Cách siết chén cổ xe máy

Lái xe vi vu trên đường cần có sự thoải mái và hứng khởi, xe mới thì ngon rồi nhưng sau quá trình sử dụng thì phát sinh những hiện tượng đầu tiên là rơ lỏng gây kêu cụp cụp, chạy xe tốc cao không chắc chắn, nếu để lâu sẽ gây hưng hỏng chén, bi, côn và làm lỏng lưng cốt chãng ba khi đó nếu xiết lại sẽ sinh hiện tượng sượng, nặng cổ. Thực sự lái chiếc xe trong bất cứ hiện tượng trên đều cho cảm giác khó chịu. Mình xin chia sẻ kinh nghiệm về khắc phục trục trặc bộ chén cổ xe ex và đương nhiên nên làm khi bộ cổ, chãng ba chưa bị hư hại đến mức thay thế, có nghĩa đơn giản có thể làm khi cổ còn ngon hoặc mới bị kêu cụp cụp ( lưu ý khắc phục trên bộ chén cổ zin). 1. Cách thử đơn giản nhất bơm lốp hơi căng và chạy đường dằn sẽ nghe kêu cụp cụp, có thể kết hợp bóp gắt thắng trước nếu rơ lỏng cổ cũng sẽ kêu 2. Đồ nghề chắc các bạn tự sửa xe tại nhà thì hầu hết có các dụng cụ cơ bản tối thiểu để mở và chỉ cần thêm cặp khóa móc này là được, lưu ý không nên dùng đục nhé vì thứ nhất gây toét ốc, thứ hai khó chỉnh được điểm tối ưu cho bộ cổ, thứ ba cũng khó lock chặt hai con ốc cổ.

Cách siết chén cổ xe máy

3. Một bộ bi chén cổ mới của Ya, mục đích sẽ dùng bi rời thay cho rế vì khi thêm bi rời thì thứ nhất tăng thêm khả năng chịu lực, thứ hai lượng mỡ bò bôi trơn cũng nhiều hơn, thứ ba các viên bi sẽ hoạt động tự do không phụ thuộc vào rế.

Cách siết chén cổ xe máy

4. Mỡ bò, cái này tưởng đơn giản nhưng không phải vậy, cần loại mỡ bò tốt chịu nhiệt, chịu nước….sẽ giúp cổ lái nhẹ nhàng và ổn định lâu dài. Mình dùng loại của mỡ bò hiệu cá sấu của Siam thái lan.

Cách siết chén cổ xe máy

5. Tháo rời bộ cổ vệ sinh sạch sẽ 6. Thoa mỡ bò vào chén và sắp bi đều trên phần chén đựng bi. 7. Xiết đai ốc, đây là phần khó, cần kiên trì, xiết từ từ, nhẹ đến nặng tay kết hợp với kiểm tra cho đến khi có được vị trí chuẩn nhất thì mới xiết thật chặt 2 đai ốc, khi xiết chặt nhớ giữ cố định con ốc dưới và siết co ốc trên. 8. Một cổ xe được ngon đó là: Cổ nhẹ, quoay hết hai bên nhẹ nhàng không nặng, sượng; Hết tiếng kêu cụp cụp; Test chạy xe tốc cao ổn định, có thể thả hai tay xe chạy thẳng hàng không lắc: Test chạy xe tốc từ 30-50 lắc nhanh tay lái sang hai bên thấy xe cứng không bị dẹo, chao. 9. Lưu ý khi ráp nhớ để ý cụm dây điện đừng để nó bị vướng gây nặng cổ lái và nên thoa mỡ bò những vị trí có ma sát để cổ xoay nhẹ. Chuyện kêu cụp cụp còn có thể do chỗ khác chứ không phải do cổ như dĩa thắng lỏng ( Ex 135 5 số), phuộc kêu do hết hành trình.

Xe mình chạy tới 12.000km thì lỏng mình khắc phục bằng cách này và tới nay đã 39.000km vẫn chưa phải bảo dưỡng lại. Đừng bao giờ phát hiện ra cổ rơ lỏng nhưng cố chạy thêm một thời gian dài vì một khi nó đã rơ lỏng là nó phá rất nhanh chén, cổ và có thể còn làm lỏng lưng cốt chãng ba lúc đó thì tốn bộn tiền. Các bạn nào không thể tự làm có thể nhờ thợ quen, uy tín làm theo ý mình cũng dc. Thực ra bộ chén cổ zin nếu kiểm tra, bảo dưỡng tốt thì nó cũng bền bỉ chẳng lo nghĩ.

Cách siết chén cổ xe máy

Lượt xem: 4432

Tiếng lụp cụp thường xuất hiện ở phần đầu xe khi bộ chén cổ của xe đã bị mòn và lún, khi đó tay lái bị lạng sang một bên khi xe chạy qua những đoạn đường dằn xóc gây mất an toàn khi tham gia giao thông

Hướng dẫn thay chén cổ xe máy Sirius Yamaha

Khi bộ chén cổ của xe đã bị mòn và lún, tiếng lụp cụp thường xuất hiện ở phần đầu xe, và tay lái bị lạng sang một bên khi xe chạy qua những đoạn đường dằn xóc. Điều này sẽ làm cho bạn bẻ lái khó, gây mất an toàn khi tham gia giao thông. Dưới đây Máy Móc Minh Trí sẽ cùng bạn thay bộ chén cổ cho xe máy Sirius.

Khi nào cần thay chén cổ mới cho xe máy?

Khi bạn bị đụng xe, bộ chén cổ trên xe Yamaha bị lún, vỡ, chắn ba bị cong, bạn phải mở lấy chắn ba ra đi ép lại và thay bộ chén cổ mới. Bộ chén cổ gồm 2 chén: chén trên và chén dưới, nếu không thay sẽ bị kêu lục cục khi bạn đi qua ổ gà trên đường.

Khi những hiện tượng trên xảy ra, cổ xe bị cứng lại rất khó điều khiển, đặc biệt là những người yếu tay lái sẽ bị lạng xe. Vì thế, nếu bạn để bộ chén cổ hư hỏng nặng mà không thay kịp thời sẽ rất nguy hiểm, nhất là khi đi trên những cung đường gồ ghề về đêm.

(Nguồn: Trong Hoang, YouTube.com)

Các thao tác thay chén cổ xe máy Sirius Yamaha

Bước 1: Mở bánh xe, lấy chắn ba ra đi ép. Dùng búa và 1 cây lối thật dài để đục 2 chén cổ và tháo 2 rế bi ra. Trong chắn ba có 1 giá đỡ để bi tỳ lên, xoay cổ cho nhẹ, bạn đục đều ra.

Bước 2: Lấy 1 bộ chén cổ mới dành cho xe Yamaha Sirius ra, phân biệt rõ 2 bộ chén trên và chén dưới để lắp vào. Lau sạch giá đỡ rế bi, lấy mỡ bò thoa vào cho trơn rồi đóng đều vào chắn ba. Chú ý đóng sát mép giá để tránh hư lồng rế bi, khi xoay sẽ bị sượng. Khi nghe tiếng búa đã đục, dội lại là chén đã vào đúng vị trí.

Bước 3: Lấy giẻ lau sạch lồng đựng và đóng 2 bộ chén cổ vào chắn ba, đóng chén trên trước, chén dưới sau. Gõ đều 2 bên thì chén trên sẽ dần dần lún xuống, khi có tiếng đục dội lại là chén đã vào hết, tiếp tục đóng chén dưới vào.

Bước 4: Lấy giẻ lau sạch, cho 1 miếng mỡ bò vào để xiết bi trên (bi nhỏ) trước, chú ý nguyên lý của nó là phải bị thiếu 1 viên bị để tạo khoảng trống cho xe dễ dàng xoay cổ chứ không được lắp hết vào. Tiếp theo, bôi mỡ bò và xiết bi dưới vào, trình tự như bi trên.

Bước 5: Đây là phần quan trọng nhất - thay chén cổ. Lau sạch lồng đựng, bôi mỡ bò vào, úp chén vào. Tiếp theo đưa chắn ba lên, lắp giàn dè dưới, xiết 3 con ốc lại rồi gắn dè trên vào chắn ba xe. Lắp chắn ba khớp vào chén cổ, sau đó xiết nhẹ ốc vào, xoay qua xoay lại nhẹ nhàng, chú ý không xiết chặt ốc vì bạc đạn sẽ làm chén cổ lún xuống 1 ít nữa là vừa. Dùng súng loc-ke để 2 con tán chịu lại với nhau để khi bẻ lái không bị ra cổ xe.

Cuối cùng, thử lại 1 lần nữa, khi thấy không còn độ rơ, xoay qua xoay lại rất nhẹ không bị lắc là bạn đã hoàn tất quá trình thay bộ chén cổ. Trong quá trình sử dụng xe, bạn cần chú ý đừng để bi bị sét quá, như vậy chén cổ sẽ nhanh lún xuống và hỏng. Xe càng nặng chén cổ càng nhanh lún và khi bẻ cổ lái sẽ rất nặng.

Trên đây là một số hướng dẫn về các thao tác thay bộ chén cổ xe máy Sirius Yamaha. Nếu còn thắc mắc gì về chén cổ và chắn ba xe máy Yamaha, các bạn hãy comment ở dưới bài viết này để các anh em có kinh nghiệm sẽ hỗ trợ thêm cho bạn. Nếu còn thắc mắc thêm thông tin gì về các thao tác thay chén cổ và các phụ tùng khác cho xe máy, các bạn hãy liên hệ tới Máy Móc Minh Trí qua số điện thoại/ zalo 0915.498.666, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tìm hiểu thêm nhé !



CLICK NGAY ĐỂ KHÁM PHÁ THÊM

Cách siết chén cổ xe máy
 
Cách siết chén cổ xe máy
  
Cách siết chén cổ xe máy

Trên xe máy, chén cổ là một bộ phận quan trọng, góp phần làm tăng cảm giác lái của chúng ta. Một bộ chén cổ hư sẽ mang đến một cảm giác lái khó chịu. Vậy chén cổ nằm ở vị trí nào, chức năng của nó là gì, triệu chứng hư hỏng của nó như thế nào. PHỤ_TÙNG_HÀNG_HIỆU mời các bạn cùng shop tìm hiểu chủ đề thú vị này nhé.

  1. CHÉN CỔ TRÊN XE HONDA WINNER VÀ YAMAHA EXCITER:

Cách siết chén cổ xe máy

Chén cổ trên Honda  Winner

Cách siết chén cổ xe máy

Chén cổ trên Yamaha Exciter 150

  • Xét về cấu tạo cơ bản thì cả 2 bộ chén cổ đều giống nhau. Gồm có 2 phần là chén trên bộ chén trên và bộ chén dưới. Mỗi bộ chén sẽ có 3 chi tiết đó là bi chén cổ và hai mặt côn ép bi. Đối với bộ chén dưới thì hai mặt côn này sẽ có một mặt sẽ ép vào cổ, còn mặt còn lại sẽ ép vào chảng ba. Bộ chén trên chỉ có 1 mặt được ép vào cổ, mặt còn lại được siết ép lại bởi ốc chảng ba. Trên thị trường hiện nay có ba loại bi chén cổ, đó là loại bi đũa, bi cầu rời, bi rế (cũng là bi cầu nhưng có vòng định vị các viên bi).
  1. KHOANH VÙNG HƯ HỎNG VÀ BIỂU HIỆN NHẬN BIẾT KHI XE BỊ HƯ HỎNG CHÉN CỔ:

Cách siết chén cổ xe máy

Chén cổ có kêu cụp cụp khi qua ổ gà

  • Lỏng chén cổ: Một ngày nào đó, khi đang điều khiển xe trên đường, bỗng dưng đi qua ổ gà hoặc thắng gấp thì phần cổ lái của xe bạn phát ra tiếng kêu cụp cụp.
  • Lún chén cổ: đây là biểu hiện nặng hơn của lỏng chén cổ. Chén cổ lâu ngày sử dụng bị lỏng, bạn đã siết lại. Nhưng sau khi siết thì cổ xe bạn bị sượng, có những chỗ bẻ lái khó và hơi cứng, xen kẽ vào đó là những chỗ bẻ lái dễ dàng. Khi đó, chén cổ của bạn đã xuất hiện những ngấn lún sâu xuống khiến cho bi bị rớt và giữ lại ở đó.
  • Bể bi: Cũng có thể khi đang di chuyển trên đường, bỗng nhưng bạn bẻ lái khó khăn, xe không đi theo hướng như mình muốn, việc giữ cho xe đi thẳng hết sức khó khăn. Triệu chứng này cũng giống như bị lún chén cổ. Điểm khác biệt ở đây là lún chén cổ thì những gờ lún sẽ cách đều nhau. Còn bể bi thì những vị trí mà cổ lái bị sượng không đều nhau và luôn thay đổi do viên bi bị bể thành nhiều mảnh.

Cách siết chén cổ xe máy

Chén cổ sử dụng lâu ngày, mỡ bò bôi trơn bị lão hóa

  • Hết mỡ bò: bất cứ chén cổ nào khi ráp đều phải bôi mỡ bò để bôi trơn. Việc hết mỡ bò có thể là do rửa xe, lâu ngày nước thấm vào trong làm rửa trôi lớp mỡ bò bôi trơn. Khiến cho cổ lái bị sượng, nặng lái hoặc tệ hơn là bể bi.
  • Dung sai lắp ghép giữa mặt côn chứa bi và sườn xe tăng quá mức cho phép: Lúc này, mặt côn đó khi ráp vào sườn xe sẽ lỏng, cả 2 bộ chén cổ trên và dưới không đồng tâm khiến cho cổ bị lắc nhẹ và phát ra tiếng kêu khi qua ổ gà hoặc thắng gấp.
  •  Tới tuổi thọ: bất cứ một chi tiết nào trên xe khi được thiết kế cũng được tính toán đến tuổi thọ hoạt động. Tuổi thọ hoạt động của chi tiết ngắn hay dài cũng phụ thuộc vào cách gắn, môi trường làm việc và nhiệt độ môi trường.
  • Không thể không kể đến việc sử dụng phụ tùng kém chất lượng. Hiện nay do nhu cầu phụ tùng khá cao nên phụ tùng giả cũng tràn lan, để có được phụ tùng thay thế chất lượng chúng ta hãy đến những nơi uy tín để mua.
  • Tải trọng: tất nhiên một xe hay chở nặng thì sẽ dễ hư chén cổ hơn.
  • Va chạm: Việc rớt ổ gà nhiều cũng gây cho chén cổ bị hư. Hay khi xe bị đụng ở bánh trước, một lực lớn tác động đột ngột vào bánh xe được phuộc hấp thụ nhưng vẫn còn dư lực nên sẽ tác dụng lên chén cổ có thể gây hư hại chén cổ.
  1. BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH HƯ HỎNG

Cách siết chén cổ xe máy

Ép chén cổ bằng dụng cụ chuyên dụng

  • Khi chén cổ hư thì biện pháp khắc phục chỉ có 1 đó là thay chén cổ mới. Tuy nhiên, đi song song đó cũng cần phải kiểm tra chảng ba còn thẳng hay không, lỗ gắn mặt côn chén cổ còn tròn, ôm khít mặt côn hay không.
  • Để phòng tránh hư hỏng thì chúng ta nên: thay phụ tùng chất lượng, ép chén cổ đúng cách, không siết ốc ép chén cổ quá cứng, hạn chế đi vào ổ gà, hạn chế chở nặng…

***

Chén cổ là một bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến việc lái xe, chén cổ hư có thể gây cảm giác mệt mỏi và mất an toàn khi lái xe. Để xe của bạn luôn trong tình trạng tốt thì hãy luôn quan tâm và chăm sóc nó. Nhiệm vụ của chúng tôi là củng cố, nâng cao kiến thức, giúp khách hàng nói riêng và người sử dụng xe nói chung hiểu rõ hơn về các bộ phận quan trọng trên xe của mình. Từ đó các bạn sẽ biết cách chăm sóc và sử dụng xe tốt hơn.