Bài tập chiết khấu và bao thanh toán năm 2024

CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA - NATIONAL AGENCY FOR SCIENCE AND TECHNOLOGY INFORMATION

Địa chỉ: Số 24-26 Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội.

Điện thoại: (024) 39 349 105;Ms. Hoa 0988 770 553 | E-mail: tckhvn_vjol@vista.gov.vn

  • 1. thanh toán Page 1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... ..........................................................................................................
  • 2. thanh toán Page 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại ngày nay, kinh doanh ngày một phát triển kéo theo sự đa dạng cũng như mức độ phức tạp của mối quan hệ chủ ngân hàng - người vay nợ. Không một doanh nghiệp nào tránh khỏi những khoản nợ phát sinh, và điều này đã trở thành một yếu tố tất nhiên trong các hoạt động kinh doanh thường nhật của doanh nghiệp. Các công ty có thể vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, nhưng cùng lúc đó, tình trạng nợ khó đòi đã trở thành một vấn đề nhức nhối đối với nhiều doanh nghiệp chủ nợ. Nhiều công ty đang phải đối mặt với mức độ rủi ro tín dụng rất cao, trong đó rủi ro về tổn thất nợ khó đòi là một trong những nhân tố cần được kiểm soát chặt chẽ. Không ít trường hợp, tổn thất do các khoản nợ bị "ngâm" của các công ty liên tục gia tăng, làm suy giảm năng lực cạnh tranh, thậm chí dẫn tới nguy cơ phá sản. Nhưng khó khăn nào cũng sẽ có lối thoát. Trong bối cảnh rắc rối này, hoạt động mua bán nợ (factoring) trở thành vị cứu tinh khi nó có thể giải quyết được tình trạng bế tắc về nợ nần, giúp công ty chủ nợ thu hồi vốn để hoạt động. Đối với các công ty hoạt động thường xuyên phát sinh nợ dài ngày, giải pháp mua, bán nợ là không thể thiếu. Tại Mỹ và châu Âu, các công ty kinh doanh chuyên mua bán nợ được hình thành từ khá sớm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quản lý nợ khó đòi của các công ty. Họ tạo ra một thị trường nợ rất sôi động có thể mang lại nhiều lợi nhuận, đồng thời cung cấp nhiều giải pháp chuyên môn hoá cho cả chủ nợ lẫn khách nợ. Không chỉ có vậy, hoạt động mua bán nợ còn trợ giúp cho những công ty mới thành lập khỏi e ngại khi tiếp cận với các nguồn vốn vay phục vụ hoạt động kinh doanh ban đầu. Hiện nay, dịch vụ bao thanh toán ở Việt Nam khá phát triển, và theo xu hướng chung của sự phát triển nền kinh tế thì dịch vụ bao thanh toán sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
  • 3. thanh toán Page 3 MỤC LỤC Nhận xét của giáo viên .............................................................................................1 Lời nói đầu................................................................................................................2 Mục lục.....................................................................................................................3 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG...................................................................... 4 1. Khái niệm về bao thanh toán.................................................................... 4 2. Các bên tham gia................................................................................... 4 3. Đối tượng áp dụng .........................................................................................4 4. Điều kiện để được hoạt động bao thanh toán ................................................5 5. Nguyên tắc thực hiện bao thanh toán ............................................................5 6. Phân loại ........................................................................................................6 7. Lãi và phí trong hoạt động bao thanh toán ....................................................7 8. Bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán.........................................................9 II. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN ................................... 9 1. Quy trình bao thanh toán trong nước...............................................................9 2. Quy trình bao thanh toán xuất nhập khẩu........................................................10 III. LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC BÊN THAM GIA VÀO DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN.................................................................................... 12 1. Lợi ích..............................................................................................................12 2. Hạn chế ............................................................................................................13
  • 4. thanh toán Page 4 NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN(FACTORING) I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái niệm về bao thanh toán: Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. 2. Các bên tham gia a) Bên bao thanh toán (FACTOR): là ngân hàng, công ty tài chính chuyên thực hiện việc mua bán nợ và các dịch vụ liên quan đến mua bán nợ. Trong nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế, sẽ có hai đơn vị bao thanh toán, một đơn vị bao thanh toán tại nước của nhà xuất khẩu và một đơn vị bao thanh toán tại nước của nhà nhập khẩu. b) Bên bán hay nhà xuất khẩu (SELLER, EXPORTER): các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ có những khoản nợ chưa đến hạn thanh toán. c) Bên mua hay nhà nhập khẩu (BUYER, IMPORTER): hay còn gọi là người trả tiền, đó là người mua hàng hóa hay nhận các dịch vụ cung ứng. 3. Đối tượng áp dụng a) Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, gồm: - Ngân hàng thương mại nhà nước - Ngân hàng thương mại cổ phần - Ngân hàng liên doanh - Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
  • 5. thanh toán Page 5 - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài - Công ty tài chính. b) Khách hàng được tổ chức tín dụng bao thanh toán là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài cung ứng hàng hoá và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá theo thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng. 4. Điều kiện để được hoạt động bao thanh toán a) Đối với hoạt động bao thanh toán trong nước Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động bao thanh toán trong nước khi tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện sau: - Có nhu cầu hoạt động bao thanh toán. - Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của 3 tháng gần nhất dưới 5%. - Không vi phạm các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng. - Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm. b) Đối với hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu Tổ chức tín dụng được hoạt động bao thanh toán xuất-nhập khẩu phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. 5. Nguyên tắc thực hiện bao thanh toán Hoạt động bao thanh toán phải đảm bảo các nguyên tắc sau: a) Đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng được thực hiện bao thanh toán và phù hợp với qui định của pháp luật Việt Nam.
  • 6. thanh toán Page 6 b) Đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào hợp đồng bao thanh toán và các bên có liên quan đến khoản phải thu. c) Khoản phải thu được bao thanh toán phải có nguồn gốc từ các hợp đồng mua, bán hàng phù hợp với qui định của pháp luật liên quan. 6. Phân loại a) Theo phạm vi - BTT trong nước: là dịch vụ BTT được cung cấp cho người bán và người mua ở trong cùng một quốc gia, có hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ diễn ra trong phạm vi biên giới của một quốc gia. - BTT quốc tế: là dịch vụ BTT được cung cấp cho người xuất khẩu và người nhập khẩu ở hai quốc gia khác nhau, có hoạt động mua bán hàng vượt qua biên giới của một quốc gia. Về cơ bản, trình tự của dịch vụ của BTT quốc tế cũng như trình tự BTT trong nước. Điểm khác biệt là khả năng có sự tham gia của hệ thống hai đại lí (hai đơn vị BTT đúng ra làm đại lí cho nhau để cung cấp dịch vụ cho người xuất khẩu và người nhập khẩu). Các đại lí thường có trụ sở tại nước của người xuất khẩu và nước nhập khẩu. BTT quốc tế thường được chia làm 2 loại: BTT xuất khẩu và BTT nhập khẩu. b) Theo tính chất hoàn trả - BTT có truy đòi: là dịch vụ BTT cung cấp tất cả các chức năng BTT trừ chức năng bảo hiểm rủi ro tín dụng. Nếu các khoản phải thu (đã được chuyển nhượng) đến hạn mà đơn vị BTT không truy đòi được từ người mua hàng, thì đơn vị BTT có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước hoặc đã thanh toán cho người bán hàng. - BTT miễn truy đòi: là dịch vụ BTT cung cấp chức năng bảo hiểm rủi ro tín dụng. Đơn vị BTT chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với rủi ro không thu được tiền
  • 7. thanh toán Page 7 thanh toán, với điều kiện không có tranh chấp giữa người bán và người mua. Đơn vị BTT không có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước hoặc thanh toán cho người bán hàng và phải thanh toán đủ 100% giá trị hóa đơn. c) Theo phương thức BTT - BTT từng lần: là hình thức BTT mà đơn vị BTT và bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần thiết và kí hợp đồng BTT đối với các khoản phải thu của bên bán hàng. - BTT theo hạn mức: là hình thức BTT mà đơn vị BTT và bên bán hàng thỏa thuận và xác định một hạn mức BTT duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. - Đồng BTT: là hình thức BTT mà 2 hay nhiều đơn vị BTT cùng thực hiện hoạt động mua, bán hàng, trong đó 1 đơn vị BTT làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng BTT. d) Theo thời gian - BTT ứng trước: là loại hình BTT theo đó đơn vị BTT chiết khấu các khoản phải thu trước ngày đáo hạn và ứng trước tiền cho đơn vị bán hàng (có thể đến 80% giá trị hóa đơn). - BTT khi đến hạn: là BTT theo đó đơn vị BTT sẽ trả cho các khách hàng của mình (người bán hàng) số tiền bằng giá mua của các khoản BTT khi đáo hạn. 7. Lãi và phí trong hoạt động bao thanh toán Lãi và phí trong hoạt động bao thanh toán do các bên thoả thuận tại hợp đồng bao thanh toán a) Lãi trong hoạt động bao thanh toán Lãi được tính trên số vốn mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng phù hợp với lãi suất thị trường. Công thức tính lãi BTT:
  • 8. thanh toán Page 8 Lãi BTT = 30 BLSA  Trong đó: - A: số tiền ứng trước - B: số ngày BTT - LS: lãi suất b) Phí trong hoạt động bao thanh toán Phí được tính trên giá trị khoản phải thu để bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ sách bán hàng và các chi phí khác. Hiệp hội BTT quốc tế FCI kiến nghị cơ cấu của phí BTT bao gồm: - Phí bảo hiểm rủi ro tín dụng. - Phí xử lí hóa đơn. - Phí ngân hàng. Mỗi thành viên được tự do kết hợp 3 khoản trên theo cách riêng của họ. Phí BTT trong nước thường do người bán thanh toán cho đơn vị BTT trong nước. Phí BTT quốc tế trong hệ thống hai đại lí thường do người xuất khẩu thanh toán cho đại lí BTT xuất khẩu và được phân chia giữa đại lí BTT xuất khẩu và đại lí BTT nhập khẩu. Trên cơ sở những loại phí trên, đơn vị BTT xuất khẩu sẽ tính ra một mức phí cho bên bán. Mức phí này gồm.: - Đơn vị BTT NK: phí bảo hiểm rủi ro + phí xử lý hóa đơn + phí NH (1) - Đơn vị BTT xuất khẩu: phí quản lý (2)
  • 9. thanh toán Page 9 Phí BTT quốc tế thường cao hơn phí BTT trong nước . 8. Bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán. Các hình thức bảo đảm bao gồm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật. II. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN 1. Quy trình bao thanh toán trong nước a) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán. b) Người bán đề nghị đơn vị BTT tài trợ với tài sản đảm bảo chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mau bán hàng hóa. c) Đơn vị BTT tiến hành thẩm định khae năng thanh toán tiền hàng của người mua. d) Nếu xét thấy có thể thu được tiền hàng từ người mua theo đúng hạn như hợp đồng mau bán, đơn vị BTT sẽ báo đồng s tài trợ cho người bán. e) Người bán hàng giao hàng cho người mua theo đúng thỏa thuận trong hợp đòng mua bán. f) Người bán chuyển nhượng hóa đơn, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị BTT. g) Đơn vị BTT ứng trước một phần tiền hàng cho người bán theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT. h) Khi đến hạn thanh toán, đơn vị BTT tiến hành thu hồi nợ từ người mua. i) Người mua thanh toán tiền hàng cho cho đơn vị BTT. j) Sau khi đã thu hồi tiền hàng từ phía người mua, đơn vi BTT thanh toán nốt tiền chuyển nhượng khoản phải thu cho người bán.
  • 10. thanh toán Page 10 2. Quy trình bao thanh toán xuất nhập khẩu a) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đàm phám ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa. b) Nhà xuất khẩu đề nghị đơn vị BTT xuất khẩu cung cấp dịch vụ BTT. c) Đơn vị BTT xuất khẩu đề nghị đơn vị BTT nhập khẩu cùng thực hiện hợp đồng BTT. d) Đơn vị BTT nhập khẩu tiến hành thẩm định nhà nhập khẩu và quyết định có cung cấp dịch vụ BTT hay không. e) Nếu đơn vị BTT nhập khẩu đồng ý tham gia giao dịch BTT với đơn vị BTT xuất khẩu, đơn vị BTT xuất khẩu sẽ thông báo đồng ý tài trợ cho nhà xuất khẩu. f) Đơn vị BTT xuất khẩu và nhà xuất khẩu thỏa thuận và ký kết hợp đồng BTT.
  • 11. thanh toán Page 11 g) Nhà xuất khẩu chuển nhượng chứng từ cho đơn vị BTT xuất khẩu, đồng thời đơn vị BTT xuất khẩu cũng sẽ chuyển nhượng bộ chứng từ này cho đơn vị BTT nhập khẩu. h) Đơn vị BTT xuất khẩu ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT. i) Khi đến hạn thanh toán, đơn vị BTT nhập khẩu tiến hành thu tiền từ nhà nhập khẩu. j) Nhà nhập khẩu thanh toán tiền cho đơn vị BTT nhập khẩu. k) Đơn vị BTT nhập khẩu sau khi trừ các khoản phí và lãi(nếu có) sẽ chuyển số tiền còn lại cho đơn vị BTT xuất khẩu. l) Đơn vị BTT xuất khẩu và nhà xuất khẩu quyết toán các khoản còn lại.
  • 12. thanh toán Page 12 III. LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC BÊN THAM GIA VÀO DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN 1. Lợi ích a) Đối với người mua: + Thông thường không phải kí quỹ. + Được nhận hàng và sử dụng hàng mà chưa cần phải thanh toán tiền hàng ngay. Chỉ thanh toán tiền hàng khi hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng mua bán. + Được đơn vị BTT san sẻ những khó khăn về bất đồng ngôn ngữ với người xuất khẩu. b) Đối với người bán: + Duy trì được sức mạnh cạnh tranh thông qua việc cho phép người mua thanh toán như phương thức ghi sổ, T/T, D/A. + Có thông tin đúng và kịp thời về người mua hàng + Thời gian liên lạc để thanh toán sẽ nhanh hơn. + Được tài trợ vốn lưu động trên cơ sở doanh thu bán hàng để vòng quay sản xuất và tăng trưởng nhanh hơn. + Giảm chi phí hành chính vì chỉ phải làm việc với một đơn vị BTT mặc dù bán hàng đi nhiều vùng, nhiều nước khác nhau. + Những khó khăn về bất đồng ngôn ngữ được đơn vị BTT san sẻ. + Báo cáo tài chính không có những khoản nợ xấu, luồng tiền mặt ổn định. c) Đối với đơn vị BTT: + Thu được phí, lãi và các khoản phí khác. + Đa dạng hóa sản phẩm. + Duy trì mở rộng thị phần, nâng cao uy tín thanh toán trong nước và quốc tế.
  • 13. thanh toán Page 13 2. Hạn chế a) Đối với người mua Giá thành thanh toán bằng phương thức tài trợ BTT có thể cao hơn so với giá thành thanh toán bằng phương thức tài trợ bằng L/C. Nhưng thực chất, giá hàng tăng lên chỉ bù đắp cho người bán phần phí thanh toán mà lẽ ra người mua phải chịu khi sử dụng phương thức tài trợ L/C. b) Đối với người bán - Phí BTT tương đối cao. Trên thực tế tổng phí BTT( bao gồm phí và lãi) khoảng 2-3%/ năm. Vì vậy, những doang nghiệp nào có lãi ròng bằng hoặc thấp hơn 3%/năm không nên sử dụng dịch vụ này. - Mối quan hệ giữa doanh ngiệp với khách hàng của mình có thể bị ảnh hưởng bởi đơn vị BTT. - Khi có xảy ra tranh chấp giữa người mua vầ người bán đối với một hoặc một số giao dịch, đơn vị BTT sẽ không thanh toán lại những khoản đã thanh toán cho những giao dịch tranh chấp đó. Tuy nhiên, đơn vị BTT sẽ hỗ trợ người bán trong việc giải quyết tranh chấp với người mua. c) Đối với đơn vị BTT - Khi quá hạn của các khoản phải thu mà người thu không thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán: + Trong trường hợp BTT miễn truy đòi được áp dụng, đơn vi BTT sẽ chịu toàn bộ rủi ro tín dụng. + Trong trường hợp BTT khác BTT miễn truy đòi, đơn vị BTT tuy có quyền đòi lại khoản tiền đã thanh toán cho người bán nhưng đơn vị bán không hoàn trả cho đơn vị BTT hoặc bị mất khả năng thanh toán. - Khi có tranh chấp xảy ra giữa người mua và người bán:
  • 14. thanh toán Page 14 + Người bán bị chứng minh hoặc bị phán quyết là có lỗi; đơn vị BTT có quyền truy đòi người bán số tiền đã thanh toán nhưng người bán không hoàn trả hoặc mất khả năng thanh toán. + Người mua bị chứng minh hoặc là người bị phán quyết là có lỗi; người mua phải thanh toán toàn bộ tiền hàng và các chi phí kiện tụng nhưng người mua không thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán.

Chủ đề