Chỉ số d a r là gì tài chính năm 2024

Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu được tính bằng cách chia tổng nợ cho vốn chủ sở hữu:

DER = Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu

Trong đó nợ của doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn . Vốn chủ sở hữu hay vốn cổ phần của cổ đông gồm cổ phần thông thường, cổ phần ưu đãi, các khoản lãi phải trả và nợ ròng.

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực mà công ty hoạt động. Ví dụ, các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn thì Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu có xu hướng cao hơn, trong khi các công ty dịch vụ thì Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu thường thấp hơn.

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.

Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ tỷ lệ nợ (và một số chỉ số tài chính khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không.

Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.

Một điểm cần lưu ý là khi xem báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam, bạn có thể thấy một số doanh nghiệp có tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao, có khi lên đến cả chục lần, nhất là các doanh nghiệp nhà nước có tham gia kinh doanh bất động sản. Trong thuyết minh báo cáo tài chính thông tin này được lý giải là công ty đã triển khai nhiều dự án bất động sản có hiệu quả kinh tế cao. Do phần vốn nhà nước hạn chế, doanh nghiệp đã huy động thêm nguồn vốn kinh doanh từ các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ chung cư để thực hiện các dự án này. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành về chế độ và nội dung báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp thì các khoản thu từ việc huy động nguồn vốn kinh doanh như trên khi chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu và kết quả sản xuất - kinh doanh thì không tính vào phần vốn chủ sở hữu, mà phải tính vào khoản nợ phải trả, mặc dù thực chất đây không phải là khoản nợ phải trả dẫn đến tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao.

Từ lưu ý trên bạn cần rất thận trọng trong việc nghiên cứu, theo dõi các chỉ số tài chính cũng như phương pháp hạch toán, kế toán và các thông tin liên quan để có thể kết luận chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Khi một cơ hội đầu tư tới mà bạn lại không có đủ vốn, thì phải làm sao? Lúc này, đòn bẩy tài chính là công cụ để giúp nhà đầu tư kịp thời nắm bắt cơ hội đầu tư với số vốn hạn chế. Tuy nhiên, công cụ này cũng mang nhiều rủi ro. Đọc ngay để biết cách sử dụng công cụ tài chính phổ biến này nhé.

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính là công cụ cho phép nhà đầu tư vay vốn để nắm bắt cơ hội đầu tư, nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận với kỳ vọng giá trị tài sản tương lai vừa trả được chi phí vay, vừa có lời cao.

Đòn bẩy tài chính thường được coi là con dao hai lưỡi, bởi vì:

  • Trường hợp lợi nhuận đầu tư bằng hoặc cao hơn kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có đủ tiền trả vốn vay và lãi vay, cùng lúc hưởng tỷ suất lợi nhuận cao.
  • Trường hợp lợi nhuận đầu tư thấp hơn kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ bị mất nhiều tiền hơn so với việc đầu tư bằng số vốn ban đầu.

Ví dụ:

Chị B muốn mua căn hộ trị giá 2 tỷ đồng. Chị không có số tiền này, nên quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính có giá trị 1.2 tỷ với ngân hàng. Mỗi tháng, chị trả gốc và lãi vay cho ngân hàng.

Sau 1 năm, chị bán căn hộ với giá 2.5 tỷ. Với số tài sản này, chị trả tổng tiền vay ngân hàng là 1.320 tỷ (gốc và lãi vay 10%/năm), và trả cho chủ đầu tư 800 triệu. Cuối cùng, chị B nhận được lợi nhuận là: 2.5 tỷ - 1.320 tỷ - 800 triệu = 380 triệu.

Như thế, với đòn bẩy tài chính 1.2 tỷ và số vốn khá nhỏ so với giá trị tài sản, chị B đã thu lời 380 triệu từ việc mua bán căn hộ.

Tuy nhiên, trường hợp chị B chỉ bán được căn hộ với giá thấp hơn, thì chị B sẽ khó có thể đạt được lợi nhuận trên. Hơn nữa, chị B có thể phải mất thêm tiền để trả nợ ngân hàng. Nếu chị B chần chừ đợi giá nhà tăng lên, thì lãi vay có thể trở thành gánh nặng tài chính.

Vì thế, đòn bẩy tài chính là công cụ mang rất nhiều rủi ro, và chỉ nên sử dụng bởi nhà đầu tư có kiến thức lẫn khả năng đánh giá tốt thị trường.

Chỉ số d a r là gì tài chính năm 2024

Đòn bẩy tài chính giúp nhà đầu tư như “mọc thêm cánh” để nắm được những cơ hội đầu tư vốn ngoài tầm với trong hiện tại

Vai trò của đòn bẩy tài chính trong đầu tư

Đối với nhà đầu tư cá nhân, đòn bẩy tài chính có vai trò làm tăng vốn đầu tư bằng việc vay vốn, giúp cho nhà đầu tư như ‘mọc thêm cánh’. Khi sử dụng đòn bẩy tài chính, bạn đánh cược vào cơ hội đầu tư, kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận đủ cao và kịp thời để trả hết khoản vay, sau đó ‘bỏ túi’ số tiền lời còn lại.

Đối với nhà đầu tư doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính là công cụ để bù đắp sự thiếu hụt vốn, nhằm duy trì hoạt động kinh doanh, hoặc để nắm bắt thời cơ tăng trưởng mạnh, ví dụ như lúc cần đáp ứng thật nhanh một nhu cầu đang tăng cao.

Khoản vay và lãi vay được tính vào chi phí tài chính của doanh nghiệp. Chi phí này được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Nhờ đó, doanh nghiệp nộp ít thuế hơn nhưng vẫn tăng lợi nhuận.

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Có 2 công thức:

  • Công thức tính đòn bẩy tài chính
  • Công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Có 2 cách tính:

  • Cách 1: Hệ số nợ chia cho tổng tài sản (Debt / Asset)
  • Cách 2: Hệ số nợ chia cho vốn chủ sở hữu (Debt / Equity)

Ví dụ:

D = hệ số nợ = 50 triệu

Asset hoặc Equity = tổng tài sản hoặc vốn chủ sở hữu = 100 triệu

Tỷ lệ đòn bẩy = D/A = 50/100 = 1:2

Nếu giá cổ phiếu tăng hoặc giảm 5%, nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ theo tỷ lệ 1:2, tức 10%.

Như thế, ta thấy đòn bẩy tài chính có thể nhân gấp nhiều lần khoản lợi nhuận hoặc thua lỗ của nhà đầu tư. Áp dụng cách tính này, ta có tỷ lệ sử dụng đòn bẩy như sau:

  • Trường hợp không sử dụng đòn bẩy, cổ phiếu B tăng hay giảm 5% thì nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ 5%.
  • Trường hợp đòn bẩy tài chính có tỷ lệ 1:10, cổ phiếu B tăng hay giảm 5% thì nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ 50%.
  • Trường hợp đòn bẩy tài chính có tỷ lệ 1:50, cổ phiếu B tăng hay giảm 5% thì nhà đầu tư sẽ lãi hoặc lỗ 250%.

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL)

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) được tính như sau:

Chỉ số d a r là gì tài chính năm 2024

Trong đó:

EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay;

Q: số lượng sản phẩm;

p: giá bán;

v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm;

F: chi phí cố định;

I: lãi vay phải trả

Ví dụ:

Anh C kinh doanh thời trang với tổng vốn là 100.000.000 VNĐ. Trong đó, anh có sẵn 50.000.000 VNĐ (tức vốn chủ sở hữu). Anh đi vay 50.000.000 VNĐ với lãi suất 10%/năm.

Dự kiến trong năm tới, công ty của anh có khả năng tiêu thụ được 10.000 sản phẩm. Giá mỗi sản phẩm là 20.000 VNĐ. Mỗi sản phẩm có chi phí biến đổi là 14.000VNĐ với tổng chi phí kinh doanh cố định là 40.000.000VNĐ.

Lãi vay phải trả: I = 50.000.000 x 10% = 5.000.000 VNĐ

Chi phí cố định: F = 40.000.000 VNĐ

Chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm: v = 14.000 VNĐ

Giá bán: p = 20.000 VNĐ

Số lượng sản phẩm: Q = 10.000 sản phẩm

Áp dụng công thức trên, ta có mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay là:

EBIT = 10.000 x (20.000 – 14.000) – 40.000.000 = 20.000.000 VNĐ

Từ đó, mức độ tác động của đòn bẩy tài chính là:

DFL = 20.000.000 / (20.000.000 – 5.000.000) = 1,34%

Con số này có nghĩa: khi lợi nhuận tăng/giảm 1% thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/giảm 1,34%.

Chỉ số d a r là gì tài chính năm 2024

Sử dụng đòn bẩy tài chính cần khả năng quản trị rủi ro để phát huy tác dụng

Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả

Vì đòn bẩy tài chính có khả năng nhân bội số khoản lợi nhuận hoặc thua lỗ, nên nhà đầu tư sẽ rất nhạy cảm với độ tăng giảm của giá cả. Vì thế, nhà đầu tư cần có kiến thức và kinh nghiệm trong việc theo dõi và đánh giá thị trường.

Kinh nghiệm này cần được rèn luyện cùng với khả năng quản trị tốt rủi ro, để tránh những lần ‘hú tim’ khi giá cả dao động ít nhưng bị đòn bẩy nhân lên thành tỷ suất lỗ lớn hơn rất nhiều.

Nhà đầu tư chỉ nên sử dụng đòn bẩy khi khá chắc chắn là thị trường sẽ có biến đổi như kỳ vọng. Nhờ đó, nhà đầu tư mới phát huy hết tác dụng của đòn bẩy tài chính.

Chỉ số Dar bao nhiêu là tốt?

Chỉ số DAR bao nhiêu là tốt? Trên thực tế, chỉ số DAR phụ thuộc vào nhiều yếu tốt như loại hình doanh nghiệp, quy mô và lĩnh vực hoạt động hoặc mục đích vay. Tuy vậy, thông thường chỉ số DAR ở mức độ vào khoảng 60/40 là có thể chấp nhận được. Nghĩa là chỉ số này đạt 60%, với tổng tài sản là 100 thì số vốn vay là 60.9 thg 10, 2022nullDAR trong chứng khoán là gì? Cách áp dụng chỉ số DAR - F88f88.vn › dar-trong-chung-khoan-la-gi-cach-ap-dung-chi-so-darnull

Các chỉ số tài chính là gì?

CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH DÀNH CHO DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?.

TỶ SUẤT LỢI NHUẬN GỘP. Tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tổng lợi nhuận đo lường số tiền bạn có được từ việc bán hàng sau khi trừ đi giá vốn hàng bán (COGS). ... .

TỶ SUẤT BIÊN LỢI NHUẬN. ... .

HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH. ... .

HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN NỢ HIỆN TẠI. ... .

HỆ SỐ THU NHẬP TRÊN ĐẦU TƯ (ROI).

Chỉ số Dar tiếng Anh là gì?

Tỷ số DAR (Debt to Assets Ratio) hay tổng nợ trên tổng tài sản là một tỷ số giúp xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những chỉ số thuộc nhóm cơ cấu vốn giúp đánh giá về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.5 thg 7, 2023nullChỉ số DAR (Debt to Assets Ratio) cho nhà đầu tư biết điều gì?www.dnse.com.vn › hoc › chi-so-darnull

Tổng nợ trên tổng tài sản cố ý nghĩa gì?

Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (TD/TA) là một loại tỉ lệ đòn bẩy xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản, cho phép so sánh mức đòn bẩy được sử dụng giữa các công ty khác nhau. Tỷ lệ TD/TA càng cao thì công ty có mức độ đòn bẩy (DoL) càng cao và do đó, rủi ro tài chính càng lớn.nullTỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (TD/TA) là gì? - Happy Livehappy.live › tra-cuu-thuat-ngu › ty-so-tong-no-tren-tong-tai-san-total-debt...null