Ca sĩ anh bằng tên thật là huỳnh văn bằng năm 2024

Anh Bằng (tên thật Trần An Bường (5/5/1926 – 12/11/2015) là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam với số lượng sáng tác khoảng 650 tình khúc để lại cho đời. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu dòng của dòng nhạc vàng và nhạc hải ngoại, là người đã sáng lập Trung tâm Asia vào năm 1980.

Ngoài những tác phẩm của chính ông, Anh Bằng còn là một trong nhóm ba người hợp tác soạn nhạc với bút hiệu Lê Minh Bằng.

Ca sĩ anh bằng tên thật là huỳnh văn bằng năm 2024

Tên thật là Trần An Bường. Sinh năm 1925 tại Hà Nội, sau 1954 sống tại Sài Gòn, hiện định cư tại Hoa Kỳ. Năm 1965 – 1975 cùng hai nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ lập nhóm sáng tác ký tên chung là Lê Minh Bằng

Anh Bằng tên thật An Bường, sinh năm 1925 tại thị trấn Điền Hộ thuộc tỉnh Ninh Bình gần ranh giới tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 100 cây số về phía Nam. Ông theo học Trung học ở Hà Nội trước khi theo gia đình di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở Sài Gòn cho đến năm 1975.

Trong thời kì 1954 – 1975, nhạc sĩ Anh Bằng rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm sáng tác và phổ nhạc. Các tác phẩm như Nếu vắng anh (phổ từ bài Cần thiết của nhà thơ Nguyên Sa), Khúc Thụy du (phổ từ bài thơ cùng tên của Du Tử Lê), Người thợ săn và đàn chim nhỏ… đã được các ca sĩ Tuấn Ngọc, Ngọc Lan, Khánh Ly… thể hiện rất thành công.

Năm 1975, Anh Bằng cùng gia đình di tản sang Mỹ ở độ tuổi 50, và vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassettes Dạ Lan (1981 – 1990).

Năm 1966, Anh Bằng cùng với hai nhạc sĩ khác là Lê Dinh và Minh Kỳ thành lập một nhóm sáng tác nhạc, kí chung tên là Lê Minh Bằng. Các hoạt động chính của nhóm bao gồm:

Ca sĩ anh bằng tên thật là huỳnh văn bằng năm 2024

Mở lớp dạy nhạc có tên là “Lớp Nhạc Lê Minh Bằng” tại địa chỉ số 102/8 đường Hai Bà Trưng, Tân Định, Sài Gòn. Ba nhạc sĩ thay phiên nhau giảng dạy về lý thuyết (nhạc lý, ký âm) và thực hành (luyện giọng, xướng âm).

Thành lập ban nhạc “Sóng Mới”, chuyên trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn. Cố vấn cho giám đốc hãng đĩa hát Asia là ông Nguyễn Tất Oanh trong việc lựa chọn bài hát và ca sĩ. Phụ trách trong việc tổ chức chương trình “Tuyển Lựa Ca Sĩ” được tổ chức hàng tuần ở rạp hát Quốc Thanh, do Đài Phát Thanh Sài Gòn thực hiện.

Sáng tác, xuất bản, và phổ biến nhiều ca khúc mới dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Lê Minh Bằng, Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường… Trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất có lẽ là Chuyện tình Lan và Điệp.

Trên một ngàn người đã đến tham dự tang lễ, tiễn đưa nhạc sĩ Anh Bằng đến nơi an nghỉ cuối cùng vào chiều 21 tháng 11 tại nghĩa trang Good Shepherd, thành phố Huntington Beach, California.

Lễ động quan bắt đầu khoảng trưa tại nhà quàn thuộc nghĩa trang Peek Family, sau đó di quan đến nhà thờ Santa Barbara, thành phố Santa Ana.

Ngày Thứ Bảy nhưng có rất đông quan khách, bao gồm khán giả yêu thích các chương trình của trung tâm Asia, những người hâm mộ dòng nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng, và rất nhiều khuôn mặt ca nghệ sĩ, nhạc sĩ, các trung tâm ca nhạc lớn tại hải ngoại… từ khắp nơi hội tụ về đây, để nhìn mặt ông lần cuối.

Trong số này, có thể kể đến đại diện trung tâm Thúy Nga, ca sĩ Khánh Ly, ca sĩ Lê Uyên, ca sĩ Thanh Tuyền, ca sĩ Trúc Mai, chị Thái Xuân (trung tâm Diễm Xưa), ca sĩ Mai Thanh Sơn, ca sĩ Hoàng Anh Thư, ca sĩ Nguyên Khang, ca sĩ Ngọc Huyền, ca sĩ Mỹ Huyền, ca sĩ Lan Ngọc, nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh, nhạc sĩ Nam Lộc, nhạc sĩ Trúc Hồ, MC Diệu Quyên, bà Thúy Uyển (Kịch đoàn Dân Nam Thúy Uyển), ca sĩ Quang Thành, ca sĩ Lâm Nhật Tiến…

Ca sĩ anh bằng tên thật là huỳnh văn bằng năm 2024

Nhạc sĩ Lam Phương và ca sĩ Phương Hồng Quế tại nghĩa trang Good Shepher đưa tiễn nhạc sĩ Anh Bằng lần cuối. (Hình: Đức Tuấn/Người Việt)

Về phía các linh mục tham dự, có khoảng 14 linh mục tại quận Cam cũng như các nhà thờ ở những tiểu bang xa, hoặc những quốc gia như Canada, Việt Nam, và Âu Châu…

Đức giám mục Dominico Mai Thanh Lương là chủ tế Thánh Lễ an táng nhạc sĩ Anh Bằng.

Bên cạnh đó còn có ca đoàn giáo xứ Santa Barbara tham dự.

Chương trình thánh lễ gồm phần cầu nguyện cho nhạc sĩ Anh Bằng, và ôn lại tiểu sử cùng những hoạt động nghệ thuật rất xúc động, tinh tế, do linh mục Joseph Nguyễn Thái rao giảng.

Chương trình Thánh Lễ an táng tại nhà thờ Santa Barbara chấm dứt khoảng 2 giờ 30, sau đó di quan đến nghĩa trang Good Shepherd.

Nhạc sĩ Anh Bằng tên thật Trần An Bường, sinh ngày 5 Tháng Năm, tại Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ông từng là chủng sinh tiểu chủng viện Ba Làng, trước những năm đất nước chia đôi.

Ông từng bị kết án tử hình, bị giam giữ tại trại tù số 5, Lý Bá Sơ, Thanh Hóa, sau khi người anh ruột là chỉ huy trưởng tự vệ, Đại Uy Trần An Lạc, bị Việt Minh hạ sát ở Phát Diệm.

Nhạc sĩ Anh Bằng ra đi để lại gia tài âm nhạc đồ sộ với trên 650 ca khúc, trong đó có trên 200 ca khúc đã được trình làng và có rất nhiều nhạc phẩm tình ca được nhiều người yêu chuộng, như Anh Còn Nợ Em, Anh Còn Yêu Em, Mai Em Đi, Đêm Nguyện Cầu, Nỗi Lòng Người Đi…

Ca sĩ anh bằng tên thật là huỳnh văn bằng năm 2024

Ca sĩ Khánh Ly, ca sĩ Thiên Trang, ca sĩ Thanh Thúy và một thân hữu, tại tang lễ nhạc sĩ Anh Bằng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Trả lời nhật báo Người Việt về cảm nhận khi tham dự Thánh Lễ an táng nhạc sĩ Anh Bằng, ca sĩ Khánh Ly nói: “Có những mất mát trong cuộc đời mà tôi nghĩ không có gì có thể bù đắp được, như ngày hôm nay sự ra đi của nhạc sĩ Anh Bằng là một sự kiện rất lớn, đối với chúng tôi, tất cả những anh chị em ca nghệ sĩ sống với nhau như một gia đình, và chúng tôi hướng về nhạc sĩ Anh Bằng như cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, hay như người cha chung. Ông là tấm gương trong sáng soi chiếu trong cuộc sống này, và chúng tôi soi vào đó để đi tới những điều thánh thiện, đối xử tử tế…”

Cũng buổi trưa hôm nay, trong Thánh Lễ an táng, ca sĩ Nguyên Khang, ca sĩ Mai Thanh Sơn, ca sĩ Lâm Nhật Tiến cùng nhạc sĩ Trúc Hồ trình bày các ca khúc Nỗi Lòng Người Đi, Đêm Nguyện Cầu, Mai Tôi Đi, thật xúc động.

Ca sĩ Nguyên Khang cho biết: “Có thể nói đây là giờ phút chót để đưa tiễn người thầy, người cha đến nơi an nghĩ cuối cùng. Thật sự đó cũng không phải là điểm cuối cùng của ông, mà tôi vẫn nghĩ ông đang đi đến một nơi chốn nào đó thật tốt đẹp, nơi đó không còn những đau đớn về thể xác như ông đã từng chịu đựng trong suốt tám năm qua với căn bệnh hiểm nghèo. Mọi người trong trung tâm đều rất buồn, tuy nhiên với gia tài ông để lại trên sáu trăm mấy chục bài, trong đó có trên 40 bài chưa được phổ biến, và hi vọng là ca sĩ chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để trình bày những sáng tác mới ấy. Mong ông được mau sớm về chốn thiên đàng, về với Chúa.”

Ca sĩ Thanh Tuyền tâm tình: “Đối với chú Anh bằng, tôi rất được chú yêu mến, lúc còn khỏe mạnh, có lần chú nói chừng nào chú ra đi, Thanh Tuyền phải có mặt để tiễn chú nhé, và hôm nay để thực hiện ước nguyện đó của chú, tôi bay sang đây để đến viếng chú lần cuối, cũng như tham dự lễ an táng.”

Khán giả Phạm Trọng Hiệp, cư dân Fountain Valley, cũng là bạn thân của anh Trần An Thanh, con trai nhạc sĩ Anh Bằng, cho biết: “Tôi rất xúc động trước sự chung thủy, tình cảm của đồng hương, khán giả tại hải ngoại dành cho bác Anh Bằng. Đó là sự trân quý, nói lên được sự đôn hậu, tính tình hiền hòa, và tài hoa của người nhạc sĩ, lúc nào cũng được mọi người kính nể, hâm mộ.”

Ca sĩ anh bằng tên thật là huỳnh văn bằng năm 2024

Quan tài di chuyển đến địa điểm làm lễ an táng tại nghĩa trang Good Shepherd. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Tương tự tại nhà thờ Santa Barbara, tại nghĩa trang Good Shepherd, rất đông người chờ đợi từ lúc xe tang chưa đến, đến khi buổi lễ hạ huyệt được hoàn tất và mọi người xếp hàng dài để lần lượt đi vào đặt những cánh hoa hồng lên nắp quan tài, thay cho lời chia tay cuối cùng giữa người ở lại và người ra đi.

Hình ảnh gây nhiều xúc động nhất là nhạc sĩ Lam Phương, sức khỏe kém, ngồi xe lăn, hai lần được người em rể đẩy xe đến thăm viếng người bạn vong niên, cũng là đồng nghiệp.

Nói với chúng tôi, nhạc sĩ Lam Phương cho hay: “Đây là mất mát rất lớn cho nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại, tuy biết rằng ngày này ai cũng sẽ có một lần, thế nhưng mình vẫn ngậm ngùi, thương cảm… Rồi cũng sẽ đến ngày của mình thôi.”