Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai

Hình dáng của cơ thể bạn sẽ thay đổi rất nhiều khi bạn mang bầu và sau khi sinh em bé. Đây cũng là giai đoạn tâm lý của bạn lên xuống khá thất thường. Vì vậy, chọn lựa những phục trang phù hợp với vóc dáng để tôn lên những đường cong khi mang bầu, hoặc làm bạn có vẻ thon gọn hơn sau khi sinh sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc cảm thấy thoải mái và vui vẻ, tự tin hơn.

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai

Teresa lần đầu tiên cảm thấy có khối u trong ngực lúc đang cho cô con gái Briony khoảng 4 tháng tuổi bú. Lúc đầu, cô cho đó là một u nang do ống dẫn sữa quá dày tạo ra. Tuy nhiên, khi bày tỏ sự lo ngại của mình tại Hội chăm sóc các bà mẹ, cô được khuyên nên đi bác sĩ khám. Cô được chỉ định siêu âm và trở thành 1 trong 13.000 phụ nữ bị chẩn đoán ung thư vú trong năm nay. Cũng may Teresa phát hiện sớm, cô đang trải qua quá trình điều trị.

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai

Táo bón là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất liên quan đến thời kỳ mang thai. Mặc dù khá quen thuộc và phổ biến nhưng nó ít được nhắc đến nhất trong những vấn đề của thai kì. Sự bối rối và miễn cưỡng khi nhắc đến các vấn đề về rối loạn chức năng đường ruột của chúng ta khiến nhiều phụ nữ nghĩ rằng họ là người duy nhất gặp phải vấn đề đó. Nhưng những nghiên cứu xung quanh vấn đề táo bón có thể khiến chúng ta cảm thấy yên tâm, có vẻ như 10-40% phụ nữ mang thai sẽ trải nghiệm nó ở các mức độ khác nhau.

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai

Chất nhầy cổ tử cung là một trong những yếu tố tiêu biểu liên quan đến việc mang thai. Trong suốt thai kỳ, chất nhầy này đóng vai trò rất quan trọng bởi nếu không, thai nhi có thể bị nhiễm khuẩn.

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai

Theo nguyên tắc chung, khi mang thai không được coi là một thời gian tuyệt vời để đi du lịch. Để đặt cuộc sống của bạn giữ mặc dù trong chín tháng là không thể và rất có thể bạn sẽ muốn đi nghỉ và có những ngày cuối tuần đi trong thời gian này. Tuy nhiên, nó thường được khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai không đi du lịch đến các vùng nhiệt đới trong nước đang phát triển và cố gắng hạn chế bất kỳ du lịch trong sáu tuần cuối cùng của thai kỳ.

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai

Việc được nghỉ ngơi đầy đủ là một phần rất quan trọng trong thai kỳ nhưng điều kỳ lạ là khi cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi nhất, thì giấc ngủ lại không chịu đến. Cố gắng tìm một tư thế ngủ lý tưởng và thích nghi với những thay đổi của cơ thể khi mang bầu thường là một thách thức.

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai

Mát-xa cho bà bầu đã trở nên tương đối phổ biến trong những năm gần đây. Ban đầu nó được giới hạn cho nhóm những phụ nữ thích các điều trị liệu pháp. Nhưng giờ đây nó được xem là phương pháp chăm sóc bà bầu hiệu quả nhằm giảm sự khó chịu nói chung ở phụ nữ khi mang thai. Gần đây, cơ sở khoa học cho những lợi ích của việc này đã được nghiên cứu và chứng minh, mặc dù nhiều phụ nữ mang thai dường như đã biết đến điều này từ rất lâu rồi.

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai

Khám thai định kỳ giúp mẹ biết được tình trạng sức khỏe của bản thân và cả sự phát triển của con. Tham khảo ngay lịch khám thai đầy đủ cho bà bầu.

Khi mang thai thì cơ thể của người phụ nữ thay đổi rất nhiều để thích ứng với việc mang thai. Kèm theo đó là những thay đổi về thể chất, sức khỏe của người phụ nữ. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe của thai phụ trong suốt thời gian mang thai là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay dịch Covid -19 đang bùng phát và diễn ra ở nhiều địa phương, Thái Nguyên cũng đã xuất hiện ca dương tính với Covid -19. Chính vì vậy, làm thế nào để chăm sóc tốt cho phụ nữ mang thai là rất quan trọng, để quá trình mang thai và sinh nở của người phụ nữ được diễn ra suôn sẻ.


          Để sinh ra một em bé khỏe mạnh thì mỗi người phụ nữ mang thai cần được chú ý chăm sóc về sức khỏe và thể chất trong suốt quá trình mang thai. Vì sức khoẻ, bệnh tật của người mẹ trong thời kỳ này đều có ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khoẻ của thai nhi. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay dịch bệnh Covid - 19 đang bùng phát trở lại, thì vấn đề chăm sóc cho phụ nữ mang thai đòi hỏi phải được quan tâm nhiều hơn.

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai

Phụ nữ mang thai thực hiện phòng dịch khi đến phòng khám Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tiêm phòng.

Bác Sĩ Nông Thị Thu Hằng, Trưởng Khoa sức khoẻ sinh sản, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã cho biết: Trong suốt quá trình mang thai thì người mẹ cần phải đi khám thai ít nhất ≥ 4 lần trong 3 thời kỳ để theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi; Phát hiện những dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi; Nếu có những dấu hiệu bất thường sẽ được theo dõi và điều trị; Ngoài ra được cán bộ y tế hướng dẫn về cách chăm sóc thai nghén. Theo dõi  tăng cân của người mẹ là biểu hiện rõ mức tăng cân nặng của thai nhi, giúp người mẹ biết được sự phát triển của thai nhi để có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tiêm vắc - xin phòng uốn ván. Để tuân thủ các nguyên tắc này trong giai đoạn dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi công tác chăm sóc về dinh dưỡng và công tác phòng chống dịch không chỉ là nhiệm vụ tuyên truyền, tư vấn, theo dõi  của cán bộ y tế mà chính phụ nữ mang thai và các thành viên trong gia đình phải chủ động thực hiện nghiêm túc phòng chống dịch cho mẹ, thai nhi và gia đình.

Được giao nhiệm vụ làm thư ký chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Y, trạm y tế phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên chia sẻ:  Với các bà mẹ mang thai trên địa bàn, chị cùng đội ngũ y tế thôn bản tại các tổ dân cư có sổ theo dõi đầy đủ hàng tháng. Ngoài việc nhắc tiêm phòng đầy đủ, phụ nữ mang thai còn được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong thời kỳ thai nghén, cơ thể phụ nữ cần rất nhiều protein như: Thịt nạc, trứng, súp lơ xanh, cá, trái cây, rau củ quả..., để giúp thai nhi phát triển, người mẹ luôn khỏe mạnh để giúp bé sinh đúng ngày, đảm bảo trọng lượng thai nhi.

Bên cạnh đó, cần lưu ý không dùng các thực phẩm có hại như: các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, thực phẩm giàu chất béo như pho mát, bánh bơ đậu phộng,… đồng thời hạn chế các gia vị cay như hạt tiêu, ớt.

Chị Nguyễn Hồng Nhung đang mang thai ở tuần thứ 30 cho biết:  Ngoài được y tế thôn bản cũng như cán bộ trạm quan tâm chia sẻ những kiến thức cơ bản về chăm soc sức khoẻ khi mang thai, chị còn được hướng dẫn nếu dịch vụ khám thai không bị gián đoạn do dịch Covid-19, cần khám thai định kỳ tại cơ sở y tế để bảo đảm thai phát triển tốt. Cần uống viên sắt axít folic hoặc viên đa vi chất dinh dưỡng đều đặn hằng ngày theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Đồng thời, các bà mẹ mang thai cần thực hành các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 như: Vệ sinh cá nhân, tăng cường vận động, dinh dưỡng hợp lý; Thường xuyên rửa tay đúng cách với xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay; Đeo khẩu trang ở nơi công cộng; Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc và thực hiện khai báo y tế. Tuân thủ khám thai tại một cơ sở y tế, tránh di chuyển nhiều có thể lây nhiễm bệnh.

Theo báo cáo số liệu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh: Toàn tỉnh tính đến tháng 6 năm 2021 hiện có 15.764 phụ nữ có thai để đẻ. Có thể nói những phụ nữ mang thai và sinh con trong thời kỳ covid -19, ngoài được cán bộ y tế tư vấn thì họ sẽ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ năng chăm sóc tốt bản thân và thai nhi để sinh nở được thuận lợi, mẹ khoẻ bé khoẻ./.