Bổn cũ soạn lại là gì

DIỄM HƯƠNG

Các nhà đầu tư (NĐT), đặc biệt là NĐT tổ chức, rất thích những câu chuyện tăng trưởng hoặc vượt khó của doanh nghiệp (DN). Nắm bắt được thị hiếu này, đã có nhiều DN và lãnh đạo DN “vẽ” nên những câu chuyện rất tài tình để qua mặt các NĐT.

Tiêu biểu nhất có lẽ là ông chủ của một DN đã gặp khó khăn về nợ và vốn trong nhiều năm qua. Với vẻ ngoài và cách ăn nói rất “phủi” nhưng vị này đã áp dụng cùng một cách thức trong nhiều năm và ngay cả những chuyên gia phân tích, đầu tư với học vị cao cũng dễ dàng bị choáng ngợp và có những đánh giá thiếu chuẩn xác.

Chiêu thức cũng khá đơn giản, DN này hễ đầu tư vào lĩnh vực nào thì tổ chức cho các quỹ, công ty chứng khoán, thậm chí cả NĐT cá nhân nếu muốn cũng có thể tham gia, đến tận nơi để quan sát. Ở góc độ khách mời, cảm giác của NĐT chắc chắn sẽ được thỏa mãn vì được quan sát trực tiếp DN đang làm gì, và tất nhiên trong quá trình thẩm định của mình, sẽ có những câu chuyện được rót vào tai một cách khéo léo, nào là đầu tư vất vả thế nào, tầm nhìn dài hạn ra sao... Điều đáng nói là chiêu này đã được lặp lại nhiều lần trong mười năm qua mà vẫn có rất nhiều người tin.

Điển hình, cách đây hai năm, khi các vấn đề liên quan nợ của DN phát lộ, cũng do đầu tư thiếu hiệu quả từ nhiều năm trước, đơn vị này chuyển sang đầu tư nông sản, và cũng tổ chức “tour tham quan kèm kể chuyện” vẫn có nhiều người tin và về “ôm hàng” với giá được cho là rẻ là gần 10.000 đồng/cổ phiếu (CP). Cuối cùng, chẳng có điều kỳ diệu nào xảy ra, giá CP vẫn giảm, những ai thích nghe kể chuyện và mua vào nhiều nhất thì lỗ nặng nhất.

Có người thắc mắc vì sao một chuyện kể hoài mà vẫn có người tin và bị thiệt hại, nhưng cũng có ý kiến cho rằng, đó là nghệ thuật kể chuyện?!

Thực tế, ngay cả một số chuyên gia phân tích (analyst) kỳ cựu cũng dễ mắc phải, đó là để cảm xúc lấn át lý trí quá nhiều trong những câu chuyện. Đơn cử, khi DN đưa analyst đến một khu đất rộng lớn hay vườn cây bạt ngàn rồi nói đây là của mình, kia là của mình thì mặc nhiên mọi người đều tin là thật mà không hề kiểm chứng. Thật ra, muốn xác thực cũng phải mất rất nhiều thời gian.

Rồi câu chuyện tăng trưởng của một DN vật liệu xây dựng, cách đây cũng khoảng hai năm, liên tục được người đứng đầu kể và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các dự án đầu tư nhà máy, gia tăng công suất, mở rộng hệ thống phân phối được nói đến một cách rất hoành tráng và giá CP trên sàn cũng tăng theo. Có những NĐT tỉnh táo cho rằng, họ mua CP vì cơ bản giá CP đang đà tăng và chuẩn bị tinh thần khi nào đảo chiều thì “chạy”. Nhưng cũng không ít quỹ đầu tư vì tin vào câu chuyện tăng trưởng đã ra tay mua mạnh, sở hữu hàng triệu, thậm chí chục triệu CP và đến khi giá bắt đầu điều chỉnh thì vẫn kiên quyết giữ. Hệ quả là đến thời điểm này, có những quỹ từ chỗ có lãi chuyển thành thua lỗ.

Rồi gần đây là ông chủ một hệ thống bán lẻ lớn liên tục kể những câu chuyện tăng trưởng về ngành nghề mình tham gia từ bán lẻ, dược phẩm, nhưng giá CP vẫn liên tục giảm. Ngặt nỗi, những câu chuyện này được đưa ra trong bối cảnh không phù hợp, giá CP giảm sẽ khiến NĐT cảm thấy “có gì đó sai sai” để rồi nghi ngờ về động cơ của những người đứng đầu DN, có thật tâm chia sẻ hay đơn thuần chỉ muốn đẩy hoặc cứu giá CP!

Giải bóng đá Ngoại hạng Anh sắp bước vào mùa giải mới, mùa giải 2016-2017. Sau khi tạo cú hích với thương vụ Granit Xhaka, khiến cho những người hâm mộ Pháo thủ bắt đầu kì vọng vào một mùa bóng mới khởi sắc hơn, thì những gì huấn luyện viên Wenger thực hiện trên thị trường chuyển nhượng Hè 2016 chỉ có thể làm cho người ta liên tưởng tới một câu nói, đó là “bổn cũ soạn lại”.

Bổn cũ soạn lại là gì
Với Wenger, người hâm mộ Arsenal khó có thể đòi hỏi những chiếc cúp vô địch danh giá.

Tại sao gọi là bổn cũ soạn lại? Đó là bởi tất cả những gì mà huấn luyện viên Wenger làm nói riêng và Arsenal làm nói chung vẫn không có gì thay đổi so với hơn 10 mùa bóng trước, vẫn là những tiêu chí ấy, vẫn là những quy chuẩn ấy không hề thay đổi. Wenger và Arsenal lâu nay vẫn trung thành với nguyên tắc chỉ thực hiện những thương vụ mà giá cả và chất lượng được họ đánh giá là hợp lí, ưu tiên đưa về những cầu thủ trẻ, những cầu thủ có tiềm năng để đào tạo rồi bán đi khi được giá. Nguyên tắc chuyển nhượng ấy vẫn mang lại cho Arsenal những món lợi khổng lồ, nhưng đáng tiếc, hơn 10 năm nay nó lại không đem tới cho Arsenal những chiếc cúp vô địch danh giá như cúp vô địch Ngoại hạng Anh, cúp vô địch Champions League… Bởi nguyên tắc thì cứng nhắc, mà thế giới bóng đá thì lại thay đổi từng ngày từng giờ.

Đã từ lâu, người hâm mộ Arsenal đã quen với việc cầu thủ ngôi sao nào mà Arsenal để ý tới, thì thường cuối cùng lại từ chối gia nhập vào Pháo thủ mà tới với những đối thủ của họ. Và trên thực tế, tại thị trường chuyển nhượng Hè 2016, thực trạng trên vẫn không hề thay đổi. Arsenal để ý tới tiền đạo Gonzalo Higuain của câu lạc bộ Napoli, ngỏ ý muốn có tiền đạo này, và cuối cùng tiền đạo này đã tới Juventus. Huấn luyện viên Wenger đề nghị tiền đạo Jamie Vardy của Leicester City tới Arsenal, cuối cùng tiền đạo này đã gia hạn với Leicester City. Arsenal đề nghị mua Alexandre Lacazette từ câu lạc bộ Lyon, kết quả Lyon từ chối… Danh sách cầu thủ mà Arsenal để ý rất dài, nhưng cho tới nay họ đã đưa về được những ai? Ngoại trừ Granit Xhaka được xem là cầu thủ có chất lượng ra, thì đó là những Kelechi Nwakali, Rob Holding, Takuma Asano… đều là những cầu thủ thuộc dạng tiềm năng. Như vậy phong cách mua 1,2 cầu thủ có tên tuổi để xoa dịu người hâm mộ, còn lại vẫn tập trung vào đạo tạo và tìm kiếm cầu thủ có tiềm năng để thu về lợi nhuận vẫn là nhất quán, chưa từng thay đổi, kể cả đây rất có thể là mùa giải cuối cùng huấn luyện viên Wenger tại vị.

Mà tại sao những ngôi sao thực sự không mấy mặn mà việc tới Arsenal? Để lôi kéo những ngôi sao thực sự, chỉ có 2 “miếng mồi câu” hiệu quả nhất, đó là lương tiền và danh hiệu. Mà đáng tiếc, cả 2 điều trên Arsenal đều khó lòng cung cấp. Về danh hiệu đã là chuyện không cần bàn tới, bởi hơn 10 năm nay những danh hiệu mà các Pháo thủ đạt được chỉ là những chiếc cúp không mấy quan trọng như Cúp Liên đoàn Anh, cúp FA… Còn những chiếc cúp danh giá như Cúp vô địch Ngoại hạng Anh, cúp vô địch Champions League vẫn là cái gì đó hết sức xa xỉ mà các Pháo thủ không thể vươn tay tới. Còn về lương tiền, Arsenal vẫn có tiếng là keo kiệt dù cho họ không hề thiếu tiền. Cứ nhìn cái cách mà họ trả giá là có thể thấy được, kì kèo chuyện lương bổng của Jamie Vardy theo cái kiểu được phục vụ Arsenal là vinh dự của cầu thủ này, và Jamie Vardy gia hạn hợp đồng với Leicester City. Trong khi Arsenal cố gắng trả giá Gonzalo Higuain theo cái kiểu 40 triệu rồi 45 triệu euro, thì Gonzalo Higuain đã về Juventus với giá 90 triệu euro. Tương tự, Wenger cố gắng thuyết phục Lyon nhả Alexandre Lacazette với giá 35 triệu euro, trong khi câu lạc bộ này từng từ chối câu lạc bộ khác với giá 40 triệu euro.

Trong bóng đá hiện đại, không có cầu thủ nào là không thể bán, quan trọng là người mua có thể đưa ra được cái giá mà câu lạc bộ chủ quản không thể chối từ hay không. Huấn luyện viên Wenger có thể chê bai những thương vụ bom tấn vừa qua trên thị trường chuyển nhượng Hè 2016 là không khôn ngoan, nhưng ông lại quên một điều, tiền có thể kiếm được, nhưng cầu thủ thì lại chưa chắc. N'Golo Kante nhanh chóng về Chelsea, hoặc Juventus nhả Paul Pogba với cái giá không tưởng, và nhanh chóng mua về Gonzalo Higuain cũng với một cái giá trên trời… đều là những tiền đề để cầu thủ và người hâm mộ tin tưởng vào quyết tâm hướng tới những chiếc cúp danh giá của câu lạc bộ, mà điều này có lẽ không có người hâm mộ nào có thể tìm thấy từ Arsenal.

Trước khi bước vào mùa giải mới 2016-2017, ai cũng có thể thấy Arsenal đang thiếu một trung phong xuất sắc để chia lửa cùng Olivier Giroud, ít nhất là một trung vệ thực sự vững chắc khi mà cặp đôi trung vệ Mertesacker – Koscielny đã có rất nhiều sa sút do chấn thương và tuổi tác, mà trung vệ tốt nhất có thể trám vào vị trí này là Gabriel Paulista lại vừa bị chấn thương. Nhưng huấn luyện viên Wenger và những ông chủ của Arsenal vẫn tỏ ra… bình chân như vại, cứ như là những gì Arsenal đang sở hữu đã là quá đủ đối với họ. Không dám bỏ ra số tiền lớn để đầu tư vào cầu thủ, chỉ chú trọng vào lợi nhuận hơn là thành tích, danh hiệu, tất cả những dấu hiệu đó đều cho thấy, Arsenal của mùa giải 2016-2017 vẫn chỉ là bổn cũ soạn lại.

Duy Duy

Bổn cũ soạn lại là gì

Các hãng truyền thông thù địch bôi nhọ, xuyên tạc thành quả cuộc Cách mạng Tháng Tám

Cần khẳng định rõ rằng, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 hoàn toàn không như những gì họ nhìn nhận. Trong cuộc cách mạng ấy, Đảng ta luôn chủ động về chiến lược, có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và thành lập, phát triển các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, đặc biệt là Mặt trận Việt Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và sau đó là Việt Nam giải phóng quân,... chính là sự chủ động về tổ chức. Sự ra đời của các căn cứ địa cách mạng để nuôi dưỡng, chở che, bảo đảm an toàn cho Trung ương và các lực lượng cách mạng cũng cho thấy sự chủ động của Đảng ta trong việc chuẩn bị về tiềm lực cơ sở vật chất để lãnh đạo cuộc cách mạng.

Vậy nhưng, trên Facebook, YouTube, trang mạng của các hãng truyền thông thù địch,... các đối tượng đăng tải nhiều bài viết cho rằng, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là “sai lầm lịch sử”, không có gì thay đổi chế độ xã hội ở Việt Nam, chẳng qua chỉ là thay từ chế độ “vua trị” sang chế độ “đảng trị”. Họ còn cho rằng, thắng lợi mà Việt Nam giành được là “sự ăn may của lịch sử khi Nhật thua trong chiến tranh thế giới thứ hai, chứ Đảng Cộng sản Việt Nam chẳng có tài cán gì”; vu cáo “Cách mạng Tháng Tám thực chất chỉ là một cuộc cướp chính quyền”; “Tổng khởi nghĩa là do quốc gia đề xướng nhưng cộng sản nhảy ra cướp công”; “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hứng được quả ngọt trời cho là tình thế của Pháp, Nhật và hào khí của dân tộc lúc đó để cướp chính quyền cho riêng mình”,...

Bổn cũ soạn lại là gì

Nguy hiểm và thâm độc hơn, một số lại quy kết: “Cách mạng Tháng Tám là nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam”; “nếu không có Cách mạng Tháng Tám, nước ta đã giàu mạnh từ lâu và không mất dân chủ như bây giờ”; “Cách mạng Tháng Tám là mở ra thời kỳ Đảng đã áp đặt một chế độ độc tài toàn trị, một đảng duy nhất nắm quyền thống trị với một nhà nước “chuyên chính vô sản””;...

Nhìn lại lịch sử, thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là thành quả của sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian khổ, hy sinh của dân tộc. Đặc biệt, thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là nhờ tư duy sắc sảo, nhạy bén, sáng tạo, quyết đoán của Đảng, Bác Hồ trong xác định, lựa chọn thời cơ tiến hành tổng khởi nghĩa.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của một quá trình chuẩn bị đầy đủ lực lượng cách mạng của Đảng ta; đồng thời, là kết quả của việc Đảng ta đã chủ động, tích cực theo dõi tình hình, dự đoán chính xác thời cơ và kiên quyết lãnh đạo nhân dân đứng lên chớp thời cơ “nghìn năm có một” để tiến hành Tổng khởi nghĩa. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã xóa bỏ sự thống trị của thực dân, phát xít và phong kiến, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

Nếu không có Cách mạng Tháng Tám, Việt Nam không thể có cơ đồ, vị thế, uy tín và tiềm lực như hiện nay. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến nghèo nàn, lạc hậu, không có tên trên bản đồ thế giới; trình độ dân trí thấp, với 95% dân số không biết viết, không biết đọc. Nạn đói năm 1945 do phát xít Nhật gây ra đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người, bằng khoảng 10% dân số của cả nước vào thời điểm đó.

Ngay sau khi tuyên bố độc lập, ngày 03/9/1945, phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó cứu đói là nhiệm vụ hàng đầu và phong trào “diệt giặc đói” được triển khai ngay. Chiến thắng "giặc đói" là một trong những thành tựu lớn đầu tiên của Nhà nước cách mạng, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, của chính quyền nhân dân, góp phần củng cố khối liên minh công nông.

Nhờ đường lối đúng đắn và bằng những chủ trương, biện pháp phù hợp, Đảng ta đã xây dựng, củng cố chính quyền của dân, do dân, vì dân, xây dựng cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, bảo đảm cho các cuộc kháng chiến giành thắng lợi, thống nhất non sông.

Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển toàn diện. Đất nước ta vượt qua khủng hoảng kinh tế, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Thế và lực, uy tín của đất nước được nâng cao.

Mặc dù thụ hưởng thành quả của Cách mạng Tháng Tám gần 80 năm qua, song một số kẻ lại mạo danh, núp bóng “Người Việt Nam yêu nước” “ăn cháo đá bát”, đòi xét lại sự kiện lịch sử Cách mạng Tháng Tám. Nhiều phần tử cơ hội chính trị tỏ ra bất mãn, cực đoan, quá khích, dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “xã hội dân sự” đấu tranh với cái gọi là “vì chính nghĩa”, vì “dân chủ, tự do”, bất chấp lẽ phải, phẩm giá con người tung ra những luận điệu trắng trợn, hằn học rằng: Thành quả Cách mạng Tháng Tám nhanh chóng rơi vào tay Đảng Cộng sản.

Những nội dung xuyên tạc trên không có gì mới, chỉ là trò “bổn cũ soạn lại”, năm nào đến dịp cả nước kỷ niệm ngày lễ trọng đại, chúng lại lôi ra với ý đồ nói lâu, nói dai, nói đại để mong "bỡn quá hóa thật". Tuy nhiên, chính sự nhai đi nhai lại luận điệu ấu trĩ ấy càng chứng tỏ bản chất phản động, phi lý của các thế lực chống đối. Bởi sự thật hiển nhiên chỉ có một, còn ngụy tạo tất bị chân lý phơi bày, không thể khoác áo giả dối, đánh lừa./.

Cựu chiến binh Long An