Ăn trái cây vào lúc nào là tốt nhất năm 2024

Ngoài ra, chúng có chứa đường tự nhiên và tốt hơn nhiều so với các loại đường nhân tạo mà chúng ta tiêu thụ thông qua các thực phẩm chế biến. Vì vậy, trái cây là những món ăn nhẹ tốt nhất.

Hầu hết chúng ta biết rằng ăn trái cây tốt cho sức khỏe, nhưng ít ai biết rằng thời điểm nào là thích hợp để ăn trái cây, bởi cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng trong trái cây tốt hơn chỉ khi bạn tiêu thụ chúng vào thời điểm cụ thể.

tin liên quan

4 quan niệm sai lầm về trái cây

Trái cây giàu chất xơ và chất chống oxy hóa chống ung thư và ngăn ngừa được nhiều bệnh. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách sẽ làm giảm đi lợi ích của trái cây với sức khỏe.

Dưới đây là những thời điểm thích hợp để ăn trái cây nhằm tối ưu hóa lợi ích của trái cây cho sức khỏe, theo boldsky.

Buổi sáng là thời gian tốt nhất để ăn hoa quả. Uống một ly nước vào buổi sáng và ăn trái cây. Ăn trái cây sau bữa ăn thường ngày có thể không cung cấp cho bạn những lợi ích tối đa. Khi bạn ăn trái cây vào buổi sáng, chúng giúp giải độc trong cơ thể tốt nhất.

Thời gian tốt nhất thứ hai là vào buổi chiều. Nếu bạn không thể ăn trái cây vào buổi sáng, hãy thử ăn chúng vào buổi chiều.

tin liên quan

Những thói quen không ngờ 'giết chết răng'

Răng miệng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, nhưng nhiều người trong chúng ta đang vô tình thực hiện các thói quen hằng ngày gây tổn thương cho răng.

Thời gian tốt nhất thứ ba là nên duy trì khoảng cách là 30 phút trước bữa ăn. Chỉ sau 30 phút ăn thì cơ thể mới có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng trong trái cây tốt. Hoặc có thể ăn trái cây một giờ trước bữa ăn trưa.

Ngoài ra, ăn trái cây 30 phút trước khi tập luyện sẽ tiếp sinh lực cho bạn và không làm cơ thể mất nước.

tin liên quan

Ngừa đục thủy tinh thể nhờ rau quả

Ăn nhiều rau xanh và trái cây chứa vitamin C giúp giảm nguy mắc bệnh đục thủy tinh thể, ngăn ngừa tình trạng mất thị lực.

Người trưởng thành nên ăn khoảng 200-300 g trái cây mỗi ngày, có thể ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Trái cây chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích (Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết, không có bằng chứng khoa học cho thấy, ăn trái cây vào buổi sáng hoặc buổi chiều sẽ thay đổi cách trái cây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tất cả các loại thực phẩm chứa carbohydrate đều làm tăng lượng đường trong máu. Thời điểm ăn không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu mà chủ yếu là số lượng ăn vào.

Ăn no vài giờ trước khi ngủ có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ và tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, nếu muốn ăn nhẹ vào ban đêm, trái cây ít có khả năng cản trở giấc ngủ hơn so với các loại thực phẩm khác, nhất là thực phẩm chế biến sẵn. Mọi người nên tránh ăn các loại thực phẩm có đường chế biến trước khi đi ngủ vì chúng có thể khiến mức năng lượng tăng và giảm nhanh chóng. Trái cây tươi có thể là một lựa chọn tốt hơn.

Ăn một quả chuối trước khi đi ngủ cung cấp kali, có thể ngăn ngừa chứng chuột rút ở chân vào ban đêm. Trái cây có hàm lượng magiê cao hơn, chẳng hạn chuối, mơ hoặc chà là cũng giúp thư giãn và ngủ ngon hơn. Bạn cũng có thể ăn trái cây trước và sau khi tập luyện, vừa cung cấp năng lượng và chất điện giải trước khi thực hiện bài tập và sau khi nguồn năng lượng tiêu hao, giảm mệt mỏi. Ăn đa dạng các loại, nhất là các quả mọng như dưa hấu, việt quất, táo, cam, kiwi, nho, lê, dứa... rất tốt cho sức khỏe.

Ăn trái cây giúp cung cấp chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa. Ảnh: Freepik

Theo bác sĩ Ngọc Bích, chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp chúng ta ăn ít hơn, nhất là những người muốn giảm cân vì hấp thụ ít calo hơn sẽ thúc đẩy quá trình giảm cân. Ăn trái cây bổ dưỡng, ít calo trước bữa ăn hoặc cùng với bữa ăn có thể giúp cơ thể cảm thấy no và không ăn quá nhiều. Thay thế đồ ăn nhẹ có hàm lượng calo cao bằng trái cây, bất cứ lúc nào trong ngày là cách để thúc đẩy quá trình giảm cân và có lợi cho hệ tiêu hóa.

Một số lưu ý khi sử dụng trái cây là nên chọn quả tươi, sạch, màu sắc tươi tắn, hình dạng còn nguyên vẹn. Bạn nên mua dùng trong 1-2 ngày, không nên trữ trong tủ lạnh quá nhiều ngày, tránh hao hụt lượng vitamin, khoáng chất cũng như enzyme trong các loại quả. Nên sử dụng đa dạng các loại trái cây, tốt nhất nên ăn trái cây theo mùa, vì giá trị dinh dưỡng cao, không bị chín ép, giá cả phù hợp.

Bác sĩ Ngọc Bích khám bệnh về đường tiêu hóa. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Người trưởng thành nên ăn 3-5 phần trái cây, đảm bảo 200-300 g mỗi ngày, tương đương 2 cốc (một quả chuối bằng 1/2 cốc, một quả cam bằng 1/2 cốc, 32 quả nho bằng 1/2 cốc, 8 quả dâu bằng 1/2 cốc, một quả dứa bằng một cốc, 1/2 quả dưa lưới bằng một cốc). Ăn trái cây bất kỳ thời điểm nào trong ngày, có thể thay thế những bữa ăn phụ. Ăn trái cây tốt hơn uống nước ép để tận dụng nguồn chất xơ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Những người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn theo chế độ FODMAP (nhóm carbohydrate hấp thu kém qua đường tiêu hóa) thấp, tránh các loại trái cây như táo, xoài, lê... Người thừa cân, béo phì nên tránh các loại có hàm lượng đường cao như mít, sầu riêng, xoài chín, vải, nhãn...

Chủ đề