Cải cách ruộng đất miền Nam

Mục lục

  • 1 Cải cách lần 1 (Thời Đệ nhất Cộng hòa)
    • 1.1 Bối cảnh
    • 1.2 Nội dung
    • 1.3 Thi hành
    • 1.4 Kết quả
    • 1.5 Đánh giá
  • 2 Cải cách lần 2 (Thời Đệ Nhị Cộng hòa)
    • 2.1 Bối cảnh
    • 2.2 Nội dung
    • 2.3 Thi hành
    • 2.4 Kết quả
    • 2.5 Đánh giá
  • 3 Xem thêm
  • 4 Chú thích
  • 5 Liên kết ngoài

Cải cách điền địa ở VNCH ra sao?

Cải cách ruộng đất miền Nam
Cải cách ruộng đất miền Nam

Nguồn hình ảnh,

Chụp lại hình ảnh,

Ông Ngô Đình Diệm đã tiến hành cải cách nông thôn khi còn làm Thủ tướng

Trong khi miền Bắc phóng tay Cải cách Ruộng đất tiêu diệt tầng lớp địa chủ thì chính quyền miền Nam liên tục tiến hành tư hữu hoá đất đai, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống nông dân.

Qua việc thu mua đất từ các điền chủ rồi bán lại hay phát cho nông dân, trước năm 1975 mọi gia đình nông dân miền Nam đều đã thật sự làm chủ mảnh đất tư hữu của mình.

Chương trình Người Cày Có Ruộng (NCCR) là một cuộc cách mạng xã hội, thay đổi tận gốc rễ nông thôn miền Nam.

Chương trình được thực hiện trong ôn hòa, dựa trên tinh thần thượng tôn luật pháp, hoà giải và hòa hợp xã hội. Một mặt tôn trọng quyền lợi của chủ đất, khôi phục và bảo vệ quyền tư hữu đất đai. Mặt khác giúp tòan thể nông dân có ruộng cày.

Thành công một phần nhờ vào sự đóng góp của Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh.

Nhưng chính yếu vẫn là từ hai vị lãnh đạo miền Nam: Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã thực hiện chương trình ngay khi về nước và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quyết tâm nối tiếp thực hiện chương trình.

Ông Thiệu hiểu rõ Luật NCCR không phải chỉ là thành quả của nền dân chủ nghị viện non trẻ, mà còn là một chính sách mang lại chính nghĩa cho công cuộc đấu tranh chống cộng sản.

Những tài liệu phổ biến gần đây cho thấy, sau Mậu Thân 1968 số thanh niên miền Nam theo cộng sản càng ngày càng ít đi, không đủ bổ xung số cán binh cộng sản ra hồi chánh, lên đến trên 200.000 người.

Chính vì lý do này cộng sản Bắc Việt đã phải mang quân chính quy từ miền Bắc vượt biên giới xâm lấn miền Nam.