Căn cước công dân và chứng minh nhân dân có giống nhau không

Thứ Tư, 22/05/2019 - 09:42

Hiện nay đã thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân và dừng cấp chứng minh nhân dân (CMND) 12 số. Nhiều người thắc mắc thẻ Căn cước công dân và CMND 12 số khác nhau thế nào?

Tiêu chí

CMND 12 số

Thẻ Căn cước công dân

Khái niệm

CMND là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định

(Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP)

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân

(khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014)

Số CMND/thẻ Căn cước công dân

Gồm 12 số tự nhiên

Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp 01 CMND và 01 số CMND riêng

Gồm 12 số tự nhiên

Xem thêm: Ý nghĩa 12 chữ số trên thẻ Căn cước công dân

Kích cỡ, hình dạng thẻ

- Hình chữ nhật

- Chiều dài 85,6mm

- Chiều rộng 53,98mm

(khoản 1 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA thay thế Thông tư 27/2012/TT-BCA)

- Hình chữ nhật

- Bốn góc được cắt tròn

- Chiều dài 85,6 mm

- Chiều rộng 53,98 mm

- Độ dày 0,76 mm

(khoản 1 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA)

Nội dung mặt trước của thẻ

- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm

- Có giá trị đến (ngày, tháng, năm)

- Tiêu ngữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Chữ "Chứng minh nhân dân"

- Số CMND (12 số)

- Họ và tên khai sinh

- Họ và tên gọi khác

- Ngày tháng năm sinh

- Giới tính

- Dân tộc

- Quê quán

- Nơi thường trú

(khoản 2 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA)

- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân

- Có giá trị đến

- Tiêu ngữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Dòng chữ “CĂN CƯỚC CÔNG DÂN”

- Số

- Họ và tên

- Ngày, tháng, năm sinh

- Giới tính

- Quốc tịch

- Quê quán

- Nơi thường trú

(khoản 2 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA)

Nội dung mặt sau của thẻ

- Mã vạch 02 chiều

- Ô trên: vân tay ngón trỏ trái

- Ô dưới: vân tay ngón trỏ phải

- Đặc điểm nhận dạng

- Ngày tháng năm cấp CMND

- Chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu

(Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA)

- Trên cùng là mã vạch hai chiều

- Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ Căn cước công dân

- Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ Căn cước công dân; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân

(điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA sửa đổi tại Thông tư 33/2018/TT-BCA)

Thời điểm bắt đầu thực hiện

Từ ngày 01/07/2012 (ngày Thông tư 27/2012/TT-BCA có hiệu lực)

- Từ ngày 01/01/2016, tại 16 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu

- Chậm nhất đến ngày 01/01/2020 sẽ triển khai trên cả nước

Thời hạn sử dụng

15 năm, kể từ ngày cấp, đổi, cấp lại.

(khoản 2 Điều 4 Thông tư 57/2013/TT-BCA)

Xem thêm: Mức phạt khi dùng CMND quá hạn

Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

(khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân)

Vật liệu làm thẻ

Chất liệu nhựa, ngoài cùng của 02 mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt

(khoản 3 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA)

Giống CMND 12 số

Thời gian thực hiện thủ tục

Tại thành phố, thị xã:

- Cấp mới, cấp đổi: không quá 07 ngày làm việc.

- Cấp lại: không quá 15 ngày làm việc.

Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo:

Không quá 20 ngày làm việc.

Các khu vực còn lại:

Không quá 15 ngày làm việc.

(khoản 2 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP)

Tại thành phố, thị xã:

- Cấp mới, cấp đổi: không quá 07 ngày làm việc.

- Cấp lại: không quá 15 ngày làm việc.

Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo:

Không quá 20 ngày làm việc.

Các khu vực còn lại:

Không quá 15 ngày làm việc.

(Điều 25 Luật căn cước công dân 2014)

Mức phí cấp mới, đổi, cấp lại

Trường hợp thu nhận ảnh trực tiếp (ảnh thu qua camera)

- Cấp mới: 30.000 đồng

- Cấp đổi: 50.000 đồng

- Cấp lại: 70.000 đồng

Xem thêm…

Trường hợp thu nhận ảnh gián tiếp (chưa tính tiền chụp ảnh)

- Cấp mới: 20.000 đồng

- Cấp đổi: 40.000 đồng

- Cấp lại: 60.000 đồng

Tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí CMND mới bằng 50% mức thu trên

(Điều 2 Thông tư 155/2012/TT-BTC)

- Cấp mới, cấp đổi khi đến tuổi, chuyển từ CMND 9 số, 12 số sang thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng

- Cấp đổi do bị hư hỏng, sai sót: 50.000 đồng

- Cấp lại: 70.000 đồng

Tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí cấp Căn cước công dân bằng 50% mức thu

(Điều 4 Thông tư 256/2016/TT-BTC sửa đổi tại Thông tư 331/2016/TT-BTC)

 

Lưu ý: Thẻ Căn cước công dân và CMND 12 số đều có giá trị sử dụng như nhau, với những người đã được cấp CMND 12 số trước đó khi cấp đổi sang thẻ Căn cước công dân số Căn cước công dân sẽ giống với số CMND. Xem thêm: Xin Giấy xác nhận số CMND cũ và mới phải làm thế nào?

Hậu Nguyễn
 

Chia sẻ:

Mục lục bài viết

  • 1. Xác thựcvà cấp Giấy xác thực số CMTND
  • 2.Cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân như thế nào?
  • 3.Tiếp nhận và trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
  • 4.Xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân như thế nào?
  • 5. Địa điểm tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Khách hàng: Kính gửi Các Anh, Chị Luật sư Minh Khuê. Em làm mất CMND và đã được làm CCCD mới. Tuy nhiên, số CMND là 09 số, CCCD thì 12 số , vậy các tài sản khác liên quan đến CMND cũ thì được giải quyết thế nào? và đến cơ quan nào để được xác nhận số CMND cà CCCD là của 01 người? Em kính nhờ Các Anh, Chị tư vấn và giúp em để giải quyết mọi vấn đề rối rắm liên qua đến CNMD và CCCD

Em xin cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụcTư vấn luật dân sựcủa Luật Minh Khuê.

Căn cước công dân và chứng minh nhân dân có giống nhau không

Luật sư tư vấn luật dân sự gọi:1900.6162

Trảlời:

Cámơn bạnđã gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Minh Khuê, trường hợp của bạn chúng tôi xinđược tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lí:

-Luật căn cước công dân 2014

1. Xác thựcvà cấp Giấy xác thực số CMTND

Căn cứ vàomột sốđiều của Luật căn cước công dân và nghịđịnh số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quyđịnh chi tiết một sốđiều và biện pháp thi hành luật căn cước công dân:

Thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân khi công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân và xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân

" 3.Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân."

Nhưvậy, theo pháp luật nếu có yêu cầu xác nhận số CMTND, bạn phảiđến cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân của bạn đểđược tiến hành xác thựcvà cấp Giấy xác thực số CMTNDthẻ căn cước hiện tại của bạn CMTND cũ là của một người.

Vớinhững tài sản theo CMND cũ khi có giấy xác nhận của cơ quan cấp CCCDđãđượcđảm bảo tính xác thực vẫnđược giao dịch như bình thường.Bạn tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi, cập nhật thông tin số thẻ căn cước công dân mới lên nhữnggiấy chứng nhận đã cấp,Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, thay đổi thông tin đăng ký tài khoản ngân hàng, mã số thuế,...

2.Cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân như thế nào?

- Cơ sở pháp lý: Điều 8Thông tư 59/2021/TT-BCA.

Các trường hợp được cung cấp thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:

a) Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân.

b) Cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

c) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

d) Công dân được cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

đ) Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản này có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải được công dân đó đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Thủ tục cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:

a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải có văn bản đề nghị, nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần cung cấp, cam đoan chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp. Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải có văn bản đồng ý có công chứng hoặc chứng thực của công dân được đề nghị cung cấp thông tin và được sự đồng ý của người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư 59/2021/TT-BCA.

b) Công dân có nhu cầu cung cấp thông tin của mình thì có văn bản yêu cầu nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần cung cấp; xuất trình thẻ Căn cước công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị cung cấp thông tin.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu khai thác, người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư 59/2021/TT-BCA có trách nhiệm trả lời bằng văn bản kết quả khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

3.Tiếp nhận và trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Cơ sở pháp lý:Thông tư 59/2021/TT-BCA.

về tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

- Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

- Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị. Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

- Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

- Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

- Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.

- Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).

- Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

- Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.

4.Xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân như thế nào?

Cơ sở pháp lý:Thông tư 59/2021/TT-BCA.

Theo Điều 12 của Thông tư 59/2021/TT-BCA có quy định xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân như sau:

- Mã QR code trên thẻ Căn cước công dân có lưu thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân của công dân thông qua việc quét mã QR code, không yêu cầu công dân phải cung cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân.

- Trường hợp trong mã QR code trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ cho công dân khi có yêu cầu.

Trường hợp thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ của công dân không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân cung cấp bản chính hoặc bản sao thẻ Căn cước công dân, bản sao Chứng minh nhân dân (nếu có). Cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân tiến hành tra cứu, xác minh qua tàng thư Căn cước công dân, giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp có thể hiện thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân để xác định chính xác nội dung thông tin.

Trường hợp có đủ căn cứ thì cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cho công dân, trường hợp không có căn cứ để xác nhận thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Thời hạn cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân tối đa không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Công dân có thể đăng ký cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an tại bất kỳ cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân khi công dân có thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Kết quả giải quyết sẽ được cập nhật, thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, khi công dân có yêu cầu được trả Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì công dân phải trả phí chuyển phát theo quy định.

5. Địa điểm tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

- Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.

- Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.

1900.6162Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sưdân sự