Bị chuột rút khi mang thai là thiếu chất gì

Bị chuột rút khi mang thai là thiếu chất gì
Bị chuột rút khi mang thai là thiếu chất gì

Chuột rút khi mang thai có thể khiến gây khó chịu, khiến mẹ mất ngủ. Để chuột rút không còn là nỗi ám ảnh, mẹ có thể “bỏ túi” một vài bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả.

Chuột rút là sự co cơ đột ngột, gây đau ở một bắp thịt nào đó khiến việc cử động trở nên khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra bất cứ đâu nhưng thường bà bầu bị chuột rút bắp chân là phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có thể bị ở chân, đùi, hông, dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Hiện tượng chuột rút khi mang thai có thể kéo dài vài giây cho đến vài phút, có thể hết rồi trở lại, xuất hiện nhiều vào ban đêm khi đang ngủ, sau khi vận động và khi sử dụng cơ bắp trong thời gian dài.

Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không?

Hiện tượng chuột rút khi mang thai thường bắt đầu xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai và ngày càng trở nên nghiêm trọng vào những tháng cuối của thai kỳ. Bà bầu có thể bị chuột rút vào ban ngày nhưng thường nhiều hơn vào ban đêm. Và đây cũng là “thủ phạm” khiến mẹ hay giật mình giữa đêm.

Bà bầu hay bị chuột rút là điều khá phổ biến, đa phần bà bầu bị chuột rút nhẹ đều không đáng bận tâm. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu sớm báo hiệu nguy cơ sảy thai. Theo ước tính, cứ 4 ca mang thai có hiện tượng chuột rút thì sẽ có 1 ca bị sảy. Do đó, nếu bạn đã từng gặp khó khăn trong việc mang thai hay có tiền sử bị sảy thai thì cần đặc biệt lưu ý.

Tại sao bà bầu bị chuột rút?

Vì sao bà bầu bị chuột rút là băn khoăn rất thường gặp. Không ai biết tại sao bà bầu hay bị chuột rút nhưng nguyên nhân có thể là do:

  • Thai nhi càng lớn, trọng lượng cơ thể mẹ cũng càng tăng gây áp lực lên chân
  • Tử cung mở rộng để tạo không gian phát triển cho bé gây chèn ép lên tĩnh mạch khiến máu không thể về tim hoặc do chèn ép lên dây thần kinh từ tủy sống xuống chân.
  • Mất nước khiến cơ thể bị rối loạn điện giải
  • Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? Rất có thể là do bạn đang thiếu canxi, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3. 3 tháng cuối là lúc nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao, nếu không bổ sung đủ, mẹ rất dễ bị chuột rút.

Bị chuột rút khi mang thai phải làm sao?

Khi bị chuột rút, bạn cần:

  • Nhẹ nhàng duỗi và cong chân, các đầu ngón chân vài lần và đứng trên một bề mặt lạnh để giúp giảm co thắt cơ.
  • Sử dụng túi da hoặc chai nước nóng áp vào khu vực bị đau để giảm đau và sưng.
  • Xoa bóp co bắp chân bị co rút.

Nếu đã co duỗi chân và đứng trên bề mặt lạnh nhưng triệu chứng chuột rút không giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ vì có thể chuột rút là do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch.

Làm thế nào để giảm chuột rút khi mang thai?

Mặc dù chưa có bằng chứng thuyết phục nhưng nhiều người cho rằng việc căng cơ chân trước khi ngủ có thể giúp giảm tần suất bị chuột rút. Bài tập căng cơ chân như sau:

  • Bước 1: Bạn đứng trước một bức tường, giơ tay hướng về bức tường, lòng bàn tay áp vào tường
  • Bước 2: Đặt chân phải phía sau, chân trái phía trước
  • Bước 3: Từ từ di chuyển chân trái về phía sau trong khi chân phải vẫn giữ thẳng gối và gót chân vẫn chạm sàn
  • Bước 4: Giữ tư thế căng cơ trong khoảng 30 giây, giữ lưng thẳng và hông hướng về phía sau. Phải thật chú ý đừng xoay chân và đừng đứng bằng ngón chân
  • Bước 5: Sau khoảng 30 giây thì đổi chân.

Bên cạnh bài tập trên, mẹ có thể phòng ngừa chuột rút khi mang thai bằng cách:

  • Vận động nhẹ nhàng bằng cách tập yoga cho bà bầu, đi bộ và tập thể dục nhịp điệu
  • Tránh đứng và ngồi quá lâu. Nếu công việc phải ngồi nhiều, mẹ nên nghỉ ngơi thường xuyên hoặc ngồi và nâng chân nếu phải đứng suốt cả ngày.
  • Bổ sung magiê cũng có tác dụng ngăn ngừa chuột rút khi mang thai. Bạn có thể thêm các thực phẩm giàu magiê vào chế độ ăn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt và quả.
  • Uống nhiều nước. Nếu nước tiểu có màu trong hoặc vàng tươi là bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu có màu vàng sậm tức là cơ thể bạn đang thiếu nước.
  • Chọn những loại giày và vớ chân phù hợp, thoải mái, có tác dụng nâng đỡ và tiện lợi. Bạn có thể mang các loại giày có phần viền bao quanh ở gót chân, các loại này giúp giữ vững đôi chân, tránh bị trượt.

Hiện tượng bà bầu bị chuột rút rất thường gặp nên bạn đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp hiếm hoi, chuột rút gây ra đau đớn dữ dội do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Nếu gặp tình trạng đau nặng và dai dẳng kèm theo dấu hiệu sưng đỏ ở chân, mẹ bầu nên đi khám để được chữa trị kịp thời.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? - Câu hỏi mà mỗi mẹ bầu thường băn khoăn rất nhiều khi gặp phải tình trạng chuột rút. Hãy cùng xem chuyên gia giải đáp như thế nào về vấn đề này

Hỏi: Chào bác sĩ. Tôi đang có bầu tháng thứ 7, khoảng 2 tuần gần đây thỉnh thoảng tôi bị chuột rút. Lúc đầu tôi nghĩ chắc do công việc tôi thường xuyên ngồi 1 chỗ nhưng ngay cả ban đêm khi tôi đang ngủ cũng bị chuột rút. Tôi rất lo lắng không biết có phải do bị thiếu chất không? Bác sĩ cho hỏi bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì và nên bổ sung như thế nào? (Linh Chi, Hà Nội)

Đáp: Chào chị Linh Chi

Chuột rút là tình trạng thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, có thể bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 3 của thai kỳ và xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này có thể xảy ra cả ban ngày và ban đêm nên sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Bị chuột rút khi mang thai là thiếu chất gì

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút ở bà bầu, có thể kể đến là:

Vì thế nếu không bổ sung canxi vào phần cơ thể mẹ đã truyền cho thai nhi thì cơ thể mẹ thiếu canxi và đó là nguyên nhân gây chuột rút ở bà bầu.

Như vậy nói tình trạng chuột rút của bà bầu nói chung và bạn Linh Chi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó thiếu chất và chủ yếu là thiếu canxi là một nguyên nhân khá phổ biến.

Bị chuột rút khi mang thai là thiếu chất gì

Để khắc phục tình trạng chuột rút ở bà bầu, bạn nên chú ý thực hiện những điều sau:

  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Nếu bạn làm việc tại văn phòng thì nên tranh thủ co duỗi bắp chân và vận động hai chân sau mỗi giờ làm việc. Tối về có thể vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ như đi dạo quanh nhà, tập yoga... việc này sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bà bầu tốt hơn.
  • Bạn cũng có thể thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để làm tăng quá trình lưu thông máu.
  • Khi ngủ bạn có thể gác chân lên gối mềm và nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân.
  • Bà bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, khoảng từ 2 - 3 lít nước bằng nước đun sôi để nguội hoặc bằng các loại nước hoa quả vừa giàu vitamin vừa cung cấp nước cho cơ thể.
  • Bạn nên bổ sung đủ dưỡng chất cần cho bà bầu và thai nhi là bốn nhóm dưỡng chất gồm chất béo, chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu kali, magie có trong thịt cá, trứng, rau củ quả như chuối, nho khô, lê...
  • Và đặc biệt để bổ sung canxi, bà bầu có thể ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như hải sản, các loại hạt, các loại rau lá xanh đậm...

Bị chuột rút khi mang thai là thiếu chất gì
;

Do nhu cầu canxi tăng nhiều trong thời gian thai kỳ (khoảng 1500mg/ngày) nên ngoài bổ sung canxi từ thực phẩm bà bầu có thể bổ sung canxi dạng nano cùng nhiều dưỡng chất như Kẽm nano, Magie, Mangan, Sắt... Do canxi dạng nano nên không chỉ siêu nhỏ, tăng khả năng hấp thu mà còn giúp giảm các triệu chứng thường gặp khi bổ sung canxi như táo bón, nóng trong... giúp bà bầu không lo thiếu canxi trong thai kỳ và không lo chuột rút xảy ra do thiếu canxi.

  • Bà bầu nên dành thời gian để nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Nên tắm bằng nước ấm hoặc ngâm chân trước khi đi ngủ để giúp cơ bắp được thư giãn và giảm nguy cơ chuột rút ban đêm.

Qua những chia sẻ này, bạn Linh Chi đã có giải đáp cho băn khoăn của mình là: Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? Hi vọng bạn sẽ biết cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt, bổ sung dưỡng chất đầy đủ, đặc biệt là canxi trong suốt thai kỳ để vừa đủ cung cấp cho nhu cầu của mẹ và thai nhi đồng thời tránh được tình trạng chuột rút gây đau, khó chịu cho bạn.

Chúc bạn mạnh khỏe chờ đón bé yêu chào đời.

>> Bài viết liên quan: Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không?

Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử  để được chuyên gia giải đáp trực tiếp về những dưỡng chất cần thiết mẹ bầu cần bổ sung để phòng ngừa hiện tượng chuột rút xảy ra.