember settings), Performance cookies to measure the website's performance and improve your experience, Advertising/Targeting cookies, which are set by third parties with whom we execute advertising campaigns and allow us to provide you with advertisements relevant to you,  Social media cookies, which allow you to share the content on this website on social media like Facebook and Twitter.

You may withdraw your consent to cookies at any time once you have entered the website through a link in the privacy policy, which you can find at the bottom of each page on the website.

Review our cookie policy for more information.

Customize cookies

I decline optional cookies

Xác định bối cảnh thị trường là một phần khoa học và một phần nghệ thuật. Nó bắt đầu bằng một phân tích về cách xác định công việc kinh doanh của doanh nghiệp, có tính đến các yếu tố động lực học của ngành. 

Điều quan trọng là không dựa vào các định nghĩa thông thường về ngành của doanh nghiệp, mà thay vào đó, áp dụng một cách tiếp cận có tính phân tích hơn. Tận dụng bốn yếu tố: khách hàng, chi phí, năng lực và sự cạnh tranh. Nhưng phân tích chúng thông qua lăng kính đổi mới và hiểu rõ các động lực đột phá, chẳng hạn như công nghệ. Điều này không chỉ làm tăng thêm sự phức tạp mà còn giúp xây dựng một góc nhìn hữu ích hơn về doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh.  

Ba lĩnh vực đổi mới công nghệ ảnh hưởng đến bốn yếu tố trên là:  

Công nghệ thông tin - Việc giới thiệu thu thập, lưu trữ, phân tích và phân phối dữ liệu ở quy mô lớn đã ảnh hưởng đến nhiều ngành. Ngày nay, tất cả các doanh nghiệp đều có quyền tiếp cận thông tin ngày càng phức tạp khi thực hiện đánh giá thị trường và công việc kinh doanh của riêng họ. Ví dụ: một công ty điện thoại di động có thể sử dụng dữ liệu để thực hiện phân khúc các khách hàng tiềm năng và marketing mục tiêu phù hợp. 

Công nghệ sản phẩm - Phát triển sản phẩm là một lĩnh vực cải tiến công nghệ sâu sắc. Ví dụ, công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường bơm insulin, với những cải tiến, chẳng hạn như giảm kích thước, nâng cao tuổi thọ pin và cải thiện hiệu quả. 

Công nghệ mô hình kinh doanh - Những công nghệ này dành riêng cho chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Một số ví dụ về công nghệ mô hình kinh doanh bao gồm công nghệ drone (thiết bị bay không người lái) và tác động đối với các công ty phân phối, hoặc in 3D và tác động của nó đối với các quy trình sản xuất.  

Hiểu cách các công nghệ này ảnh hưởng đến khách hàng, chi phí, năng lực và sự cạnh tranh trong ngành của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá những gì doanh nghiệp cần làm để có được lợi thế cạnh tranh mang lại sự tăng trưởng.