Cá tai tượng giống giá bao nhiêu năm 2024

Giống cá tai tượng là loài cá có kích thước lớn, dễ nuôi, dễ chăm sóc.

THÔNG TIN SẢN PHẨM:

{-rl.content-}

Trên vườn trồng dừa, dưới ao nuôi cá tai tượng là một mô hình vừa dễ thực hiện, vừa mang lại hiệu kinh tế quả cao. Hiện ông là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nghề cá tỉnh Tiền Giang, Chi hội trưởng Chi hội Nghề cá xã Phú Kiết.

Với diện tích khoảng 15.000 m2 đất vườn nằm ở khu vực khá lý tưởng cho việc nuôi cá và trồng cây ăn trái, có nước sông ra vào, hiện khu vườn của gia đình ông Hai trồng 200 gốc dừa dứa, 200 gốc dừa Mã Lai đang cho trái và 6 ao thả cá nuôi, có diện tích khoảng 3.000m2.

Ông Hai Hiếu Liêm đang nuôi cá gồm các loại cá như: ca tai tượng, cá sặc rằn và cá hường, nhưng chủ yếu vẫn là cá tai tượng thương phẩm.

Cá tai tượng giống giá bao nhiêu năm 2024

Cho cá ăn mỗi buổi sáng là công việc thường ngày của ông Hai Hiếu Liêm, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Nói về kỹ thuật nuôi cá, nhất là kỹ thuật cá tai tượng, ở vùng này ông Hai đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm thăng trầm qua nhiều năm kiên trì nuôi.

Thêm vào đó là sự say mê đầu tư nghiên cứu, tìm tòi học hỏi từ các tài liệu khuyến nông, đồng thời có dịp được tiếp cận với những kỹ sư, cán bộ ngành nông nghiệp thân quen đang công tác ở tỉnh, do vậy, ông rất am hiểu về đặc điểm và quá trình phát triển của loài cá tai tượng.

Ông cho biết, cá tai tượng luôn là nguồn thức ăn rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay do cá có thịt thơm, ngon, giá cá thương phẩm hiện trên thị trường khoảng 60.000đồng/kg, thường xuyên xuất hiện trong các nhà hàng, quán ăn và cả bữa cơm gia đình hàng ngày.

Đặc biệt cá tai tượng là loài cá nước ngọt rất dễ nuôi, sống vùng nước lặng, nhiều thủy sinh, thích hợp với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cá tai tượng dễ thích nghi với môi trường, sống được cả điều kiện nước tù, thiếu oxy, vùng nước lợ; chịu nóng tốt hơn chịu lạnh, nhiệt độ lý tưởng là từ 22oC đến 30oC. Loài cá tai tượng này thuộc nhóm ăn tạp và thiên về thực vật (rau, bèo các loại...).

Ông Hai chia sẻ, ông đang nuôi cá tai tượng theo quy trình an toàn sinh học nhằm đảm bảo sức khỏe cho cá nuôi, người nuôi, người sử dụng và môi trường.

Về kỹ thuật nuôi cá tai tượng, trước hết ao nuôi phải dọn sạch bùn, cây cỏ mục, lắp các lỗ mội, bón vôi bột vệ sinh ao và phơi đáy ao khoảng 10 ngày, liều lượng 10 đến 15 kg/100m2; xung quanh ao có làm lưới chắn cao khoảng 0,5m, chặt bớt các cây xung quanh ao không để che khuất quá 25% diện tích mặt ao.

Ao nuôi cá tai tượng sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, độ sâu của nước trong ao từ 1 - 2m và thường xuyên thay nước (2 tuần/lần) là tốt nhất.

Sau cùng, chọn cá tai tượng giống tốt, khỏe và thả với mật độ từ 3 - 10 con/m2 ao nuôi. Cá tai tượng sau khi ương độ 1 tháng chuyển thành cá tai tượng giống và cho ăn thực vật là chính.

Giai đoạn đầu cá tai tượng ăn thực vật nhỏ (bèo cám, lá rau muống...), sau khi cá tai tượng đã lớn cho ăn các loại rau, vật thủy sinh, phế phẩm nhà bếp...

Trong quá trình nuôi cá tai tượng, hạn chế sử dụng hóa chất - thuốc kháng sinh, tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học; định kỳ dùng chế phẩm sinh học hoặc Zeolite xử lý nước và đáy ao, theo liều lượng hướng dẫn ghi trên chế phẩm.

Cá tai tượng nuôi độ chừng 2 năm sẽ đạt trong lượng trung bình 1,5 kg/con là bắt đầu bán.

Với quy trình nuôi cá tai tượng như vậy, cứ sau 2 năm ông Hai xuất trên 5 tấn cá tai tượng thương phẩm, chưa kể xen cá sặc rằn và cá hường.

Tiền từ bán cá, cộng với bán dừa dứa và dừa Mã Lai (thu nhập bình quân 12 triệu đồng/tháng), mỗi năm gia đình ông Hai Hiếu Liêm có thu nhập từ 800 - 900 triệu đồng.

Nhiều năm qua, từ mô hình "Trên dừa, dưới cá", kinh tế gia đình của lão nông Đỗ Hiếu Liêm ngày càng phát triển, xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi, con cái đều đã trưởng thành.

Có được cuộc sống ổn định, gia đình ông rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội - từ thiện tại địa phương, thường xuyên chia sẻ, hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật nghề nuôi cá, trồng cây cho bà con xung quanh; mỗi năm ông giúp đỡ các hộ nghèo khoảng 20 triệu đồng.

Vừa qua, ông Hai tự nguyện hiến khoảng 100m2 đất mặt tiền dọc theo lộ để chính quyền địa phương làm trụ sở ấp Phú Khương B, rất thuận tiện cho bà con hội họp...

Nhờ tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư phát triển mô hình "Trên dừa , dưới cá" đã giúp ông đi đến thành công như ngày hôm nay.

Giống cá tai tượng là loài cá có kích thước lớn, dễ nuôi, dễ chăm sóc.

Cá tai tượng có thể nuôi để ăn hoặc là làm cảnh cũng rất bắt mắt.

Cá tai tượng:

Cá tai tượng giống giá bao nhiêu năm 2024

Cá tai tượng giống phân bố ở vùng đồng bằng Nam Bộ , sống ở vùng nước lặng, nhiều cây thủy sinh.

Đây là loài cá chiều cao, miệng rộng và nhọn, dưới dụng có 2 sợi vây kéo dài thành râu.

Thịt cá tai tượng mang lại một hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khoẻ.

Hướng dẫn thả giống, nuôi và chăm sóc cá tai tượng tại nhà và cho hệ thống aquaponics

Cá tai tượng giống giá bao nhiêu năm 2024

  • Cá rô phi giống được nuôi nhiều ở ngoài hồ nươc ngọt cũng như các bể cá gia đình. Khi nuôi thả cá rô phi cần chú ý những điểm sau:
  • Mật đô nuôi: thả khoảng cho bể cá 500 lít (
  • Phơi nước tầm 3-10 ngày trước khi thả cá
  • Cẩn bổ sung máy xủi oxi cho hồ cá nhỏ
  • Thức ăn : Sử dụng cám hiệu ABS Việt Nam ( 410,000 VNĐ/25kg hoặc Cargill Mỹ (560,000VNĐ/25kg)

🏢 Trại cá giống Tâm Sạch tại Cần Giuộc – Long An ( phí giao hàng từ 50-200k)

☎Hotline: 0909 776 880 ( zalo)