Các xu hướng đổi mới trong quản trị nhà trường Tiểu học hiện nay

Theo đó, cần đổi mới tư duy về quản trị nhà trường, đặc biệt là quản trị nhân sự.

Thay đổi từ nhận thức đến hành động

Từ kinh nghiệm thực tế, cô Cao Thị Thúy Hồng - Hiệu trưởng Thường THCS Lý Tự Trọng [TP Lào Cai, Lào Cai] nhấn mạnh: Công tác quản trị nhà trường, đặc biệt là quản trị nhân sự có vai trò quan trọng, là điều kiện quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Song để quản trị tốt lại không dễ, đó là cả nghệ thuật, đòi hỏi phải có kiến thức, sự tinh tế và khéo léo của người quản lý.

Hiệu trưởng chính là thuyền trưởng, là người cầm cân nảy mực giữa các mối quan hệ trong nhà trường. Bản thân tôi luôn cố gắng học tập nâng cao trình độ, tự rút bài học kinh nghiệm từ đồng nghiệp và từ thực tiễn. Tôi cũng được bồi dưỡng, tập huấn về quản trị nhân sự. Qua đó, tôi có nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm quý. Tôi sẽ vận dụng vào thực tiễn của nhà trường cô Hồng cho biết, đồng thời tâm niệm: Làm quản lý cần biết lắng nghe, chia sẻ cùng giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

Từ thực tiễn của bản thân, cô Hồng chia sẻ kinh nghiệm: Hiệu trưởng cần xác định đúng vai trò của cán bộ quản lý, nhất là với việc phát triển đội ngũ giáo viên. Theo đó, hiệu trưởng cần thay đổi từ tư duy cho đến hành động; đồng thời cần có nhìn nhận, phân tích đánh giá đúng thực trạng giáo viên, nhân viên của trường mình; từ đó xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo. Đặc biệt cần tạo môi trường để giáo viên có động lực phát triển nghề nghiệp và tự bồi dưỡng thường xuyên.

PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền chuyên gia của Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông [ETEP] cho hay: Học viện Quản lý Giáo dục đang tiến hành tập huấn, bồi dưỡng hơn 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông mô-đun 2: Quản trị nhân sự trong trường các trường phổ thông của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Đây là những cán bộ cốt cán, để sau này họ sẽ hỗ trợ các đồng nghiệp khác tại địa phương mình. Mục đích là tạo ra cộng đồng học tập, làm sao để tất cả hiệu trưởng đều thay đổi nhằm thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông mới. Nói cách khác, hiệu trưởng phải thay đổi tư duy, nhận thức để hành động hiệu quả, chất lượng.

Các hiệu trưởng, hiệu phó trường tiểu học các tỉnh miền Bắc được bồi dưỡng, tập huấn về quản trị nhân sự. Ảnh: TG

Phát huy vai trò thuyền trưởng

Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng, tập huấn, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông phải phân tích được yêu cầu về đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường tiểu học; vai trò nhiệm vụ của hiệu trưởng đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong trường tiểu học.

Mặt khác, đánh giá tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong trường về cơ cấu, chất lượng, vấn đề cần ưu tiên giải quyết. Đồng thời, đánh giá phân tích được kế hoạch phát triển đội ngũ của trường mình, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên. Cùng với đó, đánh giá được công tác chỉ đạo trong việc tạo động lực, hướng dẫn, giải quyết xung đột trong trường. Nói cách khác, chúng ta quản trị nhân sự như thế nào để triển khai chương trình mới hiệu quả và thành công.

Theo đại biểu Quốc hội Tăng Thị Ngọc Mai - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nhà giáo, trước hết cán bộ quản lý phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, được bồi dưỡng cập nhật kiến thức liên tục. Phải dùng thực tiễn để làm thước đo năng lực hiệu quả. Họ phải luôn là lực lượng tiên phong gương mẫu, được đặt đúng chỗ, đúng tầm theo đơn hàng của xã hội. Hiệu trưởng phải hiểu rõ việc mình làm, có tầm nhìn. Là đầu tàu trong tư duy, tích cực đổi mới và hành động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm từ học tập nghiên cứu, cho đến giảng dạy, quản lý... đáp ứng được thời đại công nghệ số.

Cho rằng, cần có giải pháp căn cơ và giải quyết các nút thắt, đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai nhấn mạnh: Cần có cơ chế chính sách đồng bộ, sát thực tiễn và phải có chiến lược, tầm nhìn phát triển đối với các trường sư phạm. Đồng thời đặt giáo dục vào đúng vị trí để đầu tư và có chính sách khả thi. Tránh hình thức khẩu hiệu, thành tích.

Cũng theo đại biểu, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của hiệu trưởng ngày càng thay đổi và được coi như thuyền trưởng. Vì thế, hiệu trưởng phải là người huy động và sử dụng nguồn lực, hiểu rõ thế mạnh mà đội ngũ của mình đang có. Do đó, hiệu trưởng vừa là nhà quản lý, lãnh đạo, chuyên môn, sư phạm, nhà tổ chức, tư vấn giáo dục, điều phối các hoạt động xã hội liên quan đến giáo dục học sinh, giúp các em phát triển toàn diện.

Quan trọng nhất là phải thực hiện ba công khai trong nhà trường, tạo mối quan hệ đoàn kết nội bộ. Đồng thời mạnh dạn giao quyền tự chủ cho giáo viên của mình. Khi thực hiện đổi mới quản trị nhà trường, nhất là quản trị nhân sự, yếu tố quan trọng nhất vẫn là nhận thức, vai trò và năng lực của hiệu trưởng các nhà trường. - Cô Cao Thị Thúy Hồng

Ngày cập nhật : 25/10/2021

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) mới đòi hỏi công tác quản trị tại các cơ sở giáo dục cũng phải đổi mới, thậm chí còn phải đi trước một bước.

Công tác quản trị trường học góp phần đồng bộ hóa triển khai Chương trình GD phổ thông mới. Ảnh minh họa

Người đứng đầu phải thay đổi nhận thức

Tại khai mạc tập huấn và chuyển giao tài liệu mô-đun 5 về quản trị chất lượng giáo dục trường phổ thông, ông Đỗ Đức Quế, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) đã nhấn mạnh đến yêu cầu thay đổi quản lí, quản trị gắn liền với những đổi mới của CT GDPT 2018. Đơn cử, CT GDPT 2018 có những môn học, hoạt động giáo dục mới; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cũng đổi mới; nên cách triển khai đòi hỏi thay đổi tư duy của nhà quản lí, cách quản lí, quản trị. Việc quản lí, quản trị đội ngũ, phân công GV, sắp xếp thời khóa biểu, nhất là khi triển khai các môn học mới, cũng cần thay đổi để đáp ứng yêu cầu của CT. Quản lí, quản trị về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn học liệu ra sao để bảo đảm hiệu quả cũng là nội dung quan trọng cần lưu ý.

Triển khai đổi mới CT GDPT, thầy Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (Nghệ An) cho rằng, trước hết bản thân CBQL, đặc biệt là người đứng đầu cơ sở giáo dục phải thay đổi về nhận thức, tư duy. Trên cơ sở kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm quản lý, người đứng đầu nhà trường phải đi trước đội ngũ trong nhận thức về tầm quan trọng của công cuộc đổi mới. Trong đó, chú ý đến tiếp cận CT GDPT 2018, nhất là những điểm mới.

Cần dân chủ hóa mạnh mẽ hơn nữa công tác quản trị nhà trường; tạo môi trường dân chủ thực sự. Làm sao mọi cán bộ quản lí, GV, nhân viên nhà trường đều có tiếng nói và mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình. Muốn vậy, người quản lí, đặc biệt người đứng đầu phải biết lắng nghe, thậm chí phải chấp nhận sự khác biệt, biết cách thức tổ chức điều hành.

Phải giảm bớt sự áp đặt, trên cơ sở là các cấp quản lí cần tăng cường thêm tự chủ cho nhà trường; đồng thời bản thân nhà quản lí ở cơ sở giáo dục cũng cần tăng cường tính tự chủ và chủ động cho đội ngũ nhà giáo. Nếu đội ngũ nhà giáo không chủ động, không dám chủ động thì chắc chắn dẫn đến cách làm đối phó, thiếu đi tính hiệu quả.

Cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương cho rằng, các hiệu trưởng phải xây dựng được môi trường văn hóa trong nhà trường rất đồng bộ. Ứng xử giữa HS với HS, giữa phụ huynh với nhà trường, giữa GV với HS, giữa GV với GV, giữa cán bộ quản lí với GV… phải đưa được vào thể chế, quy định nội bộ nhà trường thật bài bản, cụ thể; tạo môi trường văn hóa nhà trường đẹp, thực hiện được và tạo được đồng thuận từ trên xuống dưới. Bên cạnh đó, cần giảm bớt áp lực thành tích. 

Các xu hướng đổi mới trong quản trị nhà trường Tiểu học hiện nay

Tập huấn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Đổi mới quản trị đồng bộ

Về đổi mới quản trị, ông Trần Tuấn Khanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang cũng nhấn mạnh việc khi chuyển từ CT GDPT 2006 sang thực hiện CT GDPT 2018, mục tiêu thay đổi thì nội dung, phương pháp quản trị nhà trường phải thay đổi. Quan điểm chỉ đạo chung là phải linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho GV, HS trong dạy và học; lấy hiệu quả tiếp thu kiến thức, kỹ năng của HS là ưu tiên hàng đầu.

Đi cụ thể vào thực hiện CT, bố trí GV, quản trị cơ sở vật chất, ông Khanh cho biết, đối với bậc trung học, An Giang hướng dẫn, khuyến khích các trường xây dựng một kế hoạch giáo dục chung cho cả 2 CT, định hướng thực hiện CT hiện hành theo hướng tiếp cận CT GDPT 2018. Việc bố trí GV cơ bản bảo đảm đủ, đúng chuyên môn, phân công GV dạy liên trường để cân đối nơi thừa, nơi thiếu.

Hiệu trưởng các trường nghiên cứu nắm chắc CT mới để dự báo nhu cầu GV, nhất là đối với các môn mới, báo cáo Phòng/Sở GD&ĐT kịp thời điều động, luân chuyển, hoặc trình UBND tỉnh bổ sung biên chế thực hiện tuyển dụng. Tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có của trường, nhưng hướng đến không nhất thiết bố trí mọi hoạt động giáo dục trong khuôn viên trường. Mở rộng ra ngoài khuôn viên trường như bảo tàng, di tích lịch sử tại địa phương để dạy học, đồng thời tạo cơ hội cho HS trải nghiệm, khám phá, từ đó bổ sung thêm kiến thức, vốn hiểu biết xã hội.

Chia sẻ với vất vả của hiệu trưởng trường tiểu học, THCS khi phải đồng thời quản trị 2 CT (CT GDPT 2006, CT GDPT 2018), GS.TS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho rằng, việc Bộ GD&ĐT đưa vào bồi dưỡng mô-đun về quản trị nhà trường là cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của nội dung này, ngay từ năm 2019, Nghệ An đã tổ chức bồi dưỡng cho hơn 1.000 hiệu trưởng trường phổ thông về quản trị nhà trường, để sẵn sàng triển khai CT GDPT mới từ năm học 2020 - 2021. Đầu tiên là bồi dưỡng cho đội ngũ về ý thức, trách nhiệm, sự hi sinh tận tụy; sau đó mới đến năng lực lãnh đạo quản lí và quản trị nhà trường.

Cho biết, về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục, Bộ GD&ĐT đã triển khai thành chuyên đề rất bài bản, GS Thái Văn Thành cũng nhấn mạnh đến quản trị chất lượng giáo dục, quản trị nhân sự. Quản trị nhân sự chính là việc sắp xếp, bố trí, sử dụng đội ngũ GV trong nhà trường để phát huy năng lực, sở trường từng người. Cùng với đó là quản trị về tài chính, cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm. Nội dung này đã có cơ quan quản lí cấp trên, chính quyền địa phương hỗ trợ; cần vai trò của Bộ GD&ĐT tham mưu Chính phủ, chỉ đạo địa phương để bảo đảm các điều kiện, các thiết bị dạy học tối thiểu như Bộ quy định cho thực hiện CT mới.

CT GDPT 2018 đưa ra 5 phẩm chất, 10 năng lực cốt lõi. Từ đó, GS.TS Thái Văn Thành cho rằng, nhà trường phải điều chỉnh lại hệ thống năng lực cốt lõi theo CT mới; từ đó chiến lược phát triển nhà trường cũng phải điều chỉnh. Hiệu trưởng phải có năng lực phát triển CT và quản lí phát triển CT. Triển khai CT mới, nếu không nắm được phát triển CT môn học, phát triển CT nhà trường thì rất khó trong quản trị. 

Theo GD&TĐ