Bài hát nơi đảo xa sáng tác năm nào năm 2024

Nhạc sĩ Thế Song sinh năm 1933, tại Hà Nội, trong một gia đình đông anh em. Cha mẹ ông từng nghĩ ông là con út (tên ông thể hiện quyết tâm của cha mẹ ''thế là xong") nhưng sau đó, gia đình lại đón thêm thành viên mới là nhạc sĩ Văn Dung, nguyên chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, tác giả của "Những bông hoa trong vườn Bác", "Đường Trường Sơn xe anh qua"...

Năm 1955, ông tham gia Đoàn Ca nhạc Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam với vai trò diễn viên, sau đó là cán bộ biên tập âm nhạc của đài. Với tình yêu và niềm đam mê âm nhạc, ông đã kiên trì tự học các môn hoà thanh, phối khí và lý luận âm nhạc. Hoạt động của ông chủ yếu là dàn dựng các tiết mục âm nhạc phát trên sóng, thành lập thêm các chuyên mục, làm phong phú thêm các chương trình phát sóng, khuyến khích phong trào ca nhạc của đông đảo người yêu nhạc.

Nhạc sĩ Thế Song đã viết gần 600 ca khúc gồm nhiều đề tài, thể loại khác nhau trong sự nghiệp sáng tác. Điểm mạnh của ông là những ca khúc viết về biển và những người lính đảo. Bên cạnh tác phẩm nổi bật nhất Nơi đảo xa, ông còn có nhiều ca khúc khác cùng đề tài như: Ngôi nhà lính đảo, Biển mưa, Biển chuyện tình hóa đá, Hoa hồng biển đảo, Mênh mang Trường Sa, Tình em theo cánh sóng, Hát từ vùng gió xoáy, Hòn mưa, Sóng ru, Vũng Tàu tình yêu biển, Cát Bà tình em, Biển hẹn Cà Mau. Ngoài các ca khúc biển đảo, nhạc sĩ Thế Song có một số ca khúc thiếu nhi như Em yêu mến anh bộ đội, Trồng hoa trên mộ liệt sĩ..

Chia sẻ về Nơi đảo xa, ca khúc đã đi cùng năm tháng, được khán giả cả nước đặc biệt yêu mến, nhạc sĩ Thế Song từng tâm sự năm 1979, trong một lần đi thực tế sáng tác tại các đồn biên phòng ở Quảng Ninh, ông cùng nhạc sĩ Phạm Tịnh nghỉ tại trạm sửa chữa tàu biển số 48 của bộ đội hải quân. Tại đây, bên ly rượu chanh, các nhạc sĩ đã được anh em hải quân kể rất nhiều câu chuyện cảm động. Có chiến sĩ vừa từ đảo trở về kể rằng anh đã ở đảo 2 năm, mọi thứ gian khổ, khó khăn, thậm chí cả hy sinh, các anh đều chịu được, nhưng sợ nhất là nỗi nhớ nhà, nhớ người thân. Chiến sĩ khác thì tâm sự rằng ở đảo toàn con trai, nhiều lúc thèm nhìn một người con gái... Những câu chuyện cảm động đã thôi thúc nhạc sĩ Thế Song viết ngay, ca khúc Nơi đảo xa ra đời trên đoạn đường hơn 100 km từ Quảng Ninh về Hà Nội.

Ngay khi hoàn thành, nhạc sĩ Thế Song mời ca sĩ Tiến Thành đến nhà để tập. Tiến Thành trở thành người hát đầu tiên và thành công nhất ca khúc Nơi đảo xa. Theo nhạc sĩ, sau này có đến mấy chục ca sĩ cùng hát Nơi đảo xa nhưng không ai hát thành công và xúc động như Tiến Thành.

Nhạc sĩ Thế Song lên con tàu tới "Nơi đảo xa" chiều 20-5

Năm 1995, khi Nơi đảo xa trở nên thân thiết với công chúng yêu nhạc trong cả nước, nhạc sĩ Thế Song mới có dịp đến Trường Sa cùng các nhạc sĩ Doãn Nho, Lương Nguyên... Đêm giao lưu văn nghệ, các chiến sĩ cởi trần hát Nơi đảo xa rất hay và cảm động, chẳng kém gì ca sĩ chuyên nghiệp. Anh em chiến sĩ khi biết nhạc sĩ Thế Song là tác giả bài hát đã vây lấy ông trong niềm hân hoan, như là người thân từ bao giờ. Nhạc sĩ Thế Song từng tâm sự: "Tôi sung sướng lắm. Gần nửa tháng ở Trường Sa, tôi lại được nghe rất nhiều tâm sự của những người lính đảo. Đó cũng là cảm hứng để tôi viết nhiều ca khúc khác về biển đảo như: Biển chuyện tình hóa đá, Biển mưa...’’.

Sau 40 năm làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam, nhạc sĩ Thế Song nghỉ hưu. Ông vẫn tiếp tục cộng tác với ban biên tập âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam, tham gia hoạt động âm nhạc của Hội Âm nhạc Hà Nội, ba nhiệm kỳ là ủy viên Ban Chấp hành (từ 1995-2010).

Năm 2014, nhạc sĩ Thế Song bị tai biến lần 2 và liệt nửa người. Theo nhạc sĩ Thế Hiển, con trai nhạc sĩ Thế Song, mặc dù sức khỏe đã sa sút nhưng tình yêu của nhạc sĩ Thế Song dành cho âm nhạc rất nhiều. Khi ở bệnh viện điều trị, thi thoảng ông vẫn ra hiệu cho các con mở nhạc để nghe. Còn kể từ khi về nhà, hàng ngày vào mỗi buổi sáng, con trai cả của ông vẫn mở máy tính, bật những ca khúc của ông sáng tác hoặc những ca khúc cách mạng để gợi cho ông trí nhớ, đánh thức tiềm thức trong trí não.

* Tôi có lần nghe trên Đài Tiếng nói Việt Nam phát một bài hát rất hay về biển đảo quê hương, không nhớ là bài hát gì, chỉ nhớ hai câu rất ấn tượng: “Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa/ Quần đảo đứng hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng”. Xin quý báo giới thiệu vài nét về hoàn cảnh ra đời của bài hát này. (Trần Thị Nữ, Hòa Vang, Đà Nẵng).

Bút tích của nhạc sĩ Thế Song trong bản nhạc tặng các chiến sĩ Trường Sa. (nguồn: giaothongvantai.com.vn)

- Đó là ca khúc “Nơi đảo xa” của Thế Song, đã được Wikipedia ghi nhận với lời giới thiệu: “Những giai điệu, ca từ thiết tha, lắng đọng của bài hát “Nơi đảo xa” nhiều năm qua đã có sức lan tỏa rộng lớn trong lòng người yêu nhạc cả nước nói chung và những người lính biển nói riêng”.

Đã có nhiều ca sĩ tên tuổi hát “Nơi đảo xa” như Trọng Tấn, Tùng Dương, Kiên Giang... nhưng thành công nhất vẫn là NSƯT Tiến Thành. Có thể nghe trực tuyến ca khúc này tại địa chỉ //www.youtube.com/watch?v=DrEIEqpXJgc.

Theo tác giả bài viết “Nơi đảo xa” - ca khúc được chiến sĩ... đặt hàng đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 16-3-2007, 8:36 (GMT+7) thì ý tưởng về bài hát này xuất phát từ một lần đi thực tế sáng tác của Thế Song. Đó là vào tháng 4-1979, ông với một đồng nghiệp ngược đường ra vùng Đông Bắc của Tổ quốc, đến các đồn biên phòng trên suốt dải biên cương Quảng Ninh. Trên đường về, hai người nghỉ tại trạm sửa chữa tàu biển số 48 của bộ đội Hải quân, thành phố Hạ Long. Tại đây, nhạc sĩ Thế Song đã nghe các chiến sĩ tâm tình những buồn vui sau khi vừa từ đảo trở về và có chiến sĩ đề nghị ông viết một bài hát về những người chiến sĩ Hải quân ở ngoài đảo xa…

Thế Song xem câu nói của người chiến sĩ như là sự đặt hàng. Ông suy nghĩ mãi về cái tứ cho ca khúc. Về đến Hà Nội, ngồi bên cây đàn, ông liên tưởng đến con tàu, hải đảo, đến cả ánh mắt người thân của đất liền đang dõi theo các chiến sĩ ngoài đảo xa... và cảm xúc âm nhạc trào dâng thành “Nơi đảo xa”. Bài hát hoàn thành, ông gọi Tiến Thành đến nhà để tập và ca sĩ này trở thành người hát đầu tiên và thành công nhất ca khúc “Nơi đảo xa”.

Mãi đến tháng 4-1995, sau 16 năm ca khúc “Nơi đảo xa” đã trở nên thân thiết với công chúng yêu nhạc trong cả nước, Thế Song mới có dịp ra Trường Sa và được chiến sĩ trên đảo hát tặng bài hát do chính ông sáng tác.

Dưới đây là lời bài hát “Nơi đảo xa”:

Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa/ Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà/ Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa/ Ngàn bão tố phong ba đã vượt qua vượt qua/ Lướt sóng con tàu mang tín hiệu trong đất liền/ Mắt em nhìn theo con tàu đi xa mãi/ Giữa nơi biển khơi đang nở rộ ngàn bông hoa san hô/ Cánh hoa đỏ thắm bao hy vọng anh gửi về tặng em/ Ơi ánh mắt em yêu như trời xanh như biển xanh trong nắng mới/ Nhớ cả dáng hình em mùa gặt nặng đôi vai/ Sóng ru mối tình đời thủy thủ càng thêm vui/ Đây con tàu xa khơi, đây con tàu xa khơi.

Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng sáng ngoài đảo xa/ Vẳng nghe tiếng ngân nga ru lòng ta bao lời ca quê nhà/ Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa/ Quần đảo đứng hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng/ Tháng năm con tầu quen sóng cả quen gió biển/ Nước da màu nắng tươi giòn thêm ánh thép/ Cánh chim hải âu bốn mùa về cùng anh vui ra khơi/ Cánh hoa biển trắng là kỷ niệm anh gửi về tặng em/ Đây súng khoác trên vai trăng đầu núi soi hình anh đang đứng đó/ Nhắn về đất liền cánh buồm chở đầy tin yêu/ Sóng ru mối tình đời thủy thủ càng thêm vui/ Đây con tàu xa khơi, đây con tàu xa khơi.

Chủ đề