Bóng trong âm ly đèn dùng bao lâu phải thay

TÔI ĐI NGHE AMPLI ĐÈN

Bóng trong âm ly đèn dùng bao lâu phải thay
Đã lâu, tôi mới đến chơi nhà anh. Một người bạn làm công tác đối ngoại nhưng lại say sưa yêu nhạc. Ngẫu nhiên ấy cho phép tôi tình cờ được thưởng thức một CD quen thuộc của Laura Fygi – The Latin Touch, chương trình mà ở nhà tôi đã nghe đến thuộc. Có điều, hôm nay giọng ca của Laura sao như mượt mà sâu lắng hơn? Tôi đem băn khoăn hỏi người bạn, anh cười và chỉ cho tôi 1 cục sắt đen thui thủi nằm ở góc nhà, phía trên lổn nhổn mấy cái bóng thủy tinh to nhỏ phát ra thứ ánh sáng đỏ lờ mờ, “ Nó đấy, ampli bóng đèn đấy. Thứ này chơi mấy đĩa nhạc jazz cổ điện nghe giọng hát sướng lắm…”. Không nén nổi tò mò, tôi bước lại gần cái “cục sắt” kì dị kia. Cảm giác đầu tiên là hơi nóng tỏa ra từ các ampli bóng đèn. Tôi nghĩ bụng: “Cái của này mà nhà cửa chật chội, lại giữa mùa hè oi bức, thì sướng phải biết”. Thật lòng mà nói, quả là tôi không có mấy tí cảm tình về cái loại ampli trông có vẻ đồ cổ này. Sau khi trở lại yên vị trên ghế và chiêu một gụm nước trà, anh bạn từ tốn cho tôi biết chiếc ampli Tube Technology mà tôi vừa xem là hàng second-hand của Anh, anh mới mua được với giá 900 USD, sau khi đã tốn khá nhiều công sức tìm hiểu trên mạng và lang thang qua một số cửa hàng… Anh cho biết, hiện nay nhiều người yêu nhạc nhất là nhạc cổ điện và nhạc jazz có xu hướng chuyển sang chơi ampli đèn vì khả năng diễn đạt âm sắc nhạc cụ acoustic khá dễ nghe của thứ ampli này. Chúng tôi tiếp tục thưởng thức nhiều đĩa nhạc khác nhau, từ cổ điển sang jazz rồi pop… Tôi bắt đầu khám phá ra một điều: chiếc ampli bóng đèn xấu xí này có bản sắc âm thanh thật đáng chú ý. So với các ampli bán dẫn tầm tiền tương đương, âm thanh của nó khá mềm mại, ấm áp và dày dặn. Anh bạn cho tôi biết anh phải chọn loại empli này vì nó được chế tạo theo mạch đẩy kéo, công suất gần 40W một kênh mới đánh được đôi loa Tannoy S10 của anh đầy tiếng như thế. Tôi chợt nhớ đến câu chuyện Trương Chi được bà kể cho nghe hồi nhỏ, một liên tưởng xa “Ngày xưa có anh Trương Chi Người thì thậm xấu, hát thì thậm hay…” Cái anh Trương Chi ấy đã làm mê mẩn cả nàng Mỵ Nương xinh đẹp bằng tiếng hát. Và cái “cục sắt” này cũng thế: nhìn thì xấu nhưng âm thanh đầy ấn tượng. Theo lời anh, ampli đèn cũng có nhiều loại khác nhau. Phụ thuộc vào kết cấu mạch công suất mà chia ra loại push-pull (đẩy kéo) và loại single-end. Loại đẩy kéo thường mạnh hơn loại single-end. Thông thường ampli đẩy kéo trên thị trường có công suất ra khoảng từ 20-40W một kênh, khá phù hợp để phối ghép với các loại loa thùng có độ nhạy từ 88dB trở lên. Loại single-end có công suất nhỏ hơn nhiều, chỉ khoảng 3-15W. Tuy công suất nhỏ nhưng ampli single-end giá cũng không thấp hơn loại đẩy kéo, thậm chí có nhiều chiêu giá còn cao hơn! Muốn chơi single-end giá cũng khá cầu kì, phải có đôi loa độ nhạy cao, hệ thống dây loa, dây tín hiệu có chọn lọc mới thể hiện được ưu thế. Đối với một kẻ “ngoại đạo bóng đèn” như tôi, những điều anh bạn nói quả là nhiều mới lạ và thú vị. Anh kể lại những việc đi công tác ở các nước Châu Âu, Nhật Bản và Hồng Kong, anh thường dành hết thời gian rảnh rỗi để đi thăm thú các cửa hàng bán đồ âm thanh và khám phá ra nhiều điều thú vị về cách chơi đồ âm thanh, cách thưởng thức âm nhạc của những người mê âm thanh trên thế giới. Anh say sưa kể cho tôi nghe về khu Akihabara ở Nhật, một “siêu chợ âm thanh” có thể nói lớn nhất, tập trung và ấn tượng nhất so với tất cả các nơi khác anh từng qua. Tại đó, dân chơi người Nhật mua bán đồ âm thanh tấp lập suốt ngày.Theo đánh giá của anh, dân chơi Audio Nhật Bản có lẽ là những nhà ưa chuộng ampli bóng đèn hơn cả, họ sưu tầm rất nhiều loại ampli bóng đèn cũ và mới, các loại đèn điện tử sản xuất từ hồi đầu thế kỉ, thành lập các hội chơi ampli đèn và đặc biệt rất thích chơi ampli lắp tay. Trình độ thưởng thức âm nhạc của người Nhật tinh tế và khá gần gũi với cách cảm thụ của người Việt Nam. Tuy nhiên, do có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều thương hiệu, phần lớn họ chọn máy theo chất liệu âm thanh chứ không chạy theo tên tuổi hãng nọ hãng kia như ở ta, vì không phải cứ hàng hiệu và đắt tiền là âm thanh đã hay như ý. Thật đúng là cách nghĩ, cách chơi của mấy anh nhà giàu… khôn ngoan.

Câu chuyện giữa chúng tôi thật lâu trong khi tiếng nhạc jazz từ chiếu ampli bóng đèn ở góc nhà vẫn văng vẳng nhẹ nhàng. Hai tiếng đồng hồ trôi qua, tôi chia tay anh với những suy ngẫm về những gì đầy hấp dẫn của một công nghệ cũ đang phục sinh. Có lẽ, tôi cũng sẽ kiếm một chiếc ampli bóng đèn để nghe thử chăng…?

Bóng trong âm ly đèn dùng bao lâu phải thay

Tuy nhiên, thiên hạ cũng rất nhanh mệt mỏi với âm thanh của ampli bán dẫn. Nó có thể sạch sẽ và mạnh mẽ, cũng như giá cả phải chăng và bền bỉ - nhưng nhiều người cho rằng nó thiếu nhạc tính và sức quyến rũ. Đèn điện tử bắt đầu có cuộc hồi sinh đáng kinh ngạc rồi cứ thế, chậm rãi trở lại với thị trường hi-fi, hi-end. Không ai cười nhạo nữa. Thay vào đó, họ thấy ampli đèn điện tử thật thú vị, thậm chí là kỳ diệu. Thời thế đã thay đổi.

Trong nhiều năm, công nghệ đèn điện tử mặc nhiên được thừa nhận rộng rãi là có nhiều nhược điểm. Người ta nói âm thanh của nó chậm chạp, vô hồn và thiếu sinh khí. Điều này đúng, nhưng chỉ một phần. Thật vậy, mẫu ampli đèn LEAK Stereo 20 – dù sở hữu dải trung tuyệt vời – nhưng dải trầm lại thiếu độ lan tỏa và tốc độ đáp ứng của dải cao quá kém. Thiết kế kiểu vintage tạo ra những âm thanh kiểu xưa cũ, nhưng ampli đèn hiện đại thì không thế - rất nhiều sản phẩm thực sự nhanh, khỏe khoắn và đầy nội lực. Như thường lệ, không phải bạn làm gì mà bạn làm như thế nào mới là điều quan trọng.

Bóng trong âm ly đèn dùng bao lâu phải thay

ĐÈN ĐIỆN TỬ CÓ XU HƯỚNG TẠO RA MÉO HÀI BẬC CHẴN, CÒN TRANSISTOR TẠO RA MÉO HÀI BẬC LẺ VÀ NGƯỜI TA TIN RẰNG MÉO HÀI BẬC CHẴN NGHE DỄ CHỊU HƠN

KỸ THUẬT

Đèn chân không là thiết bị điện tử “hoạt động” đầu tiên. Năm 1906, Tiến sĩ người Mỹ Lee De Forest đã sản xuất ra “bóng Audion” hoặc “bóng De Forest”, đến năm 1919 được gọi là triode – đèn chân không ba cực. Một bóng đèn điện tử ở dạng nguyên thủy nhất chỉ có hai điện cực âm và dương nằm trong lớp vỏ thủy tinh đã rút hết không khí để tạo chân không. Cực âm được đốt nóng và quá trình phát xạ điện tử bắt đầu diễn ra. Nếu một điện áp dương được đặt vào cực dương, nó sẽ hút các điện tử từ cực âm tạo ra dòng điện. Còn nếu cực dương có điện áp âm, nó sẽ đẩy điện tử và không có dòng điện chạy qua.

Bóng trong âm ly đèn dùng bao lâu phải thay

De Forest đã thêm một lưới thép giữa hai điện cực – đó chính là điện cực thứ ba, giúp thay đổi dòng điện chạy giữa cực dương và cực âm, qua đó được ứng dụng vào việc khuếch đại tín hiệu. Kỹ thuật thu – phát cơ học khi đó đã chạm tới giới hạn cho phép, chính vì thế, phát minh về đèn ba cực có thể xem là cột mốc quan trọng để tạo ra những đột phá quan trọng. Qua thời gian, các nhà khoa học tiếp tục bổ sung thêm điện cực để cải thiện hiệu suất của bóng đèn điện tử, dẫn đến sự xuất hiện của đèn chân không bốn cực (tetrode) hay năm cực (pentode). Đến những năm 1920, những đổi mới trong lĩnh vực ghi âm và khuếch đại cùng sự ra đời của kỹ thuật ghi âm từ tính đã trở thành nguồn động lực lớn thúc đẩy sự phát triển của cả ngành công nghiệp ghi âm.

Bóng trong âm ly đèn dùng bao lâu phải thay

SỰ RA ĐỜI CỦA HI-FI

Tiến tới những năm 1950 – 1960, tái tạo âm thanh độ trung thực cao (high fidelity) bắt đầu thu hút sự quan tâm của thiên hạ, dĩ nhiên, ở thời điểm này, vẫn hoàn toàn dựa vào đèn điện tử. Mẫu radio bán dẫn di động đầu tiên – Regency TR-1 ra mắt tháng 10/1954, tuy nhiên, các linh kiện bán dẫn khi đó chỉ cho mức công suất rất nhỏ và không thể tạo ra bất kỳ uy hiếp nào tới đèn điện tử. Tháng 4/1958, hãng LEAK trình làng ampli Stereo 20 như một sự loan báo về việc LP stereo sẽ chính thức lên kệ sau đó. Sản phẩm mang tính biểu tượng này có “âm thanh đèn điện tử” với dải trung ngọt ngào, rộng mở và sôi động, nhưng lại mềm mại rõ rệt ở dải trầm và dải cao.

Bóng trong âm ly đèn dùng bao lâu phải thay

Nguyên nhân chủ yếu nằm ở biến áp xuất âm. Đèn điện tử là linh kiện có trở kháng rất cao, hoạt động ở điện áp tương đối cao và dòng điện thấp. Trong khi đó, các transistor (bóng bán dẫn) là linh kiện có dòng điện cao và điện áp thấp. Để tải loa – vốn là các thiết bị có trở kháng thấp, ở tầng ra của ampli cần biến áp để giảm điện áp của tín hiệu âm thanh và tăng dòng điện. Theo tiêu chuẩn hiện đại thì biến áp xuất âm của LEAK Stereo 20 quá nhỏ. Ngay cả khi ampli được nâng cấp bằng các loại bóng đèn điện tử để tăng công suất thì các biến áp xuất âm vẫn giữ nguyên và chất lượng âm thanh suy giảm là kết quả không thể tránh khỏi. Ngày nay, các ampli đèn công suất lớn thường sở hữu biến áp xuất âm nặng trịch nhưng rõ ràng chất lượng âm thanh cũng xuất sắc hơn hẳn.

Bóng trong âm ly đèn dùng bao lâu phải thay

Đã có nhiều cải tiến về bộ nguồn của ampli đèn và những biến áp xuyến hiện đại được thừa hưởng những cách tân về vật liệu cũng như thiết kế (ví dụ cuộn dây trong biến áp được quấn luôn vào lõi), qua đó giúp đáp ứng tần số rộng hơn và phẳng hơn. Nhiều biến áp xuất âm được quấn bằng dây bạc cứng cáp hơn so với dây đồng. Các linh kiện khác cũng theo đó mà được nâng cấp lên. Tụ điện giấy sáp và điện trở carbon rẻ tiền được xem là không ổn định, nhất là khi phải chịu nhiệt lượng quá lớn. Ngoài điện dung của tụ điện, ESR (điện trở hiệu dụng) và khả năng chống rò rỉ đều gây ra những tác động tiêu cực lên mạch điện và và chất lượng âm thanh. Đó là chưa kể đến việc khả năng chống rò rỉ sẽ giảm nhanh theo thời gian, dẫn đến rò dòng cao hơn, ESR tăng lên. Nhưng độ ổn định của tụ điện hiện đại đã được cải thiện rất nhiều, bền bỉ hơn, chống rò tốt và lâu hơn, đảm bảo ESR ở mức thấp.

NHỮNG HIỆU ỨNG ÂM THANH

Tuy nhiên, chỉ đơn thuần cải tiến thiết kế và sử dụng vật liệu, linh kiện tốt hơn không giải thích được sự quan tâm về công nghệ đèn điện tử đã bùng nổ trong quãng thời gian qua. Những thiếu sót và hạn chế của công nghệ cũ hầu như đã được khắc phục, vậy các audiophile yêu thích điều gì ở âm thanh đèn điện tử hiện đại? Có thể trả lời như sau: nó đầy đặn hơn, tròn trịa hơn và không “đờ đẫn” như âm thanh của ampli bán dẫn. Rất khó giải thích nguyên nhân, nhưng các chuyên gia tin rằng điều này liên quan đến sự khác biệt cơ bản trong cách khuếch đại tín hiệu của đèn điện tử và transistor.

Bóng trong âm ly đèn dùng bao lâu phải thay

Tất cả các ampli đều gây ra méo hài ở một mức độ nào đó, nhưng thiết kế càng đơn giản thì méo hàicàng ở mức nhỏ. Đèn điện tử có xu hướng tạo ra méo hài bậc chẵn, còn transistor tạo ra méo hài bậc lẻ, và người ta tin rằng méo hài bậc chẵn nghe dễ chịu hơn. Ví dụ, méo hài thứ hai biểu hiện dưới dạng âm thanh sẽ mơ hồ, mượt mà, còn méo hài thứ nhất và thứ ba vừa cứng vừa gay gắt. Nhiều người tin điều này là đúng, nhưng không phải là tất cả. Thiết kế mạch của ampli đèn cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc thiết kế ampli đèn không có mạch hồi tiếp âm là điều hết sức dễ dàng, trong khi đó, điều này là khá khó khăn và tốn kém với ampli bán dẫn. Dù đây chỉ là kiến thức phổ thông nhưng rõ ràng, bất kỳ hồi tiếp âm nào cũng sẽ thêm một chút “màu” vào cho âm thanh. Nói chung, càng ít hồi tiếp âm, âm thanh càng sạch sẽ.

Còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến thú vui thưởng thức âm nhạc nhưng rất khó đo đếm cụ thể. Trên thực tế, càng hiểu rõ cách thức mọi thứ vận hành, chúng ta càng nhận ra mình còn biết rất ít về tổng thể - mà tổng thể thì càng lúc càng lớn hơn. Tôi thích tin vào đôi tai khi thực hiện các bài test thiết bị hơn là các phép đo. Mà phương pháp đo lường giả định rằng chúng ta có thể đo được mọi thứ gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, bao gồm cả vai trò của không gian và cảm giác khó hiểu của chủ nghĩa hiện thực.

Bóng trong âm ly đèn dùng bao lâu phải thay

Mặc dù các phép đo có vai trò quan trọng trong việc đánh giá thiết bị âm thanh, nhưng không thể giúp chúng ta đưa ra kết luận sau cùng. Ví dụ, nếu coi dòng điện trong mạch là dòng chảy electron – thì mật độ electron đi qua linh kiện bán dẫn dầy đặc hơn rất nhiều so với đi từ cực âm bị đốt nóng qua lưới và bị hút bởi điện tích dương của cực dương trong bóng đèn điện tử. Hai công nghệ hoạt động rất khác nhau ở mức độ cơ bản, tuy nhiên, rất khó thể hiện điều này bằng các phép đo thông thường.

DỄ MUA DỄ DÙNG

Khoảng hai mươi, ba mươi năm trước, mạo hiểm xông pha vào thế giới ampli đèn không phải việc dễ dàng, nhưng giờ đây, do ngày càng nhiều công ty mới xuất hiện, giá cả cũng phải chăng hơn, sản phẩm cũng đa dạng hơn, như Icon Audio hay Ming Da chẳng hạn. Thử cân nhắc với một chiếc ampli push-pull (mạch đẩy – kéo) 20watt/kênh xem, hẳn bạn sẽ không thất vọng đâu. Bằng cách nào đó, ampli đèn bao giờ cũng mạnh mẽ hơn ampli bán dẫn cùng công suất. Bởi vì âm lượng không thể hiện bằng công suất và công suất cũng không phải là yếu tố quan trọng nhất khi nói đến sức mạnh của một chiếc ampli. Còn nhiều đặc điểm nữa trong phần thiếtkế, kết hợp cùng các yếu tố khác để xác định xem nó có thể “kêu” to đến mức nào.

Bóng trong âm ly đèn dùng bao lâu phải thay

Khi bế tắc, bạn có thể muốn chuyển sang ampli đèn class A SE (single-ended), hiệu năng có thể kém thiết kế push-pull nhưng lại không bị ảnh hưởng bởi nhiễu xuyên chéo của class B. Hoặc mua pre-ampli và ampli công suất rời cũng là một nâng cấp hợp lý, bởi biến thế nguồn cho phần tín hiệu tinh tế ở tầng tiền khuếch đại tách khỏi biến thế nguồn của tầng công suất sẽ giúp cải thiện chất lượng âm thanh.

Với những người thích cầm mỏ hàn, có những công ty cung cấp bộ kit đầy đủ để tự lắp ráp theo ý mình, như World Design. Đây cũng là một lựa chọn khả thi vì mạch ampli đèn thường đơn giản hơn nhiều so với mạch bán dẫn và có thể được lắp ráp dựa trên các bảng mạch có sẵn, và dễ dàng “lên đời”. Người ta gọi đó là ampli DIY (do it yourself), giúp tiết kiệm tiền bạc, mang đến niềm vui và sự hài lòng, tận dụng được các linh kiện như điện trở, tụ điện…

Bóng trong âm ly đèn dùng bao lâu phải thay

Nâng cấp ampli đèn rất dễ dàng. Đầu tiên và đơn giản nhất là thay đèn (thường là) rẻ tiền theo máy bằng các loại bóng tương tự có chất lượng tốt hơn. Hãy nhớ bóng đèn không thể dùng mãi được, nhưng bóng tiền khuếch đại bao giờ cũng bền bỉ hơn hẳn so với bóng công suất. Theo nguyên tắc chung, bóng tiền khuếch đại cỡ nhỏ như 6DJ8, 12AX7, 12AU7… có tuổi thọ khoảng 50.000 giờ, bóng công suất như 300B, EL84, EL34 có tuổi thọ khoảng 10.000 giờ. Tốt nhất là nên kiểm tra bóng đèn bằng thiết bị chuyên dụng để có đáp án chính xác.

Mua bóng đèn không khó vì có rất nhiều nguồn cung tốt, như HiFi Collective, thường bán đủ loại với nhiều mức giá. Như đèn tiền khuếch đại 12AX7 giá dao động khoảng dưới 12 – 45 bảng (khoảng 400.000 – 1.500.000 triệu đồng). Hay bóng công suất 300B được dùng rất nhiều trong các thiết kế SE hoặc parallei SE (SE song song) cũng như push-pull giá dao động từ 90 – 480 bảng (khoảng 3,9 – 18 triệu đồng) - nếu bạn sẵn sàng mua Psvane – bản sao của những mẫu sản phẩm huyền thoại do Western Electric từng sản xuất. Ampli đèn không chỉ nghe hay mà nhìn cũng cực kỳ bắt mắt – mẫu ampli Jadis Orchestra gần như không thay đổi qua nhiều thế hệ là một minh chứng hoàn hảo.

Bóng trong âm ly đèn dùng bao lâu phải thay

Ampli đèn truyền thống thường để lộ thiên toàn bộ bóng, một phần vì ánh sáng màu cam đẹp vô cùng, phần khác giúp tỏa nhiệt lên trên, không tác động xuống các linh kiện phía dưới. Có rất nhiều bóng đèn điện tử trông rất ấn tượng, như bóng 101D chẳng hạn. Hãng Western Electric đã phát triển nó vào đầu thế kỷ 20 như một mẫu đèn ba cực giống 300B. Ban đầu, nó không được dùng để khuếch đại tín hiệu âm thanh, nhưng vì có độ chính xác và độ trung thực cao nên đôi khi chúng ta vẫn thấy bóng 101D hiện diện ở các pre-ampli hiện đại.

KẾT LUẬN

Nếu bạn chưa nghe ampli đèn bao giờ, hẳn bạn sẽ nhận được bất ngờ thú vị. Chúng làm mềm đi những góc cạnh của nhạc số mà không phải hi sinh sự trong trẻo, độ mở và chiều sâu, cho kết quả là những màn trình diễn đầy nhạc tính, hơn hình dung của rất nhiều người. Đừng quan tâm đến các ý kiến phản đối, bởi một khi bạn đã nghe âm thanh của những chiếc bóng đèn này, theo tôi, bạn sẽ rất khó quay lại với ampli bán dẫn.