Cad đường bao kích thước bao nhiêu là hợp lí năm 2024

Cad đường bao kích thước bao nhiêu là hợp lí năm 2024

Dim là từ viết tắt của cụm từ dimension. Các bạn phải hiểu khái niệm Dim là động từ (đo kích thước) vừa là danh từ (kích thước). Nên tùy vào trường hợp cụ thể mà chúng ta sẽ hiểu nó khi giao tiếp nhé.

Trong bản vẽ kỹ thuật, dim là thành phần không thể thiếu. Những hình chúng ta vẽ sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có kích thước để người khác lấy thông tin kích thước của hình.

Tỉ lệ: là tỉ số kích thước trên giấy (lúc in ra) và kích thước thực tế (ngoài công trường) của một đối tượng nào đó trên bản vẽ hoặc của cả bản vẽ. Do nó hơi khó hiểu, vì vậy tôi sẽ đưa ra 4 ví dụ sau:

+ Tôi có bản vẽ tỉ lệ 1/100 được in ra giấy, nếu tôi đo bề dày bức Tường là 1mm thì ngoài thực tế bề dày bức Tường là 1x100=100mm, hay còn gọi là tường 100. Tương tự nếu tôi đo trên giấy bề dày bức Tường là 2mm thì ngoài thực tế bề dày bức Tường là 2x100=200mm (hay còn gọi là tường 200).

+ Khi tôi có 1 bản vẽ tỉ lệ 1/50 được in ra giấy, nếu tôi đo chiều cao bậc Thang là 3mm thì ngoài thực tế chiều cao bậc Thang là 3x50=150mm. Tương tự nếu tôi đo trên giấy cái bàn cao 16mm thì ngoài thực tế cái bàn cao 16x50=800mm.

+ Khi tôi có kích thước ngoài thực tế là 800, tôi muốn biết kích thước trên giấy ở tỉ lệ 1/20 là bao nhiêu thì tôi lấy 800/20=40mm.

+ Khi tôi có kích thước ngoài thực tế là 750, tôi muốn biết kích thước trên giấy ở tỉ lệ 1/25 là bao nhiêu thì tôi lấy 750/25=30mm.

Hướng dẫn thiết lập Dim

________________ Trải nghiệm buổi học thử miễn phí khóa học “Autocad cơ bản” giúp bạn nắm bắt tổng quan kiến thức về Autocad.

1. Tỷ lệ vẽ a: là tỷ số của chiều dài thực vẽ/ chiều dài hiển thị. Chiều dài hiển thị phụ thuộc vào loại kích thước dùng để ghi ra. VD: bạn vẽ một đoạn thẳng có chiều dài là 100 (Chiều dài thực vẽ) nhưng khi ghi kích thước thì nó có thể hiển thị là 100, 50, 20 … nó tùy thuộc vào tỷ lệ của kiểu ghi kích thước mà ta thiết lập.

2. Tỷ lệ bản vẽ A: là tỷ lệ được ghi dưới tiêu đề của bản vẽ: VD: CẮT DỌC ĐẬP - TỶ LỆ 1/200. Tỷ lệ này thể chỉ thể hiện đúng khi in ra trên giấy và nó mô tả tỷ lệ của kích thước trên giấy và kích thước trên thực tế. VD: Trong một bản vẽ giấy có ghi tỷ lệ là 1/100 và trong đó có một đoạn thẳng có ghi chiều dài là 1m (chiều dài hiển thị ) thì ta hiểu chiều dài thực tế của đoạn thẳng là 1m và nếu lấy thước ra đo trên bản vẽ thì đoạn thẳng này có chiều dài là 1cm (tỷ lệ 1/100 hiểu là 1cm biểu diễn cho 100cm = 1m) Tương tự như vậy dựa vào tỷ lệ bản vẽ ta có thể tính toán ra rất nhiều kích thước thực tế từ kích thước đo được trên bản vẽ.

Như vậy Tỷ lệ bản vẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

- Tỷ lệ vẽ.

- Đơn vị bản vẽ.

- Kích thước khổ giấy mà bạn in ra, hoặc photo ra (nếu là photo phóng to; thu nhỏ).

Cách tính toán và xác định tỷ lệ bản vẽ

- Tìm tỷ lệ vẽ a :Bằng cách dùng lệnh “len” hoặc “di” để tìm chiều dài thực của một đoạn thẳng nào đó. Xem trong bản vẽ kích thước hiển thị của nó là bao nhiêu.

VD: Một đoạn thẳng có chiều dài thực vẽ là 2.4 và được ghi chiều dài là 6000 chẳng hạn thì tỷ lệ vẽ là

a

\=2.4/6000 = 1/2500 = 0.0004

- Xác định đơn vị bản vẽ: Xem phần ghi chú của bản vẽ hoặc dựa vào kích thước hiển thị của kết cấu đó ta có thể đoán được đơn vị của bản vẽ: VD: nếu kích thước hiển thị của 1 dầm là 200x300 ta có thể đoán đơn vị là mm, hoặc 20x30 thì đơn vị là cm.

- Xác định khổ giấy mà bạn cần in ra: VD A4, A3, A2…

- Dùng lệnh “rec” để vẽ kích thước khổ giấy mà bạn chọn in ra theo đơn vị là đơn vị bản vẽ. VD: Bạn cần in ra A3 và đơn vị bản vẽ là mm thì bạn vẽ hình chữ nhật kích thước (297; 420), nếu đơn vị là cm thì kích thước là (29.7;42)…

- Dùng lệnh : “sc” để thu khổ giấy nói trên theo tỷ lệ vẽ là

a

ta sẽ được một khung đơn vị. VD trên là “sc” nhỏ lại với tỷ lệ là 0.0004.

- Dùng lệnh “sc” cho khung đơn vị với tỷ lệ là

n

lần thì ta được khung của bản vẽ và tỷ lệ bản vẽ lúc đó là A= 1/

n

. VD: khi phóng khổ đơn vị lên 100 lần thì có thể thể hiện hết được vùng cần in thì lúc đó ta có tỷ lệ bản vẽ A= 1/100 và tỷ lệ chỉ đúng khi in ra khổ A3.

Vì tỷ lệ bản vẽ phụ thuộc vào tỷ lệ vẽ nên khi vẽ để đơn giản ta dùng tỷ lệ vẽ là a=1:1=1. Như vậy sau khi xác định đơn vị bản vẽ ta chỉ cần vẽ các kích thước tương ứng với đơn vị bản vẽ. VD đơn vị bản vẽ là cm, thì một đoạn thẳng 1m sẽ được nhập chiều dài thực vẽ là 100. Khi đó khổ giấy mà bạn thực hiện bằng lệnh “rec” (ở - thứ 4) sẽ chính là khung đơn vị.