Bài tập thuế tiêu thụ đặc biệt môn thuế năm 2024

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một dạng bài tập thường xuyên gặp trong các đề thi môn thuế CPA. Bài tập thuế TTĐB tuy không quá khó nhưng thí sinh cần nắm chắc kiến thức để tránh xác định nhầm đối tượng chịu thuế, giai đoạn đánh thuế

Đối với bài tập tính thuế tiêu thụ đặc biệt cần lưu ý các điểm chính sau:

1, Đối tượng chịu thuế: là hàng hóa, dịch vụ đặc biệt (thuốc lá, bia, ô tô, karaoke…) tiêu dùng tại Việt Nam.

2, Đối tượng nộp thuế:

Với hàng hóa:

+ Giai đoạn nhập khẩu sau đó phân phối: Người nộp thuế là người nhập khẩu

+ Khâu sản xuất: Người nộp thuế là cơ sở sản xuất. Lưu ý trường hợp bán hàng cho doanh nghiệp thương mại để xuất khẩu, với số hàng không xuất khẩu được theo cam kết ban đầu mà bán vào nội địa sẽ chịu thuế TTĐB.

+ Cơ sở kinh doanh gia công: do cơ sở gia công kê khai và nộp

Với dịch vụ: Người nộp thuế là người cung cấp dịch vụ

3, Nguyên tắc thuế TTĐB:

+ Giá tính thuế TTĐB là giá chưa bao gồm thuế GTGT, BVMT, TTĐB

+ Đánh thuế trên sản phẩm hoàn chỉnh, trừ cục nóng và cục lạnh của điều hòa thì đánh thuế theo bộ phận lẻ.

+ Dịch vụ kinh doanh cá cược, có thưởng, giá tính thuế là giá trừ đi 1 số khoản đặt cọc sẽ trả lại khách hàng, trừ đi các khoản thưởng.

+ Áp dụng cho các dịch vụ thuộc nhóm ảnh hưởng thuần phong mĩ tục như: karaoke, mát xa… Giá tính thuế là giá ĐÃ bao gồm các sản phẩm và dịch vụ khác đi kèm.

+ Giá cơ sở sản xuất bán cho công ty con, công ty liên kết thì không được thấp hơn giá của các công ty này bán ra bên ngoài 7%.

Bài toán tìm câu trả lời (còn gọi là bài toán lựa chọn câu trả lời hay tìm câu trả lời tốt nhất) là một bài toán chính trong hệ thống hỏi đáp. Khi một câu hỏi được đăng lên forum sẽ có nhiều người tham gia trả lời câu hỏi. Bài toán lựa chọn câu trả lời với mục đích thực hiện sắp xếp các câu trả lời theo mức độ liên quan tới câu hỏi. Những câu trả lời nào đúng nhất sẽ được đứng trước các câu trả lời kém liên quan hơn. Trong những năm gần đây, rất nhiều mô hình học sâu được đề xuất sử dụng vào nhiều bài toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) trong đó có bài toán lựa chọn câu trả lời trong hệ thống hỏi đáp nói chung và trong hệ thống hỏi đáp cộng đồng (CQA) nói riêng. Hơn nữa, các mô hình được đề xuất lại thực hiện trên các tập dữ liệu khác nhau. Vì vậy, trong bài báo này, chúng tôi tiến hành tổng hợp và trình bày một số mô hình học sâu điển hình khi áp dụng vào bài toán tìm câu trả lời đúng trong hệ thống hỏi đáp và phân tích một số thách thức trên các tập dữ liệu cho bài toán trên hệ thố...

Permasalahan yang dirumuskan adalah bagaimanakah validitas, kepratisan, dan efektivitas buku ajar analisis laporan keungan berbasis problem based learning (berbasis masalah) . Adapun yang menjadi tujuan penelitian ini yaitu untuk mendeskripsikan tingkat validitas, kepraktisan, dan efektivitas buku ajar analisis laporan keungan berbasis masalah. Jenis penelitian ini yaitu penelitian Research & Development (R&D) oleh Borg & Gall. Populasi dalam penelitian ini seluruh mahasiswa pendidikan ekonomi semester genap tahun akademik 2017-2018. Dengan sampel penelitian yaitu mahasiswa yang mengikuti mata kuliah analisis laporan keuangan kelas Indralaya yang berjumlah 38 mahasiswa. Teknik pengumpulan data yang digunakan yaitu angket. Dengan uji kevalidan diperoleh 3,5 dari ahli materi terkategori snagat valid dan 2,89 dari ahli media yang terkategori valid. Kemudian dari uji kepaktisan diperoleh hasil yang menyatakan bahwa bahan ajar ini praktis digunakan untuk memahami materi analisis lapora...

Tuntutan pembelajaran abad 21 bahwa siswa yang harus memilikikecakapan berpikir dan belajar (thinking and learning skills), yangmeliputi kecakapan memecahkan masalah (problem solving), berpikirkritis (critical thinking), kolaborasi, dan kecakapan berkomunikasi. Guruharus mampu mengembangkan rencana pembelajaran yang berisikegiatan-kegiatan yang menantang peserta didik untuk berpikir kritisdalam memecahkan masalah.Penelitian ini bertujuan untuk mengetahui implementasi pembelajaran problem solving berbasis HOTS untuk meningkatkan kemampuan berpikir kritis siswa. Penelitian ini dilaksanakan sesuai dengan rancangan penelitian model Hopkins yang diawali dengan tindakan pendahuluan kemudian dilanjutkan perencanaan, tindakan, pengamatan, dan refleksi.Subjek dari penelitian ini adalah siswa kelas XI IPS 1 di SMAN 5 Madiuntahun pelajaran 2019/2020. Pengumpulan data dilakukan melalui dataperangkat berupa instrumen telaah RPP, instrumen telaah prosespembelajaran, instrumen telaah sistem penila...

Bài số 6 của Series các dạng bài tập của Đề thi CPA Môn Thuế: Chủ đề “Bài tập thuế TTĐB & thuế GTGT”

Dạng bài tập Thuế TTĐB & Thuế GTGT theo mình biết thì mới chỉ xuất hiện 2 lần trong Đề thi CPA môn thuế. Dạng bài tập thuế TTĐB thường gặp là dạng bài chỉ tính thuế TTĐB hoặc tổng hợp các sắc thuế GTGT, TTĐB và XNK.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các dạng bài tập Đề thi CPA môn thuế

1. Tình huống thường gặp về Bài tập thuế TTĐB & thuế GTGT

Do dạng bài này chỉ muốn tập trung vào 2 sắc thuế GTGT và TTĐB, nên tình huống đưa ra sẽ tập trung vào công ty sản xuất hoặc nhập khẩu hàng thuộc diện chiụ thuế TTĐB để tiêu thụ trong nội địa như: rượu, bia, thuốc lá, ô tô, golf.

Đề bài thường đưa ra 4-5 giao dịch và yêu cầu chúng ta xác định thuế GTGT, thuế TTĐB phải nộp trong kỳ. May mắn là thuế suất thuế TTĐB cho các loại hàng hoá thường được cung cấp sẵn. Chúng ta không cần học thuộc.

2. Nguyên tắc làm Dạng bài tập thuế TTĐB & thuế GTGT

Để tránh nhầm lẫn, chúng ta nên dành tầm 5 phút để phân tích đề bài trước khi lao vào tính toán:

(1) Đối tượng chịu thuế/ nộp thuế

(2) Giá tính thuế TTĐB: là giá đã bao gồm TNK (nếu có). Nhưng chưa bao gồm thuế TTĐB, Thuế BVMT, GTGT. Cụ thể: Giá tính thuế TTĐB hàng SX trong nước = (Giá bán chưa có VAT – Thuế BVMT)/(1 + Thuế suất TTĐB) Giá tính thuế TTĐB cho hàng nhập khẩu = Giá tính thuế nhập khẩu + TNK

(3) Giá tính thuế GTGT: lưu ý thuế GTGT là sắc thuế bọc ngoài cùng. Nghĩa là giá tính thuế GTGT sẽ là giá đã bao gồm tất cả các loại thuế khác. Nhưng chưa bao gồm thuế GTGT.

(4) Thuế suất áp dụng tương ứng

(5) Số thuế được khấu trừ đầu kỳ

3. Một số điểm cần lưu ý về dạng bài tập thuế TTĐB & thuế GTGT

Với dạng bài này, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

(1) Mọi người thường xác định sai giá tính thuế:

Thuế GTGT và thuế TTĐB đều là 2 loại thuế gián thu, đánh vào việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Do đó, giá tính thuế đều là giá chưa bao gồm chính loại thuế đó. Bạn phải xác định thông tin đề bài đưa ra đã và chưa bao gồm loại thuế gì. Nếu không bạn sẽ xác định sai Giá tính thuế và thuế phải nộp tương ứng.

(2) Thứ tự tính toán: Giá tính thuế TTĐB chưa bao gồm thuế GTGT. Do đó khi tính toán, bạn thực hiện tính thuế TTĐB trước. Sau đó mới tính đến thuế GTGT.

(3) Thuế TTĐB được khấu trừ: Theo quy định tại TT130-2016/TT-BTC: Doanh nghiệp được khấu trừ thuế TTDB của hàng nhập khẩu đã nộp: “Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu bán ra và chỉ được khấu trừ tối đa bằng tương ứng số thuế TTĐB tính được ở khâu bán ra trong nước”

Do đó sau khi đã xác định xong nghĩa vụ thuế TTĐB tại từng nghiệp vụ, các bạn sẽ phải tính tỷ lệ hàng chịu thuế TTĐB khâu nhập khẩu đã được bán ra. Để tính ra số thuế TTĐB được khấu trừ trong kỳ. Không phải toàn bộ thuế TTĐB đã nộp khâu nhập khẩu đều được khấu trừ.

4. Ví dụ về dạng bài tập thuế TTĐB & thuế GTGT

Đề bài: Đề thi CPA môn thuế năm 2015 – Đề lẻ – Câu 4. Xem tại đây

Phân tích đề bài và đán án gợi ý:

NV1. Nhập khẩu 4.500 lit rượu nước Thuế TTĐB đã nộp khâu nhập khẩu: 90 triệu [1a] Giả sử rượu nước có thuế suất thuế TTDB là 25% như rượu chai \=> Giá bán chưa có GTGT (giá đã bao gồm thuế TTĐB) = 90 triệu * (1+25%)/25% = 450.000.000 \=> Thuế GTGT khâu NK đã nộp = Giá tính thuế GTGT * 10% = 45.000.000 [1b]

NV2. Xuất kho 3.000 chai rượu:

Xuất cho cửa hàng giới thiệu sản phẩm: 1.000 chai. Trong tháng, cửa hàng đã tiêu thụ 500 chai: chưa phát sinh doanh thu và thuế TTĐB, thuế GTGT cho đến khi cửa hàng thực tiêu thụ.

  • Xuất cho DN kinh doanh: 2.000 chai
  • Tổng lượng hàng thực tế tiêu thụ trong tháng: 2,500 chai
  • Giá chưa có VAT/Chai: 125,000/chai
  • Giá chưa có thuế TTĐB/Chai = 125,000/(1+25%) = 100,000/chai
  • Thuế TTĐB/Chai: 100,000 * 25% = 25,000
  • Tổng thuế TTĐB phát sinh = 25,000 * 2,500 = 62.500.000 [2a]
  • Tổng thuế GTGT phát sinh = 125,000 * 2,500 * 10% = 31.250.000 [2b]

NV3. Xuất khuyến mại 500 chai theo đúng quy định của pháp luật thương mại Theo quy định, giá tính thuế TTDB áp dụng cho 500 chai này sẽ là giá tính thuế của hàng hóa tương đương tại thời điểm phát sinh.

  • Giá tính thuế TTĐB: 100,000
  • Thuế TTĐB/Chai: 100,.000 * 25% = 25.000
  • Thuế TTĐB phát sinh = 25.000 * 500 = 12.500.000 [3a]
  • Theo quy định tại TT219/2013/TT-BTC: giá tính thuế GTGT đối với hàng khuyến mại thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật thương mại là 0
  • Thuế GTGT phát sinh: 0 [3b]

Phân bổ thuế TTĐB được khấu trừ trong kỳ:

  • Số lít rượu còn tồn cuối kỳ: 4.500 Lít – (2.500+ 500)*0.75 = 2,250 Lít
  • Thuế TTĐB đã nộp khâu nhập khẩu được khấu trừ = [1a] * (4,500 – 2,250)/4,500 = 45 triệu
  • Thuế TTĐB còn phải nộp = [2a] + [3a] – 45.000.000 = 30.000.000 triệu

Giả sử 72 tr là số thuế GTGT được khấu trừ của các HHDV khác mua vào trong kỳ, chưa bao gồm 3 giao dịch trên.

Như vậy:

Thuế GTGT còn được khấu trừ = [1b] + 72.000.000 – [2b] – [3b] = 45.000.000 + 72.000.000 – 31.250.000 = 85.750.000