Bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên là ai

Theo Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Triều (Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đông Triều xuất bản năm 1995, trang 123-124) thì từ cuối năm 1928, phong trào “Vô sản hoá” đã từng bước phát triển ở các hầm mỏ, nhà máy ở Đông Triều. Tháng 3-1929, Chi bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội đã được thành lập tại mỏ Mạo Khê. Cuối tháng 7-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng có chủ trương giải tán các tổ chức thanh niên, thành lập các chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng. Tại Đông Triều, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đã được thành lập gồm 7 thành viên. Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên ở Đông Triều. Đầu tháng 12-1929, hai đồng chí Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai là Bí thư và đảng viên Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Cẩm Phả - Cửa Ông đã tới Đông Triều hoạt động.

Không lâu sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), ngày 23-2-1930, tại một căn nhà nhỏ cạnh xóm thợ phía nam mỏ (nay thuộc khu Dân Chủ, thị trấn Mạo Khê) đã diễn ra hội nghị thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị gồm các đồng chí: Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai, Nguyễn Duy Sán, Bùi Văn Mạo, Bùi Đức Giao. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - người phụ trách khu mỏ, giới thiệu đồng chí Nguyễn Đức Cảnh thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam công nhận từng đồng chí vào Đảng và tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Đặng Châu Tuệ được chỉ định làm Bí thư chi bộ.

Ngay sau khi thành lập, Chi bộ Mạo Khê đã quyết định lấy tờ báo “Than” làm cơ quan ngôn luận của mình. Báo “Than” in ti-pô trên khổ giấy học sinh, nội dung báo tập trung phản ánh các vấn đề tình hình thế giới, trong nước, đặc biệt là các vấn đề xảy ra tại vùng mỏ, về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Báo “Than” đã nhanh chóng thu hút được nhiều độc giả là công nhân, nông dân và một số tầng lớp xã hội khác ở Đông Triều và Hòn Gai.

Theo Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, tập 1 (1928-1945) do Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng, Tỉnh uỷ Quảng Ninh, xuất bản năm 1985, sau khi Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Mạo Khê được thành lập, từ tháng 2-1930 đến tháng 4-1930, các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông, Uông Bí - Vàng Danh lần lượt ra đời.

Cuối tháng 5-1930, Xứ uỷ Bắc Kỳ quyết định thành lập Đảng uỷ mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả và Đảng uỷ mỏ Uông Bí - Vàng Danh. Đến tháng 9-1930, Xứ uỷ Bắc Kỳ quyết định tách Đảng uỷ Hòn Gai - Cẩm Phả thành Đảng uỷ mỏ Cẩm Phả - Cửa Ông và Đảng uỷ mỏ Hòn Gai.

Trước sự phát triển của phong trào cách mạng ở khu mỏ, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất (tháng 10-1930) đã quyết định thành lập ở khu mỏ một khu đặc biệt lấy tên là Đặc khu Đông Triều - Hòn Gai - Cẩm Phả để trực tiếp chỉ đạo phong trào công nhân mỏ. Đảng bộ Đặc khu mỏ được thành lập. Ban Chấp hành Đảng bộ đặc khu do Xứ uỷ chỉ định gồm 3 đồng chí. Đồng chí Vũ Văn Hiếu được phân công làm Bí thư.

Sự thành lập Đặc khu uỷ mỏ được Ban chấp hành Trung ương quyết định ngay trong phiên họp đầu tiên chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng đối với phong trào cách mạng ở khu mỏ Quảng Ninh...

 Từ khóa: phong trào, thành lập, quảng ninh, lịch sử, đông đảo, công nhân, quần chúng, cộng sản, đông triều, giai đoạn, chủ nghĩa, tư tưởng, cách mạng, dân tộc, ra đời, giai cấp, tình cảm, kết tinh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Cách đây hơn 87 năm về trước, ngày 23-2-1930, tại một căn nhà nhỏ cạnh xóm thợ phía nam mỏ (nay thuộc khu Dân Chủ, phường Mạo Khê) đã diễn ra hội nghị thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Chi bộ gồm có 5 đồng chí là: Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai, Nguyễn Huy Sán, Bùi Văn Mạo, Bùi Đức Giao. Đồng chí Đặng Châu Tuệ được chỉ định làm Bí thư Chi bộ. Đây là Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên được thành lập tại Khu mỏ Quảng Ninh. Sự ra đời của chi bộ đã mở ra bước ngoặt quan trọng trong phong trào công nhân mỏ nói chung và phong trào cách mạng ở Đông Triều nói riêng. Chi bộ đã phối hợp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang thắng lợi ở khu vực Mạo Khê, giành chính quyền trong ngày 8-6-1945, dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Chiến khu Trần Hưng Đạo, góp phần giải phóng một vùng rộng lớn ở vùng duyên hải Đông Bắc Tổ quốc, cùng cả nước tiến hành Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Di tích lịch sử, cách mạng khu Mỏ Mạo Khê là di tích cấp tỉnh và là một trong 14 điểm du lịch của TX Đông Triều. Cụm di tích lịch sử - cách mạng khu mỏ Mạo Khê bao gồm địa điểm thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của khu mỏ Quảng Ninh; chùa Non Đông (Tường Quang tự) và xưởng cơ khí. Cụm di tích đã được UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ phục hồi với dự toán kinh phí được phê duyệt là trên 52,2 tỷ đồng, trong đó nơi thành lập chi bộ là 2,1 tỷ đồng. Sau hơn 2 năm thi công, đến nay, địa điểm thành lập chi bộ đã được đầu tư hoàn thành các hạng mục của công trình bao gồm nhà bia, tường rào, hệ thống chiếu sáng, sân vườn, cây xanh, thảm cỏ…

Công trình được khánh thành sẽ trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, nhất là thế hệ trẻ và đội ngũ công nhân lao động ngành Than. Qua đó, góp phần xây dựng ngành Than ngày càng phát triển, xây dựng thị xã Đông Triều có đủ tiêu chuẩn đô thị loại 3 trước năm 2020, trở thành đô thị phát triển năng động ở cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh./.

Bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên là ai

           Năm 1929, đồng chí Phạm Chất (người thôn Đông Phù) đã tuyên truyền giác ngộ Nguyễn Duy Tứ và Nguyễn Hữu Bằng lập ra tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên của Đông Phù. Đây là những hạt giống cách mạng đầu tiên trên quê hương Đông Phù. Tổ chức này ra đời đã đánh dấu một bước chuyển biến mới trong phong trào yêu nước của Nhân dân địa phương. 

          Trong lúc phong trào cách mạng của địa phương đang phát triển, tháng 3/1929, Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở trong nước được thành lập ở số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội. Tham gia Chi bộ cộng sản đầu tiên đó đã có những người con của mảnh đất Thanh Trì như: đ/c Trịnh Đình Cửu (người Định công), đ/c Nguyễn Phong Sắc (người Bạch Mai), đ/c Đỗ Ngọc Du (người Tả Thanh Oai). Thành uỷ Hà Nội đẩy mạnh xây dựng tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng trong thành phố và rất quan tâm đến các tổ chức cách mạng ở vùng ngoại thành trong đó có Đông Phù.

            Ngày 17/3/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội thành lập. Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ là Ủy viên Thành ủy lâm thời đã có những liên lạc trực tiếp và thường xuyên với các cơ sở cách mạng ở Đông Phù để kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Theo chỉ thị của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ, đồng chí Phạm Gia trực tiếp lao động, hoạt động với các nhóm thanh niên yêu nước trong các tổ chức quần chúng như nhóm thợ làm hương, thợ sơn, học sinh,… đã mời một số đồng chí trung kiên đến họp tại nhà đồng chí Nguyễn Hữu Bằng (tháng 5/1930) và thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Đông Phù và cũng là Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở ngoại thành Hà Nội, gồm 6 đồng chí: Phạm Gia, Phạm Thượng Trí, Phạm Chất, Nguyễn Hữu Bằng, Nguyễn Duy Tứ, Lê Ngọc Lượng, do đồng chí Phạm Gia làm Bí thư. Chi bộ Cộng sản ra đời là kết quả trực tiếp của phong trào đấu tranh cách mạng của Nhân dân Đông Phù. Từ đây, Đông Phù bước vào một thời kỳ đấu tranh cách mạng mới, hòa vào dòng thác đấu tranh cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Năm 1935, phong trào đấu tranh cách mạng được phục hồi, các tổ chức đảng được khôi phục trong cả nước. Cuối năm 1936, đầu năm 1937, bọn phản động thuộc địa Pháp ở Đông Dương buộc phải trả tự do cho phần lớn tù chính trị, trong đó có đồng chí Phạm Gia. Ngay sau khi được trả tự do, đồng chí đã trở về quê, tiếp tục hoạt động xây dựng phong trào, liên lạc với tổ chức đảng ở Hà Nội.

              Cuối năm 1938, cơ sở đảng ở Đông Phù được khôi phục. Tại nhà đồng chí Phạm Gia, một chi bộ mới được thành lập gồm 3 đồng chí: Phạm Gia, Nguyễn Duy Nhạc, Phạm Thụy Hùng, do đồng chí Phạm Thụy Hùng làm Bí thư. Năm 1939, Chi bộ kết nạp thêm đồng chí Nguyễn Thọ Chân và đồng chí Nguyễn Duy Cống (tức đồng chí Đỗ Mười - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm 1991 -1997 và Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong những năm 1997 - 2001).

           Từ sau tháng 5 năm 1930, trong chặng đường đi lên của cách mạng, tổ chức đảng ở Thanh Trì ngày càng phát triển lớn mạnh, từ một chi bộ với 6 đảng viên đầu tiên, đến nay Thanh Trì đã có 47 tổ chức cơ sở đảng với 10.883 đảng viên.

          Sự ra đời của Chi bộ Đông Phù và các tổ chức quần chúng chứng tỏ sức mạnh to lớn của đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng Cộng sản ngay từ buổi đầu thành lập. Từ trong phong trào cách mạng, Đông Phù đã có một đội ngũ đảng viên được rèn luyện, một lớp quần chúng trung kiên luôn giữ vững tinh thần cách mạng. Chính các tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng là nhân tố tích cực góp phần vào việc hình thành và phát triển phong trào những năm tiếp theo.

           Chi bộ Đông Phù và đồng chí Đỗ Mười mãi mãi là niềm tự hào của Nhân dân Thanh Trì.

         Hiện nay, Nhà truyền thống huyện Thanh Trì còn lưu giữ nhiều hình ảnh, kỷ vật quý giá liên quan đến việc thành lập chi bộ Đông phù – Chi bộ Đảng đầu tiên ngoại thành Hà Nội.

Hoàng Thị Thu Thủy - Tuyên giáo Thanh Trì