Các sản phẩm chuyên môn hóa của nhật năm 2024

Xuất khẩu xoài Việt sang thị trường Úc, tuy nhiên giá trị chỉ bằng 1/10 giá xoài Nhật Bản. Ảnh: Thy Hằng

Yếu điểm chế biến và bảo quản

Mặc dù chưa được như câu chuyện xoài “nước bạn” nhưng chúng ta từng bán 12 quả vải thiều giá 430.000 đồng, thanh long giá 200.000 đồng/ kg, thậm chí tía tô 700 đồng mỗi lá…tất cả đều xuất sang thị trường Nhật.

Điều đáng nói, những sản phẩm này không nhiều và để đủ tiêu chuẩn xuất vào các thị trường khó tính với mức giá kể trên, nông sản phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt từ sản xuất đến bảo quản và chế biến.

Trong khi đó, bảo quản và chế biến nông sản luôn là điểm yếu của nông nghiệp Việt. Chia sẻ với DĐDN, Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định, Việt Nam yếu hẳn về kế hoạch, công nghệ dự trữ, chế biến sâu cho nông sản. Nếu thay đổi được điều này, giá trị nông sản Việt sẽ cao hơn nhiều lần. Câu chuyện đóng gói, bảo quản và chế biến quả xoài của Nhật Bản là minh chứng.

Để có những quả xoài xuất khẩu giá bán 800.000 đồng/quả, từng quả xoài Nhật Bản bọc riêng trong những chiếc túi nilon, lót thêm một lớp lưới xốp chống dập nát và cuối cùng là đặt trong một chiếc hộp nhựa trong suốt có dán tem mác, mã vạch đầy đủ, bán theo quả. Thậm chí, có những quả xoài đỏ Nhật Bản nặng chỉ từ 350-400 gram nhưng giá bán lên đến 1,7 triệu đồng. Như vậy, nếu tính theo cân, xoài Nhật đắt gấp cả 100 lần giá xoài của Việt Nam.

Đấu giá sản phẩm nông sản

Bởi vậy, ông Phú kiến nghị, cần có sự hỗ trợ của nhà nước về công nghiệp chế biến và dự trữ cho doanh nghiệp và người dân. Như tại Nhật Bản, Chính phủ nước này hỗ trợ, khuyến khích người nông dân tham gia hợp tác xã để đủ tài chính sở hữu các kho trữ lạnh, bảo quản tốt nông sản khi tới tay người tiêu dùng.

Thậm chí, Nhật Bản còn xác định tâm thế biến nông nghiệp thành ngành công nghiệp thứ sáu. Nói như, ông Hiroshi Matsuura- đại diện Đại sứ quán Nhật Bản: “Chính phủ tạo cơ chế để không chỉ sản xuất thông thường mà còn gia công, chế biến nhiều sản phẩm khác nhau từ một loại nông sản. Chỉ riêng việc cắt rau, củ quả và đóng gói cũng đã là một doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản”.

Tương tự Nhật Bản, ông Phú còn cho biết tại Đức, quốc gia này cũng có kho lúa, kho bắp cải…hàng nghìn tấn được Chính phủ xây dựng để người nông dân có thể gửi vào đó để bảo quản miễn phí.

“Trong khi đó, tại Việt Nam lúa thu hoạch lên để bên vệ ruộng, cá vớt lên mấy tiếng là ươn. Bởi vậy, Chính phủ cần quan tâm hơn tới vấn đề này", ông Phú cho biết.

Không riêng về chế biến, Nhật Bản cũng được nhắc tới như một mô hình điển hình về tiêu thụ nông sản. Theo đó, mọi mặt hàng liên quan đến nông sản như lương thực, thực phẩm, hoa cây cảnh…đều giao dịch thông qua chợ đấu giá. Nhật Bản có hàng trăm các chợ đấu giá ở tất cả các tỉnh, thành. Các chợ này do Bộ Nông nghiệp cấp giấy phép hoạt động. Chi phí xây dựng phần thô, máy móc do Chính phủ đầu tư, phần còn lại như hệ thống máy tính công ty tự trang bị.

Từ mô hình của Nhật Bản, Chuyên gia Vũ Vĩnh Phú nhận định Việt Nam cũng có thể phát triển mô hình chợ nông sản như vậy. Thậm chí là tổ chức sàn đấu giá. Có vậy, sản xuất nông nghiệp mới phản ánh đúng quan hệ cung cầu, tránh được tình trạng "người bán bị người mua ép giá hay người mua bị người bán nâng giá" như ở thị trường tự do.

Ở Nhật, để tham gia các phiên chợ đấu giá, nông dân Nhật chỉ cần tập hợp lại thành từng nhóm hay HTX để chung nhau mã số, một tài khoản ngân hàng và thương hiệu mà không phải đóng bất cứ khoản phí nào. Đây cũng là một trong những phương thức hữu hiệu để Nhật Bản vận động thành công nông dân chuyển đổi từ sản xuất kinh tế hộ nhỏ lẻ sang hình thức liên kết kinh tế tập thể, HTX sản xuất hàng hóa.

Tuy nhiên, để triển khai được theo mô hình này, không chỉ cần sự tham gia của các chủ thể trong chuỗi sản xuất và chế biến nông sản, còn cần có sự chung tay của Chính phủ, Bộ ngành liên quan trong việc tạo sân chơi cho doanh nghiệp và nông dân trong cuộc đua nâng cao giá trị nông sản Việt.

Nhật Bản là quốc gia có những thành tựu vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, từ công nghệ đến văn hóa và trong cả lĩnh vực nông nghiệp. Với diện tích đất đai hẹp nhưng tinh thần sáng tạo không giới hạn, nền nông nghiệp Nhật Bản đã trở thành một điển hình cho sự phát triển mà nhiều nước phải ngả mũ thán phục.

Vậy sự thành công của nông nghiệp Nhật đến từ đâu? Cùng ABS Việt Nam khám phá trong bài viết này nhé!

1. Giới thiệu chung về nông nghiệp Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc đảo với khoảng 72% diện tích đất nước là đồi núi, giữa là cao nguyên và bồn địa. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm chưa đến 14% diện tích lãnh thổ.

Do nguồn tài nguyên đất sử dụng để phát triển nông nghiệp rất hạn chế, buộc người Nhật phải nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại và tối ưu hóa việc sử dụng đất đai cũng như nguồn nước.

Nhìn chung, nông nghiệp Nhật Bản tập trung đa dạng nhiều loài cây trồng với các ngành chính gồm trồng lúa, rau, trái cây như táo, cam, quýt, lê và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Một cánh đồng trồng trọt rộng mênh mông tại Nhật Ảnh: Internet

Đất nước mặt trời mọc nổi tiếng với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng hàng đầu thế giới. Không chỉ người Nhật Bản, Việt Nam mà người dân nhiều nước cũng rất chuộng đồ Nhật.

Có thể nói, chính phủ nước bạn đã rất thành công khi xây dựng được nhận thức tiêu dùng cho các sản phẩm Made in Japan. Sản phẩm được bán trên thị trường đều phải đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm chặt chẽ, có chứng nhận bởi chính phủ hoặc các tổ chức uy tín. Và họ cũng làm rất tốt việc biến nông nghiệp lạc hậu trở thành ngành phát triển và hiện đại.

2. Lịch sử phát triển

2.1. Nông nghiệp Nhật Bản trước khi cải cách

Trước đây, nông nghiệp của xứ sở hoa anh đào cũng lạc hậu và nghèo nàn. Lúa nước là cội nguồn chính. Ngoài ra, người dân cũng đa dạng các loại cây trồng khác như lúa mì, lúa mạch, đỗ tương, củ cải…

Thời bấy giờ, có đến 80% dân số Nhật Bản gắn bó với nghề nông. Người dân canh tác theo kiểu truyền thống nên năng suất mang lại không cao. Thêm vào đó, việc thường xuyên phải đối mặt với bão lũ, động đất phá hoại mùa màng khiến cuộc sống của họ rơi vào cảnh lầm than.

Đồng ruộng Nhật Bản trước cải cách Ảnh: Internet

Và cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị đã bùng nổ, tạo nên một bước ngoặt lớn trong kinh tế xứ sở hoa anh đào nói chung và nền nông nghiệp nói riêng.

2.2. Nền nông nghiệp sau cải cách

Người Nhật bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu các phương pháp canh tác của phương Tây để áp dụng linh hoạt trong nền nông nghiệp nước nhà. Họ liên tục thử nghiệm và lai ghép cho ra những loại cây nông nghiệp mới với chất lượng tốt và năng suất cao hơn. Nhiều phương pháp thâm canh được sử dụng để tối đa sản lượng.

Đặc biệt, các loại máy móc nông nghiệp được áp dụng triệt để như máy ủi, máy cày… giúp giảm sức lao động và gia tăng sản lượng một cách đáng kinh ngạc. Điều này được minh chứng qua sản lượng gạo tăng từ 9,5 triệu tấn năm 1950 lên 13 triệu tấn vào năm 1975.

2.3. Nông nghiệp Nhật Bản hiện đại

Hiện nay, nền nông nghiệp Nhật Bản rất phát triển với việc áp dụng kỹ thuật mới, tự động hoá và robot. Nông sản đều đạt chất lượng tốt và năng suất cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU…

Robot được sử dụng trong thu hoạch nho Ảnh: Internet

Tuy nhiên, người dân Nhật hiện đã không còn mặn mà với việc mưu sinh trên đồng ruộng, số lượng nông dân chỉ còn vỏn vẹn 3%, dẫn đến việc thiếu hụt lao động trầm trọng. Bởi vậy, các đơn hàng đi XKLĐ ngành nông nghiệp rất nhiều thu hút nhiều lao động đăng ký tham gia.

3. Sự phát triển nông nghiệp Nhật Bản đến từ đâu?

Mặc dù tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển nông nghiệp rất hạn chế nhưng xứ sở hoa đào vẫn sở hữu một nền nông nghiệp phát triển đáng để nhiều quốc gia học tập nhờ vào các yếu tố sau:

3.1. Sử dụng robot

Máy móc và robot hiện đang có những đóng góp không nhỏ cho nền nông nghiệp xứ sở mặt trời mọc.

Robot là lực lượng lao động chính tại nhiều nông trại, làm hầu hết các khâu từ tưới nước, bón phân cho đến thu hoạch. Trong khi đó, các máy móc hiện đại cũng được ứng dụng như máy cày tự hành có thể canh tác và bón phân sau khi kiểm tra chất lượng đất, các loại máy thu hoạch và thiết bị như một chiếc balo giúp người dân thu hoạch trái cây…

Robot tưới cây tại Nhật Ảnh: Internet

Việc áp dụng này đã giúp sản lượng các loại nông sản tăng, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu. Đồng thời, chất lượng sản phẩm cao khẳng định vị thế nông sản Nhật trên thị trường quốc tế.

3.2. Áp dụng kỹ thuật nhà kính

Nếu như nền nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thời tiết và mùa vụ thì việc nuôi trồng và canh tác của nông nghiệp Nhật Bản diễn ra quanh năm. Nhờ vào trồng trọt trong nhà kính mà các loại nông sản phát triển không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay khí hậu.

Trồng rau trong một nhà kính tại xứ sở hoa anh đào Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, phương pháp canh tác này giúp cây trồng khỏe mạnh và cho năng suất cao, hạn chế tối đa sâu bệnh phá hoại. Người dân ít khi phải sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng tới chất lượng nông sản và sức khỏe người dùng.

Áp dụng phương pháp canh tác nhà kính vừa bảo vệ môi trường sống vừa nâng cao chất lượng nông sản và lợi ích kinh tế cho người nông dân.

3.3. Văn hóa của người Nhật trong nông nghiệp

Người dân xứ sở hoa anh đào rất yêu quý thiên nhiên nên khi trồng loại cây nào họ cũng đều nghĩ tới sự sống còn của chúng. Người nông dân Nhật sẽ để 5 – 10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

Tại đất nước “khó tính” này, làm hàng giả, nhái, kém chất lượng đều bị nghiêm cấm và phạt rất nặng, còn bị xã hội tẩy chay. Họ cho rằng những người này là “kẻ diệt chủng” và phải nhận những hình phạt thích đáng. Bởi vậy, trên thị trường Nhật gần như không có sản phẩm độc hại. Các nông sản nhập khẩu vào cũng phải qua sự kiểm định rất khắt khe.

Thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản phải qua kiểm định nghiêm ngặt Ảnh: Internet

Ngoài ra, Chính phủ Nhật không cho phép sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học bừa bãi. Phần lớn họ sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn và theo đuổi nông nghiệp hữu cơ.

4. Lời kết

Tóm lại, tuy diện tích đất nông nghiệp hạn chế, tỷ lệ người dân làm nông thấp nhưng nông nghiệp Nhật Bản vẫn phát triển đáng ngưỡng mộ nhờ áp dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Bạn có thể cân nhắc đăng ký các đơn hàng XKLĐ ngành nông nghiệp tại xứ sở hoa anh đào để trải nghiệm thực tế nhé!

Chủ đề