Bài tập tình huống tư pháp quốc tế năm 2024

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn một số câu nhận định đặc trưng của môn Tư pháp quốc tế- một trong các môn học “khó nhằn” nhất đối với sinh viên luật. Những câu nhận định dưới đây được tổng hợp từ các đề thi thât và sẽ được cập nhật liên tục nên các bạn theo dõi nhé.

Bài tập tình huống tư pháp quốc tế năm 2024

Đáp án dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và dựa trên cơ sở pháp lý của Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

1. Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển.

Nhận định này là Sai. Luật nơi tài sản được chuyển đến mới có vai trò trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển. CSPL: Khoản 2 Điều 678 BLDS 2015.

2. Theo pháp luật Việt Nam, quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành.

Nhận định này là Đúng. Khoản 4 Điều 343 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

3. Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật đặc biệt.

Nhận định này là Đúng. Bởi lẽ chỉ có Tư pháp quốc tế mới tồn tại các quy phạm xung đột.

4. Điều ước quốc tế về tư pháp quốc tế luôn có hiệu lực được ưu tiên áp dụng so với pháp luật Việt Nam.

Nhận định này là Sai. Chỉ có những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên mới có hiệu lực được ưu tiên áp dụng so với luật Việt Nam.

5. Pháp luật nước ngoài không thể được áp dụng nhằm giải quyết xung đột pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trong trường hợp hợp đồng được ký kết và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam.

Nhận định này là Sai. Trong trường hợp đồng ký kết tại Việt Nam nhưng đối tượng của hợp đồng là bất động sản nằm ở nước ngoài thì pháp luật nước nơi có bất động sản đó được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật. CSPL: Khoản 4 Điều 683 BLDS 2015.

6. Bản án của Tòa án nước ngoài về vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài không thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

Nhận định này là Sai. Bản án về vụ án ly hôn của Tòa nước ngoài vẫn có thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu rơi vào một trong 2 trường hợp:

(i) Nước mà Tòa án có trụ sở và Việt Nam là thành viên của điều ước quốc tế quy định về vấn đề này (thông thường là hiệp định tương trợ tư pháp)

(ii) Được công nhận và cho thi hành trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

(iii) Pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể về việc công nhận và cho thi hành bản án đó.

CSPL: Khoản 1 Điều 423 BLTTDS 2015.

7. Tòa án Việt Nam thụ lý và giải quyết mọi vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Nhận định này là Sai. Về mặt nguyên tắc, Tòa án Việt Nam chỉ thụ lý giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Tuy nhiên không phải bất kỳ vụ án nào thuộc thẩm quyền chung của Tòa án thì Tòa án đều thụ lý giải quyết. Trường hợp Tòa không thụ lý giải quyết là trường hợp tại Điều 472 BLTTDS 2015.

8. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, di sản không người thừa kế là động sản được giải quyết theo pháp luật của nước mà người để lại di sản là công dân trước khi chết.

Nhận định này là Đúng. Khoản 1 Điều 680 BLDS 2015.

9. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các bên trong hợp đồng luôn được quyền chọn pháp luật áp dụng nhằm điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong tất cả các hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.

Nhận định này là Sai. Ba trường hợp không được quyền chọn luật được liệt kê tại khoản 4, 5,6 Điều 683 BLDS 2015.

10. Hệ thuộc Luật tòa án luôn được áp dụng trong việc giải quyết xung đột pháp luật.

Nhận định này là Sai. Hệ thuộc Luật Tòa án (lex fori) chỉ được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về luật hình thức (luật tố tụng) chứ không có vai trò lớn trong việc giải quyết xung đột pháp luật về luật nội dung.

Bài tập tình huống tư pháp quốc tế năm 2024

Nguyễn Quốc Bảo là tác giả có chuyên môn trong nhiều lĩnh vực gồm đầu tư nước ngoài, bất động sản và M&A, đồng thời, cũng là tác giả của một số bài viết được đăng tải tại Lawinsider, Asian Mena Counsel.

Bài tập tình huống tư pháp quốc tế năm 2024

Nội dung Text: Đề thi và đáp án Tư pháp quốc tế

  1. ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN TƯ PHÁP QUỐC TẾ NỘI DUNG ĐỀ THI Câu I: Anh (chị) hãy trả lời đúng (sai) và giải thích (ngắn gọn) các nhận định sau: 1. Yếu tố nước ngoài là đặc trưng cơ bản để phân biệt Tư pháp với các ngành luật khác. (01 điểm) 2. Quyền sở hữu đối với tài sản của quốc gia ở nước ngoài, trong mọi trường hợp phải được giải quy ết theo pháp lu ật của quốc gia có tài sản đó. (01 điểm) 3. Để giải điều chỉnh quan hệ dân sự có y ếu tố nước ngoài, chỉ áp dụng phương pháp thực chất và phương pháp xung đột. (01 điểm) 4. Theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam, pháp lu ật nước ngoài đương nhiên được áp dụng khi quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến?.(01 điểm) 5. Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản được áp dụng để giải quy ết tất cả các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài. (01 điểm) 6. Quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ quốc gia sở tại sau khi được tòa án quốc gia sở tại công nhận và cho thi hành (01 điểm) Câu II: Ngày 30/4/2006, công ty A (Việt Nam) ký hợp đồng với B ( Mỹ) một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận: “Hàng được giao cho người chuyên chở để chở đến cho người mua chậm nhất vào ngày 30/6/2006 tại cảng X”. Anh (chị) hãy cho biết: 1. Trong trường hợp các bên chọn tập quán Incoterms 2010 (điều kiện FOB – giao hàng lên tàu) của ICC, điều chỉnh hợp đồng thì thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo hợp đồng được xác định là thời điểm nào? (2,0 điểm) 2. Trong trường hợp người bán (B) vi phạm nghĩa vụ thanh toán và người mua (A) khởi kiện tại tòa án Việt Nam thì tòa án Việt Nam có th ẩm quyền giải quy ết tranh chấp trên không? pháp luật nước nào được áp dụng? (2,0 điểm) ---- NỘI DUNG ĐÁP ÁN (Đáp án chỉ nêu ra những ý cơ bản nhất theo yêu cầu câu hỏi đề ra; tùy từng trường hợp cụ th ể, GV chấm thi có thể căn cứ vào cách trả lời và lập luận của thí sinh để cho điểm phù hợp) Câu I: Anh (chị) hãy trả lời đúng (sai) và giải thích (ngắn gọn) các nhận định sau: 1. Yếu tố nước ngoài là đặc trưng cơ bản để phân biệt Tư pháp với các ngành luật khác? Sai (0,25 điểm) Giải thích (0,75 điểm): Yếu tố nước ngoài là đặc điểm mang tính đặc trưng của TPQT (Điều 758 BLDS) nhằm phân biệt với Luật Dân sự và các ngành luật tư trong nước: (i) TPQT và Luật Dân s ự trong nước cùng điều chỉnh quan hệ dân sự nhưng Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ dân sự không có y ếu tố nước ngoài tham gia; (ii) “Yếu tố quốc tế nước ngoài” trong CPQT là quan hệ (chính trị) giữa các quốc gia, còn trong TPQT là quan hệ mang tính chất dân sự vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia (chủ thể: người nư ớc ngoài hoặc đang cư trú ở nước ngoài; khách thể: tài sản ở nước ngoài; sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi quan hệ TPQT xảy ra ở nước ngoài). 2. Quyền sở hữu đối với tài sản của quốc gia ở nước ngoài, trong mọi trường hợp phải được giải quyết theo pháp luật của quốc gia có tài sản đó?
  2.  Đúng (0,25 điểm)  Giải thích (0,75 điểm): Tài sản của quốc gia được hưởng quyền miễn trừ. Do đó, theo nguyên tắc chung, quyền sở hữu đối với tài sản của quốc gia ở nước ngoài thuộc chủ quyền quốc gia. Do đó, quyền sở hữu đối với tài sản của quốc gia ở nước ngoài phải được giải quy ết theo pháp luật của quốc gia có tài sản đó. 3. Để giải điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể áp dụng phương pháp thực chất và phương pháp xung đột?  Đúng (0,25 điểm)  Giải thích (0,75 điểm): Phương pháp thực chất và phương pháp xung đột là hai phương pháp điều chỉnh của ngành luật (TPQT). 4. Theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam ,pháp luật nước ngoài sẽ đương nhên được áp dụng khi quy phạm xung đột của luật Việt Nam dẫn chiếu đến?  Sai (0,25 điểm)  Giải thích (0,75 điểm): Khi quy phạm xung đột của Luật Việt Nam dẫn chiếu đến luật nước ngoài, luật nước ngoài đó được Tòa án Việt Nam áp dụng để điều chỉnh quan hệ TPQT với điều kiện luật nước ngoài đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; không ảnh hưởng đến trật tự công công ở Việt Nam (Điều 759, kh.3 BLDS). 5. Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản được áp dụng để giải quyết tất cả các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.  Sai: 0,25  Giải thích theo Điều 766 khỏan 2, 4 BLDS 6. Quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ quốc gia sở tại sau khi được tòa án quốc gia sở tại công nhận và cho thi hành Đúng (0,25 điểm) Giải thích (0,75 điểm): Về nguyên tắc, Quyết định của trọng tài nước ngoài, muốn có hiệu lực thi hành thì cần phải được tòa án quốc gia nơi quy ết định trọng tài được yêu cầu thi hành công nhận và cho thi hành.giải thiwch theo Điều 343 BLTTDS Câu II (04 điểm): Bài tập tình huống Câu hỏi 1 : (1,0 điểm) Trong trường hợp các bên chọn FOB (Incoterms 2010 – ICC) thì rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua tại lan can thành mạn tàu tại cảng X vào thời điểm giao hàng (có thể giải thích thêm điều kiện FOB trong Incoterms 2010 của ICC) Câu hỏi 2 : (3,0 điểm)  Tòa án Việt Nam có thẩm quyền theo Điều 410(2(e)) BLTTDS (yêu cầu phân tích)  Theo điều 769 BLDS, Pháp luật nơi thực hiện hợp đồng được áp dụng nếu các bên không có thỏa thuận khác.  ------- Công ty A (quốc tịch Việt nam) ký hợp đồng xuất khẩu Gạo với Công ty B (quốc tịch Hàn Quốc). Hợp đồng được ký kết tại Hàn Quốc, theo thỏa thuận trong HĐ Công ty A giao hàng cho Công ty B tại cảng Hải Phòng (Công ty A giao hàng cho người vận chuyển thứ nhất của Công ty B). Nhưng đến thời phải thực hiện Hợp đồng thì bên vận chuyển thứ nhất của Công ty B không có đủ phương tiện để vận chuyển hàng. Vì vậy việc giao hàng chậm 10
  3. ngày và gây tổn thất cho Công ty A là 10.000USD. Công ty A và Công ty B xãy ra tranh chấp và Công ty A đề nghị Công ty B bồi thường thiệt hại. - Luật áp dụng để xem xét tính hợp lý của Hợp đồng. - Công ty B có phải bồi thường cho Công ty A không? Tại sao? ĐÁP ÁN Căn cứ Điều 773 Bộ luật dân sự quy định: Điều 773. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. 2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. 3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.