Bài tập về mẫu nguyên tử bo có lời giải năm 2024

Giải Bài Tập Vật Lí 12 – Bài 33: Mẫu nguyên tử Bo giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

C1 trang 166 SGK: Trình bày mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ – đơ – pho.

Trả lời:

Rơ-đơ- pho cho rằng nguyên tử gồm có hạt nhân mang điện tích dương có điện tích +Ze, trong đó tập trung hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử. Các kích thước hạt nhân nhỏ hơn các kích thước của nguyên tử rất nhiều. Chung quanh hạt nhân có Z electron chuyển động theo các quỹ đạo tròn nào đó. Độ lớn điện tích dương của hạt nhân bằng tổng độ lớn của các điện tích âm của các electron . Nguyên tử ở trạng thái trung hòa về điện.

C2 trang 168 SGK: Nếu photon có năng lượng lớn hơn hiệu En – Em thì nguyên tử có hấp thụ được không.

Trả lời:

Nếu photon có năng lượng lớn hơn hiệu En – Em thì nguyên tử không hấp thụ được photon.

Bài 1 (trang 169 SGK Vật Lý 12): Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ – đơ – pho ở điểm nào?

Lời giải:

Mẫu nguyên tử của Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-đơ-pho là hệ thống nguyên tử bị chi phối bởi những quy luật có tính lượng tử, còn trong mẫu nguyên tử Rơ-đơ-pho thì không có điều này.

Bài 2 (trang 169 SGK Vật Lý 12): Trình bày tiên đề Bo về các trạng thái dừng.

Lời giải:

Tiên đề Bo:

– Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ.

– Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là các quỹ đạo dừng.

Bài 3 (trang 169 SGK Vật Lý 12): Trình bày tiên đề Bo về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử?

Lời giải:

– Tiên đề về các trạng thái dừng:

Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng, khi ở trạng thái dừng thì nguyên tử Bo không bức xạ.

Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là các quỹ đạo dừng.

– Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử:

Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng (En) sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn (Em) thì nó phát ra một photon có năng lượng đúng bằng hiệu En – Em (ε = h.fm = En – Em)

Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trong trạng thái điểm dừng có năng lượng Em mà hấp thụ được một photon có năng lượng đúng bằng hiện En – Em thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao En.

Bài 4 (trang 169 SGK Vật Lý 12): Chọn câu đúng.

Trạng thái dừng là

  1. trạng thái electron không chuyển động quanh hạt nhân.
  1. trạng thái hạt nhân không dao động.
  1. trạng thái đứng yên của nguyên tử.
  1. trạng thái ổn định của hệ thống nguyên tử.

Lời giải:

Chọn đáp án D.

Trạng thái dừng là nguyên tử không bức xạ, không hấp thụ nên đó là trạng thái ổn định của hệ thống nguyên tử.

Bài 5 (trang 169 SGK Vật Lý 12): Xét ba mức năng lượng EK, EL và EM của nguyên tử hidro (H.33.2). Một photon có năng lượng bằng EM – EK bày đến gặp nguyên tử này.

Nguyên tử sẽ hấp thụ photon và chuyển trạng thái như thế nào?

  1. Không hấp thụ
  1. Hấp thụ nhưng không chuyển trạng thái.
  1. Hấp thụ rồi chuyển dần từ K lên L rồi lên M.
  1. Hấp thụ rồi chuyển thẳng từ K lên M.

Lời giải:

Chọn đáp án D.

Theo tiên đề Bo, khi nguyên tử hấp thụ năng lượng bằng hiệu En – Em thì nó sẽ chuyển từ K (có mức năng lượng EK) lên M (có mức năng lượng EM)

Bài 6 (trang 169 SGK Vật Lý 12): Có một đám nguyên tử của một nguyên tố mà mỗi nguyên tử có ba mức năng lượng EK, EL và EM như hình 33.2. Chiếu vào đám nguyên tử này một chùm sáng đơn sắc mà mỗi photon trong chùm có năng lượng là ε = EM – EK. Sau đó nghiên cứu quang phổ phát xạ của đám nguyên tử trên. Ta sẽ thu được bao nhiêu vạch quang phổ?

  1. Một vạch
  1. Hai vạch
  1. Ba vạch
  1. Bốn vạch

Lời giải:

Chọn đáp án C.

Khi nguyên tử hấp thụ photon có năng lượng ε = EM – EK thì nó sẽ chuyển từ K sang M, sau đó các nguyên tử dao động trong một khoảng thời gian ngắn rồi chuyển về quỹ đạo có mức năng lượng thấp hơn.

Mẫu nguyên tử Bo là kiến thức các bạn được học trong chương trình Vật lý 12. Mẫu nguyên tử Bo là nội dung nằm trong chương Lượng tử ánh sáng của Vật lý 12. Đây là một kiến thức quan trọng. Để bổ trợ cho các bạn trong quá trình học tập và ôn tập. Chúng tôi có tổng hợp đầy đủ kiến thức và bài tập vận dụng. Mời các bạn tham khảo.

Nội dung cần nhớ về mẫu nguyên tử Bo.

Trong Mẫu nguyên tử Bo, các bạn cần nắm vững hai tiền đề của Bo. Đó là tiền đề về trạng thái dừng và tiền đề về sự bức xạ và hấp thụ.

Cùng với đó, trong Mẫu ng/tử Bo, các bạn cần nhớ kiến thức về quang phổ vạch của ng/tử Hidro. Trong đó, uang phổ vạch phát xạ của Hiđro nằm trong 3 dãy. Đó là:Dãy Laiman: e chuyển từ trạng thái kích thích →→ quỹ đạo K; Dãy Banme: e chuyển từ trạng thái kích thích →→ quỹ đạo L ; Dãy Pasen: e chuyển từ trạng thái kích thích →→ quỹ đạo M. Trong dãy Banme, nguyên tử Hiđro có 4 vạch: Hα (đỏ), Hβ (lam), Hγ (chàm), Hδ (tím).

Để làm được các bài toán liên quan mẫu ng/tử Bo, các bạn cần nắm vững các nội dung này. Để biết chi tiết về những nội dung về mẫu , các bạn hãy tham khảo bài học bên dưới.

Những dạng toán điển hình.

Trong mẫu nguyên tử Bo, các bạn sẽ học về ba dạng toán. Mỗi dạng toán của mẫu ng/tử Bo sẽ có phương pháp giải khác nhau. Ở bên dưới chúng tôi có tổng hợp đầy đủ phương pháp giải mỗi dạng toán về mẫu ng/tử Bo. Các bạn hãy tham khảo.

Ngoài ra, các bạn cần rèn luyện bài tập nhiều trong tài liệu bên dưới và tài liệu khác để học tốt được phần mẫu ng/tử Bo. Chúc các bạn học tốt.