Bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Bài 26

Bài 26 Trên các miền đất nước lớp 2 – Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 2 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn Vở bài tập Tiếng Việt 2 (Tập 2) sách Kết nối tri thức do Gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng lớp 2 biên soạn.

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 2 được biên soạn để giúp các em HS học tập tốt môn Tiếng Việt lớp 2, đồng thời trở thành tài liệu tham khảo cho quý thầy cô và phụ huynh.

Cập nhật mới nhất các bài Giải tiếng Việt lớp 2 khác tại đây: Giải bài tập tiếng việt lớp 2

Đọc

Khởi động

Em đã từng đến thăm những vùng miền nào của đất nước mình?

Trả lời câu hỏi

1. Tìm các câu thơ nói về:

a. xứ Huế

b. Ngày giỗ tổ Hùng Vương

c. Đồng tháp Mười

2. Ngày giỗ Tổ là ngày nào?

3. Tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của xứ Huế?

4. Chọn ý giải thích đúng cho mỗi câu sau:

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Bài 26
Bài 26 Trên các miền đất nước Tiếng Việt lớp 2 – Hội Gia sư Đà Nẵng

Luyện tập

1. Tìm những tên riêng được nhắc đến trong bài. 

2. Các câu ở cột A thuộc kiểu nào ở các câu ở cột B

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Bài 26
Bài 26 Trên các miền đất nước Tiếng Việt lớp 2 – Hội Gia sư Đà Nẵng

Hướng dẫn soạn bài

Khởi động

Em đã từng đến thăm những vùng miền của đất nước mình như: Hà Giang, Đà Nẵng, Tây Nguyên.

Trả lời câu hỏi

1. Các câu thơ nói về:

a. xứ Huế: Đường vô xứ Huế quanh quanh/Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

b. Ngày giỗ tổ Hùng Vương: Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

c. Đồng tháp Mười: Đồng tháp Mười có bay thẳng cánh/Nước tháp Mười lóng lánh cá tôm.

2. Ngày giỗ Tổ là ngày mùng mười tháng ba.

3. Tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của xứ Huế: non xanh nước biếc

4. Chọn ý giải thích đúng cho mỗi câu sau:

  • Đồng tháp Mười cò bay thẳng cánh: b
  • Nước tháp Mười lóng lánh cá tôm: b

Luyện tập

1. Những tên riêng được nhắc đến trong bài: Việt Nam, Phú Thọ, Vua Hùng, Huế, Đồng Tháp Mười.

2. Các câu ở cột A thuộc kiểu nào ở các câu ở cột B

  • Đất nước mình thật tươi đẹp – câu nêu đặc điểm
  • Đồng Tháp Mười là tên vùng đất ở miền Nam – câu giới thiệu
  • Chúng ta đi thăm ba miền đất nước – câu nêu hoạt động

Viết

2. Viết tên riêng từ 2-3 tỉnh, thành phố mà em biết

M: Hà Nội

3. Chọn a hoặc b

a. Chọn ch hoặc tr thay cho dấu ba chấm (…)

Bà còng đi …ợ …ời mưa

Cái tôm cái tép đi đưa bà còng

Đưa bà đến quãng đường cong

Đưa bà vào tận ngõ …ong nhà bà

b. Tìm tiếng chứa iu hoặc iêu thay cho dấu ba chấm

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Bài 26
Bài 26 Trên các miền đất nước Tiếng Việt lớp 2 – Hội Gia sư Đà Nẵng

Hướng dẫn soạn bài

2. Viết tên riêng từ 2-3 tỉnh, thành phố mà em biết:

  • thành phố Đà Nẵng
  • tỉnh Nam Định
  • tỉnh Ninh Bình

3. Chọn a 

a. Chọn ch hoặc tr thay cho dấu ba chấm (…)

Bà còng đi chợ trời mưa

Cái tôm cái tép đi đưa bà còng

Đưa bà đến quãng đường cong

Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà

Luyện tập

Luyện từ và câu

1. Tìm từ ngữ chỉ sự vật tương ứng với mỗi lời giải thích dưới đây:

a. Món ăn gồm bánh phở với thịt, chan nước dùng.

b. Vật dùng để đội đầu, che mưa nắng, thường làm bằng lá, có hình chóp.

c. Trang phục truyền thống của Việt Nam.

d. Đồ chơi dân gian, được nặn bằng bột màu, thường có hình con vật.

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Bài 26
Bài 26 Trên các miền đất nước Tiếng Việt lớp 2 – Hội Gia sư Đà Nẵng

2. Kể tên các sản vật nổi tiếng các miền mà em biết.

3. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu giới thiệu

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Bài 26
Bài 26 Trên các miền đất nước Tiếng Việt lớp 2 – Hội Gia sư Đà Nẵng

4. Đặt một câu giới thiệu về quê em hoặc nơi em ở.

Luyện viết đoạn

1. Nêu tên các đồ vật làm bằng tre hoặc gỗ và công dụng của chúng

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Bài 26
Bài 26 Trên các miền đất nước Tiếng Việt lớp 2 – Hội Gia sư Đà Nẵng

2. Viết 4-5 câu giới thiệu một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Bài 26
Bài 26 Trên các miền đất nước Tiếng Việt lớp 2 – Hội Gia sư Đà Nẵng

Hướng dẫn soạn bài

Luyện từ và câu

1. Tìm từ ngữ chỉ sự vật tương ứng với mỗi lời giải thích dưới đây:

a. Món ăn gồm bánh phở với thịt, chan nước dùng: phở

b. Vật dùng để đội đầu, che mưa nắng, thường làm bằng lá, có hình chóp: nón

c. Trang phục truyền thống của Việt Nam: áo dài

d. Đồ chơi dân gian, được nặn bằng bột màu, thường có hình con vật: tò he

2. Tên các sản vật nổi tiếng các miền mà em biết:

  • Hà Nội: phở
  • Ninh Bình: cơm cháy, thịt dê
  • Huế: bún bò Huế

3. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu giới thiệu

  • Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt quý hiếm của Việt Nam
  • Hang Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới
  • Đà Lạt là thành phố ngàn hoa

4. Đặt một câu giới thiệu về quê em hoặc nơi em ở: Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.

Luyện viết đoạn

1. Nêu tên các đồ vật làm bằng tre hoặc gỗ và công dụng của chúng:

  • Đũa tre: để gắp thức ăn, đun nấu
  • Bàn ghế gỗ: trang trí, uống nước, làm việc,..

2. Viết 4-5 câu giới thiệu một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ: Đũa tre có thiết kế đơn giản, sử dụng an toàn. Mẹ em dùng đũa tre để nấu ăn. Khi ăn cơm, nhà em cũng dùng đũa tre để gắp thức ăn. Nhưng đũa tre dễ bị ẩm mốc nếu không được để ở nơi khô thoáng.

Đọc mở rộng 

1. Tìm đọc bài thơ, câu chuyện viết về cảnh đẹp trên các miền đất nước.

2. Đọc cho bạn nghe đoạn thơ, đoạn truyện mà em thích.

Hướng dẫn soạn bài

1. Tìm đọc bài thơ, câu chuyện viết về cảnh đẹp trên các miền đất nước.

Bài thơ Việt Nam quê hương ta (Nguyễn Đình Thi)

Việt Nam đất nước ta ơi

 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

Nước bâng khuâng những chuyến đò

Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi

Đói nghèo nên phải chia ly

Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường

Ta đi ta nhớ núi rừng

Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô

Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan …

Bài thơ nói về cảnh đẹp của đất nước Việt Nam với cánh cò trắng, núi rừng, hoa thơm quả ngọt bốn mùa.

2. Đọc cho bạn nghe đoạn thơ mà em thích.

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Giới thiệu về Hội Gia sư Đà Nẵng – Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà

Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.

Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:

Câu 1. Khổ thơ thứ nhất trong bài đọc nói đến điều gì? (đánh dấu V vào ô trống trước đáp án đúng)

......Em bé rất xinh xắn, ngây thơ, đáng yêu.

......Bạn nhỏ rất yêu em bé.

......Em bé đến từ một nơi rất xa.

Trả lời:

 Khổ thơ thứ nhất trong bài đọc nói đến điều:

  • Em bé rất xinh xắn, ngây thơ, đáng yêu

Câu 2. Trong khổ thơ thứ hai và thứ ba, bạn nhỏ đoán em bé từ đâu đến? (đánh dấu V vào ô trống trước đáp án đúng)

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Bài 26

Trả lời:

  1. Ngôi sao 
  2. Mặt biển
  3. Qủa nhãn
  4. Đám mây

Câu 3. Viết 2 - 3 từ ngữ tả em bé.

Trả lời:

  • Nụ cười như nắng, bàn tay như hoa, bước đi lẫm chẫm, tiếng cười vang sân nhà.

Câu 4. Điền iên, yên hoặc uyên vào chỗ trống.

- Ngoài h............., trời lặng gió.

-  Hàng cây đứng lặng ..... giữa trưa hè oi ỏ.

- Chim vành kh.......... cốt vang tiếng hót.

Trả lời:

  • Ngoài hiên, trời lặng gió
  • Hàng cây đứng lặng yên giữa trưa hè oi ả
  • Chim vành khuyên cất vang tiếng hót

Câu 5. Chọn a hoặc b.

a. Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống.

- Mẹ (dắt/ rắt). ... em đến trường.

- Tiếng sáo diều réo (dắt/ rắt)....................

- Em bé (gieo/reo).................. lên khi thấy mẹ về.

- Chị Bống cẩn thận (gieo/ reo).................... hạt vào chậu đất nhỏ.

b. Nhìn tranh, viết từ ngữ gọi tên sự vật có tiếng chứa ai hoặc ay.

Bài tập Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Bài 26

1.

2.

3.

4.

5.

Trả lời:

a. Chọn tiếng thích hợp như sau:

(dắt/rắt)

  • Mẹ dắt em đến trường
  • Tiếng sáo diều réo rắt

(gieo/reo)

  • Em bé reo lên khi thấy mẹ về
  • Chị Bống cẩn thận gieo hạt vào chậu đất nhỏ

b. Từ ngữ gọi tên sự vật có tiếng chứa ai hoặc ay

1. tay

2. vai

3.tai

4. váy

Câu 6.  Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.

(chải, chạy, rộn, dọn, giặt)

Sáng Chủ nhật cả nhà đều bận..... Bố dẹp nhà cửa Mẹ giũ quần áo. Chị Bống .. . tóc cho em. Em bé tung tăng ..... nhảy.

Trả lời:

Sáng Chủ nhật cả nhà đều bận rộn. Bố dẹp nhà cửa Mẹ giũ quần áo. Chị Bống chải tóc cho em. Em bé tung tăng chạy nhảy.

Câu 7. Tìm từ phù hợp điền vào chỗ trống.

a. Em trai của mẹ gọi là:

b. Em trai của bố gọi là:

c. Em gái của mẹ gọi là:

d. Em gái của bố gọi là:

Trả lời:

a. Em trai của mẹ gọi là: cậu

b. Em trai của bố gọi là: chú

c. Em gái của mẹ gọi là: dì

d. Em gái của bố gọi là: cô

Câu 8. Gạch chân các từ ngữ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ dưới đây:

Bà ơi hãy ngủ                          Hương bưởi hương cau

Có cháu ngồi bên                    Lẫn vào tay quạt

Căn nhà vắng vẻ                     Cho bà nằm mút

Khu vườn lặng im.                  Giữa vòng gió thơm.

(Quang Huy)

Trả lời:

Bà ơi hãy ngủ                          Hương bưởi hương cau

Có cháu ngồi bên                    Lẫn vào tay quạt

Căn nhà vắng vẻ                     Cho bà nằm mát

Khu vườn lặng im.                  Giữa vòng gió thơm.

Câu 9.  Viết 1 - 2 câu có sử dụng các từ vừa tìm được ở bài tập 8.

Trả lời:

Viết 1 - 2 câu có sử dụng các từ vừa tìm được ở bài tập 8:

  1. Trong rừng thật vắng vẻ không có lấy một bóng người.
  2. Mùi mít chín thơm nấc.

Câu 10. Viết 3 - 4 câu kể về một việc người thân đã làm cho em.

G: - Người thân mà em muốn kể là ai?

- Người thân của em đã làm việc gì cho em?

- Em có suy nghĩ gì về việc người thân đã làm?

- Nêu tình cảm của em đối với người thân.

Trả lời:
Mẹ là người em yêu quý nhất. Hằng ngày mẹ chải tóc cho em đi học. Tối đến, mẹ kể cho em biết bao nhiêu câu chuyện cổ tích hay. Em rất yêu mẹ, em chỉ mong mẹ thật nhiều sức khỏe để sau này em có thể bù đắp lại công ơn dưỡng dục của bậc đấng sinh thành.