Cấu tạo của màn hình điện thoại

Smartphone được ví như một kiệt tác công nghệ quả không sai. Bởi thiết bị di động hội tụ những công nghệ hiện đại hàng đầu cùng vô số chi tiết bên trong. Các tín đồ công nghệ thường mê mẩn với thiết kế bên ngoài ấn tượng nhưng cấu tạo điện thoại smartphone ra sao thì chưa hẳn ai cũng biết.

Cấu tạo của màn hình điện thoại

Tìm hiểu cấu tạo smartphone

Sẽ thật đáng buồn nếu bạn sử dụng điện thoại thông minh hàng ngày, hàng giờ nhưng lại không am hiểu về nó? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn giải phẫu để khám phá cấu tạo của những chiếc điện thoại thông minh!

Màn hình điện thoại

Bộ phận cấu tạo điện thoại smartphone mà người dùng nhìn thấy đầu tiên và nhiều nhất chính là màn hình. Màn hình là nơi hiển thị toàn bộ thông tin và tương tác với người dùng thông qua lớp cảm ứng. Tùy vào từng loại máy mà điện thoại được trang bị lớp kính dính liền hoặc kính nằm riêng biệt hay còn gọi là màn hình rời.

Cấu tạo của màn hình điện thoại

Màn hình iPhone 8

Có hai loại màn hình điện thoại thông minh chính là màn hình LED hoặc LCD. Mỗi loại màn hình lại có một ưu điểm riêng. Cụ thể như sau:

  • Màn hình LCD hoạt động dựa trên nguyên tắc chiếu sáng: Nhờ một vài bộ lọc phân cực mà màn hình LCD có khả năng kiểm soát tốt các ánh sáng màu RGB tới màn hình hiển thị. Bộ phận IPS của màn hình LCD là lớp tinh thể lỏng nằm ngang. Qua đó, màu sắc hiển thị sắc nét ở mọi góc nhìn.

  • Màn hình công nghệ LED: Thay vì hoạt động theo nguyên tắc chiếu sáng, công nghệ LED tạo thành điểm ảnh bằng cách tự phát sáng. Vì thế, màn hình LED không cần nhờ tới các bộ lọc và đèn nền chiếu sáng. Ưu điểm lớn của màn hình LED là có màu đen sậm, độ tương phản cao và tiết kiệm pin.

Pin - trái tim trong cấu tạo điện thoại smartphone

Trong cấu tạo của smartphone, pin được xem là trái tim của điện thoại thông minh. Hiện tại, pin li-ion là loại pin thông dụng của các loại smartphone. Pin được chế tạo từ chất liệu lithium - vật liệu điện cực có nhiều ưu việt. Khi được sạc điện, các ion chuyển động từ cực âm sang dương và chuyển đổi dòng điện thích hợp.

Cấu tạo của màn hình điện thoại

Thành phần không thể thiết trong smartphone

Có hai loại pin được ứng dụng phổ biến vào các dòng smartphone là pin rời và pin cố định. Nếu cấu tạo điện thoại smartphone sở hữu pin rời thì bạn có thể tự mua pin về thay thế khi hỏng hóc. Nhưng nếu điện thoại của bạn được trang bị pin cố định thì bạn cần nhờ tới sự giúp đỡ của kỹ thuật viên để thay.

Hệ thống trên 1 con chip SoC

Tương tự như các loại máy tính, laptop thì các loại smartphone cũng rất cần CPU để khởi chạy hoạt động của phần mềm. Điểm khác biệt là các thiết bị CPU, CGU và bộ chuyển đổi đều được tích hợp trên một con chip được gọi tên là SoC. Có rất nhiều ông lớn sản xuất SoC, điển hình như Samsung, Huawei, Qualcomm...

Bộ xử lý trung tâm CPU

Như đã nói ở trên, bộ phận CPU trong cấu tạo điện thoại smartphone thường được tích hợp vào SoC. CPU chính là viết tắt của cụm từ tiếng anh Central Processing Unit. Bộ xử lý trung tâm được ví như bộ não của điện thoại giúp xử lý các dữ liệu, chương trình đang chạy.

Đa phần các dòng smartphone dùng hệ điều hành Android, Windows Phone hay iOS đều phù hợp với cấu trúc CPU do ARM thiết kế. Các tín đồ công nghệ chắc hẳn bắt gặp nhiều dòng laptop, máy tính bàn được trang bị CPU của ARM. Tuy nhiên, khi được ứng dụng vào smartphone thì CPU được thiết kế tối ưu điện năng cho phù hợp với điện thoại thông minh.

Modem kết nối

Điện thoại thông minh không thể thiếu tính năng kết nối. Mỗi thiết bị smartphone đều được tích hợp các kết nối tùy chọn như 3G, 4G, NFC, Bluetooth, LTE… Để các hình thức kết nối này hoạt động được, tất cả cần được hỗ trợ bởi các phần cứng. Trong đó, chúng ta phải kể đến modem kết nối và các chip phụ khác.

Camera

Trong cấu tạo điện thoại smartphone, camera được xem là con mắt của thiết bị công nghệ này. Đa phần các dòng smartphone hiện nay đều được trang bị 2 camera trước - sau. Các ông lớn ngành công nghệ hiện đang chạy đua từng ngày để trình làng những siêu phẩm smartphone có khả năng chụp ảnh xa, sắc nét, xóa phông… Hơn thế, các nhà sáng chế còn cho ra mắt camera kép để mang đến cho đứa con cưng của mình.

Cấu tạo của màn hình điện thoại

Thành phần camera trên smartphone

Camera có cấu tạo gồm 3 bộ phận là ống kính, bộ xử lý, bộ cảm biến. Trong đó, bộ phận xử lý tín hiệu hình ảnh ISP đóng vai trò gộp và tái tạo màu sắc. Đồng thời, ISP còn giữ trọng trách căn nét, cân bằng ánh sáng để cho ra một bức ảnh hoàn hảo.

Bên cạnh những bộ phận kể trên, cấu tạo điện thoại smartphone còn có nhiều bộ phận khác: Loa, mic, jack cắm tai nghe, cổng sạc...

Xem thêm:

Giải mã cấu tạo màn hình điện thoại iPhone và những lỗi thường gặp

Top 10 game offline bất tử với thời gian vẫ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Lời kết

Chúng ta thường bị choáng ngợp bởi những tính năng thông minh, diện mạo hiện đại bên ngoài mà quên đi cấu tạo điện thoại smartphone bên trong. Sự kết hợp hoàn hảo giữa các bộ phận mang đến cho người dùng những tính năng, trải nghiệm ưu việt nhất. Hy vọng bài viết của đã giúp bạn hiểu thêm về cấu tạo của những chiếc điện thoại thông minh - vật bất ly thân của con người hiện nay.

Thông thường thì sẽ có khá nhiều người không biết cấu tạo màn hình iPhone như thế nào? Để hiểu rõ hơn về công nghệ tiên tiến và phức tạp của cấu tạo màn hình của dòng điện thoại này, hãy cùng khám phá tất cả sau đây nhé. Bởi đây là một trong những linh kiện hay hư hại nhất và việc thay thế khá tốn kém. Và hiểu hơn về điều này sẽ giúp cho bạn dễ dàng trong việc bảo quản, sửa chữa cũng như thay thế nó sao cho tiết kiệm nhất đấy.

Nhìn chung, màn hình iPhone có cấu tạo gồm các linh kiện chính như: Màn hình, lớp cảm ứng chạm, lớp keo, mặt kính, tấm phản quang, ron màn hình, shield màn hình.

Cấu tạo của màn hình điện thoại
Cấu tạo màn hình iPhone

Trong đó:

+ Màn hình LCD – hiển thị hình ảnh, nội dung, độ phân giải màu sắc.

+ Màn cảm ứng điện dung – có tác dụng cảm biến và nhận diện cảm biến thao tác tay người dùng. Đặc điểm của Iphone là có màn hình cảm ứng điện dung, vì thế độ cảm ứng của nó sẽ cao hơn so với cảm ứng nhiệt và cảm ứng điện trở.

+ Lớp keo – Nằm giữa màn hình LCD và cảm ứng có tác dụng liên kết chúng lại với nhau.

+ Tấm phản quang – có nhiều lớp mỏng nhằm phản chiếu ánh sang và phân tán độ sáng đồng đều lên toàn bộ màn hình.

+ Mặt kính – nằm ở ngoài cùng, bảo vệ cấu trúc bên trong, giúp cho màn hình hạn chế bị trầy xước, vỡ nứt mỗi khi bị rơi rớt.

+ Shield – tấm kim loại mỏng giúp tản nhiệt, chống nhiễu, bảo vệ màn hình, thường được cấu tạo bằng 1 tấm kim loại mỏng.

+ Cảm ứng lực Force Touch – bắt đầu từ Iphone 6s trở đi sẽ được trang bị thêm cảm ứng lực Force Touch. Đây là một thiết bị cảm biến nhỏ mà nhờ nó máy có thể bieert được lực bấm của bạn là mạnh hay nhẹ.

Với đặc điểm cấu tạo trên, người dùng có thể dễ dàng xác định lỗi và vấn đề hỏng hóc của màn hình iphone khi gặp phải. Sử dụng iphone hay các dòng smartphone khác đều cầu lưu ý:

Cấu tạo của màn hình điện thoại
Dán kính cường lực bảo vệ màn hình iPhone.

+ Dán kính cường lực bảo vệ, sử dụng ốp lưng để chống rơi vỡ, tác động lực ảnh hưởng đến màn hình, thiết bị. Giảm chấn động ảnh hưởng đến màn hình cảm ứng điện dung, màn hình LCD.

+ Không sử dụng quá tải so với cấu hình khiến màn hình hoạt động quá mức.

+ Không để thiết bị bị ngấm nước, ẩm, hở ron làm ngấm nước vào cấu trúc bên trong.

Tìm Hiểu Một Số Màn Hình iPhone 

Cấu tạo của màn hình điện thoại

Tháng 6 năm 2010, Steve Jobs công bố dòng điện thoại Iphone 4, 4s được sử dụng công nghệ hiển thị màn hình Retina Display hàng đầu trên thế giới. Điều này khiến cho những người đam mê Iphone vô cùng săn đón mặc dù nó có gì đặc biệt thì bản thân họ cũng chưa hiểu hết. Vậy màn hình này có đặc điểm cấu tạo nổi bật như thế nào?

Màn hình Retina Display được sử dụng tấm nền IPS dó đó, độ phận giải của Iphone 4, 4s đạt đến 326 ppi (960 x 640 px). Mỗi pixel có kích thước là 78 micromet khiến cho chiếc điện thoại có màu sắc trung thực, kích thước hợp lý và chất lượng hình ảnh siêu đẹp. Bên cạnh đó, mặt kính của màn hình là kính silicat. Đây là dòng kính cường lực được trang bị trên trực thăng hay tàu cao tốc, có độ cứng gấp khoảng 20 lần so với plastic, khả năng gãy vỡ khoảng 30 lần.

Cấu tạo của màn hình điện thoại

Màn hình Iphone 5s được trang bị theo công nghệ màn hình Retina có kích thước 4 inch, độ phân giải FULL HD 1.136 x 640 pixel được sản xuất năm 2013 do nhà máy Foxconn sản xuất cho hãng Apple. Tương tự như Iphone 5s, 2 dòng Iphone 5, 5c cũng được thiết kế màn hình Retina 4 inch và mật độ điểm ảnh đến 326 ppi. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh và độ sắc nét của 2 dòng này không bằng Iphone 5s.

Cấu tạo của màn hình điện thoại

+ Iphone 6 được trang bị màn hình 4,7 inch, màn hình Iphone lớn nhất trên thế giới với độ phân giải Retina full HD, màn hình 2k – 4 k. Khả năng hiển thị hình ảnh của nó vô cùng tuyệt vời từ chất lượng cho đến màu sắc và độ sáng nhờ công nghệ Retina đã che đi được nhiều khuyết điểm của nó.

+ Đối với Iphone 6 plus thì Apple đã cải tiến hơn rất nhiều đặc biệt là kích thước màn hình và độ phân giải vượt trội hơn. Màn hình 5.5 inch IPS LCD, hiển thị tốt khi ở ngoài trời do có độ tương phản cao và góc nhìn rộng. Đặc biệt, độ phân giải full HD (1920 x 1080 pixel) sẽ mang lại cho bạn cảm giác thật sống động khi xem phim, chơi game hay video. Tuy nhiên, do chiếc điện thoại có kích thước lớn nên khi sử dụng rất dễ bị rơi rớt, bể mặt kính hay màn hình.

Cấu tạo của màn hình điện thoại

IPhone X là dòng điện thoại đánh dấu sự thay đổi rất lớn về màn hình của Apple. Không như những dòng điện thoại trước, nó được sử dụng màn hình OLED từ phía Samsung sản xuất thay cho màn hình LCD của các dòng điện thoai trước. Với thiết kế toàn màn hình cùng viền màn hình siêu mỏng đem đến cho người sử dụng vẻ đẹp sang trọng và không gian sử dụng thoải mái. Nhìn chung cấu tạo chiếc Iphone X cũng bao gồm những lớp như: mặt kính bên ngoài có tác dụng bảo vệ màn hình bên trong không bị trầy xước. Lớp cảm ứng giúp chúng ta thao tác trên máy một cách dễ dàng, và đặc biệt là lớp màn hình OLED tuyệt đẹp.

Cấu tạo của màn hình điện thoại

Màn hình Iphone XS, XS max được cấu tạo thành 3 lớp riêng biệt gồm: tấm nến màn hình, lớp cảm biến cảm ứng điện dung và mặt kính bảo vệ. Cả 3 bộ phận này thường gắn liền với nhau nhằm làm tăng chất lượng quang học và giảm độ dày của cụm màn hình. Vì thế, khi điện thoại của bạn bị hư 1 trong 3 bộ phận này, bạn có thể phải thay nguyện cụm màn hình. Hiện nay, với công nghệ bóc tách kính mới bằng máy, chúng ta có thể chỉ cần thay kính, tiết kiệm kiệm chi phí hơn nhiều so với thay toàn bộ màn hình.

Màn hình Iphone XS, XS Max được sử dụng công nghệ Retina hay công nghệ In-cell cải thiện được độ sáng màn hình, giúp hình ảnh chân thật, sắc nét hơn. Mặt kính màn hình được làm bằng thủy tinh nên có khả năng tăng cường xử lý ion (màn hình kính cường lực ion). Phần cảm ứng rất mượt, nhanh nhay, các thao tác được thực hiện một cách nhanh chóng. Tùy thuộc vào cách sử dụng của người dùng mà màn hình Iphone X và XS Max có tuổi thọ từ 1,5 đến 2 năm hoặc lâu hơn hay sớm hơn.

Cấu tạo của màn hình điện thoại

Vừa rắt vào tháng 9 năm nay, màn hình Iphone 11 vẫn giữ được những tính năng ưu việt. Đó là như sử dụng màn hình LCD 6,1 inch cho Iphone 11 và 11 Pro có OLED. Iphone 11 vẫn sử dụng công nghệ màn hình Retina với độ phân giải HD cho mật độ điểm ảnh 329 ppi, tỷ lệ tương phản 1.400 đến 1 và độ sang 625 nits.

Riêng Iphone 11 Pro sử dụng màn hình Super Retina XDR ở mức 458 ppi, tỷ lệ tương phản 2.000.000 đến 1 và cung cấp độ sáng 800 nits. Màn hình Iphone 11 Pro sẽ sáng hơn, màu sắc đậm hơn, màu đen trông sâu hơn và chi tiết sắc nét hơn một chút. Tuy nhiên, giá của Iphone 11 sẽ rẻ hơn và với những thông số như trên thì cũng là một sự trải nghiệm tuyệt vời cho bạn.

Trên đây là một số thông tin về cấu tạo màn hình một số loại Iphone. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có thể hiểu và sử dụng điện thoại của mình một cách tốt nhất.