Báo cáo nghiên cứu khả thi la gì

Trong những dự án hay chương trình đầu tư công, báo cáo nghiên cứu khả thi là gì luôn là một trong những tài liệu không thể thiếu khi xây dựng hồ sơ phê duyệt đầu tư. Vậy khái báo cáo nghiên cứu khả thi được pháp luật quy định như thế nào? Nội dung và đặc điểm của tài liệu này ra sao? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu về nội dung pháp lý này trong bài viết dưới đây thông qua những quy định pháp luật được cập nhật mới nhất hiện nay.

Báo cáo nghiên cứu khả thi la gì
Báo cáo nghiên cứu khả thi là gì

– Định nghĩa về báo cáo nghiên cứu khả thi là gì giải thích tại Khoản 3, Điều 4, Luật đầu tư công năm 2019 cụ thể như sau:

“ Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi, hiệu quả, nguồn vốn và mức vốn của chương trình, dự án đầu tư công làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư”.

– Theo đó, Báo cáo nghiên cứu khả thi là một tài liệu mà trong đó chứa các nội dung gồm:

+ Sự cần thiết của chương trình, dự án đầu tư công

+ Mức độ khả thi của chương trình, dự án đầu tư công

+ Hiệu quả của chương trình, dự án đầu tư công

+ Nguồn vốn của chương trình, dự án đầu tư công

+ Mức vốn của chương trình, dự án đầu tư công

– Báo cáo nghiên cứu khả thi là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định có đầu tư hay không.

Theo quy định, nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi là gì của chương trình, dự án bao gồm những nội dung sau:

Những nội dung chủ yếu gồm:

– Sự cần thiết đầu tư

– Đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu và phạm vi của chương trình; những vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chương trình

– Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, kết quả, các chỉ tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn

– Phạm vi và quy mô của chương trình

– Các dự án thành phần thuộc chương trình cần thực hiện để đạt được mục tiêu của chương trình, thứ tự ưu tiên và thời gian thực hiện các dự án thành phần

– Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện chương trình, phân bổ vốn theo mục tiêu, dự án thành phần và thời gian thực hiện, nguồn vốn và phương án huy động vốn

– Dự kiến thời gian và tiến độ thực hiện chương trình

– Giải pháp để thực hiện chương trình; cơ chế, chính sách áp dụng đối với chương trình; khả năng lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác

– Yêu cầu hợp tác quốc tế (nếu có)

– Tổ chức thực hiện chương trình

– Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội chung của chương trình.

Gồm những nội dung chủ yếu sau:

– Sự cần thiết đầu tư

– Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch

– Phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô hợp lý; xác định phân kỳ đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư

– Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư

– Phương án tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng dự án

– Đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường

– Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư

– Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư

– Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn

– Xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án

– Tổ chức quản lý dự án, bao gồm xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án

– Phân tích hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả và tác động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có).

Trên đây là những kiến thức liên quan đến báo cáo nghiên cứu khả thi là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Hy vọng những nội dung này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về báo cáo nghiên cứu khả thi. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đọc còn có những vướng mắc khác liên quan đến vấn đề này hoặc các vấn đề trong bất kỳ lĩnh vực nào khác để được hỗ trợ một cách hiệu quả.

Khi trúng thầu một dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải tiến hành các hoạt động liên quan đến báo cáo xây dựng. Vậy khi nào thì phải làm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng? Pháp luật quy định về trường hợp này như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Luật Xây dựng năm 2014

Nghị định 59/2015/NĐ-CP Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2015.

-Nghị định 42/2017 NĐ-CP Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

1. Quy định về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án:

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi về các mặt: Kỹ thuật, hiệu quả kinh tế – xã hội, mặt tài chính và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.

Vấn đề này được quy định tại Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định như sau:

“1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A (trừ dự án quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm các nội dung sau:

a) Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính;

b) Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình chính của dự án;

Xem thêm: Quy định về việc lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi

c) Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn của công trình chính;

d) Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).

Tuy nhiên Khoản 2 Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP  đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 42/2017 NĐ-CP:

“2. Nội dung Báo cáo nghiên cu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ bao gồm các nội dung sau:

a) Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính của dự án;

b) Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;

c) Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có)”.

Như vậy, đối với dự án quan trọng quốc gia dự án nhóm A, trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Những dự án khác trong trường hợp cần phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Xem thêm: Quy định về thuê, các trường hợp được tư vấn quản lý dự án

Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014:​

“Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.

2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.

3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.

4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.

5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.

6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội và đánh giá tác động của dự án.”

Xem thêm: Thủ tục thẩm định báo cáo tiền khả thi đầu tư xây dựng

Như vây, các dự án nhóm A là dự án quan trọng quốc gia, đã có quy hoạch được phê duyệt thì vẫn sẽ phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Người trực tiếp được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án sẽ tiến hành việc tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.

2. Các dự án được coi là nhóm A:

Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây: Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia; Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất.

Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở.

Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Giao thông, trừ các dự án giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Thủy lợi; Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu, trừ các dự án hóa chất, phân bón, xi măng có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên  ; Công trình cơ khí, trừ các dự án chế tạo máy, luyện kim;  Bưu chính, viễn thông  có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên.

Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp thuộc ba trường hợp nêu trên.

Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;  Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở  Xây dựng khu nhà ở có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên.

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

3. Dự án nhóm A có phải báo cáo nghiên cứu tiền khả thi không?

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Quy định về lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với công trình di tích quốc gia

Công ty tôi đã trúng thầu một dự án đầu tư xây dựng, hiện nay tôi là người trực tiếp được chủ đầu tư uỷ quyền tiến hành các hoạt động liên quan đến việc báo cáo xây dựng. Tuy nhiên dự án này là dự án nhóm A, tôi muốn hỏi là dự án thuộc nhóm này có nhất thiết phải làm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng không? Cám ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật về đấu thầu của Công ty Luật Dương Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định như sau:

“1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A (trừ dự án quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm các nội dung sau:

a) Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính;

b) Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình chính của dự án;

Xem thêm: Đấu thầu thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội

c) Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn của công trình chính;

d) Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).”

Khoản 2 Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP  đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 42/2017 NĐ-CP.

Như vậy, trong trường hợp trên bạn không trình bày rõ rằng dự án xây dựng của công ty bạn là dự án nhóm A đã có quy hoạch được phê duyệt hay chưa. Do đó, chúng tôi xin đưa ra ba trường hợp như sau:

Thứ nhất, dự án của công ty bạn là dự án nhóm A là dự án quan trọng quốc gia, đã có quy hoạch được phê duyệt thì vẫn sẽ phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Thứ hai, dự án của công ty bạn là dự án nhóm A, không phải dự án quan trọng quốc gia, đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 7 nêu trên thì không cần phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Thứ ba, dự án của công ty bạn không thuộc 2 trường hợp nêu trên thì bạn – người trực tiếp được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án sẽ tiến hành việc tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014:

“Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

Xem thêm: Dự án đơn giản chủ đầu tư có thể trực tiếp quản lý không?

1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.

2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.

3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.

4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.

5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.

6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội và đánh giá tác động của dự án.”