230vac là gì

Hệ thống điện 3 pha xoay chiều hiện nay bao gồm việc tạo ra, truyền dẫn và cung cấp được phát triển từ thế kỷ 19 với công lao của các nhà phát minh vĩ đại Nikola Tesla, Geogre Westinghouse và một số người khác. Thomas Edison phát triển nên hệ thống điện 1 chiều (DC) với điện áp 110V và tuyên bố rằng hệ thống này an toàn so với dòng điện xoay chiều. Đây chính là lập luận của Edison trong cuộc chiến giữa những người ủng hộ dùng điện xoay chiều và 1 chiều: Cuộc chiến AC vs DC (War of Current)

Lưới điện 1 chiều của Thomas Edison

230vac là gì

Hình ảnh nhà phát minh Thomas Edison (1847-1931)​

Vào những buổi đầu của hệ thống điện, mô hình điện 1 chiều của Thomas Edison được sử dụng tại Mỹ với điện áp 110V. Hệ thống điện 1 chiều 110V được công ty General Electric của Edison cung cấp khắp nước Mỹ cho chiếc bóng đèn do chính ông phát minh. Thế nhưng, hệ thống điện 1 chiều sớm bộc lộ nhược điểm của mình là không thể áp dụng trên quy mô lớn để làm nên một lưới điện khổng lồ cấp độ quốc gia.

Tesla đề xuất hệ thống điện xoay chiều

230vac là gì

Nhà phát minh, nhà vật lý học, kỹ sư cơ khí và là kỹ sư điện tử Nikola Tesla (1856-1943)​

Sau đó, mạng lưới điện cung cấp cho các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tại Mỹ nhanh chóng được chuyển sang điện xoay chiều. Đây là hệ thống điện xoay chiều 3 pha được phát triển bởi Nilola Tesla với điện áp 240 V. Đó là một hệ thống gồm ba dòng điện xoay chiều có cùng biên độ, cùng tần số, nhưng lệch nhau về thời gian 1/3 chu kỳ. Dòng ba pha có những ưu điểm mà dòng một pha không có được. Tesla đã tính toán được rằng 60 chu kỳ mỗi giây hay dòng điện có tần số 60Hz là hiệu suất cao nhất. Tuy nhiên, vì lý do an toàn nên cuối cùng Tesla chấp nhận giảm điện áp xuống còn 120V đề phù hợp với các thiết bị được thiết kế hoạt động dưới điện áp thấp.

Châu Âu chuyển sang tần số dòng điện 50hz

Sau khi bóng đèn dây tóc được phổ biến rộng rãi. Vào năm 1899, nhờ vào khả năng chịu được điện áp cao của các bóng đèn dây tóc thời bấy giờ, công ty điện lực tại Berlin, Đức Berliner Elektrizitäts-Werke (BEW) quyết định tăng khả năng phân phối điện của mình bằng cách chuyển sang áp dụng điện áp danh định 220V. Nhờ đó, công ty đã dùng chi phí chuyển đổi thiết bị của khách hàng để bù đắp cho chi phí nâng cấp đường dây dẫn điện. Đây trở thành mô hình phân phối điện được nhiều công ty điện lực tại Đức và cả châu Âu lựa chọn. Chính điều này làm cho hệ thống điện 220V trở nên phổ biến khắp châu Âu.

230vac là gì

Hình ảnh 1 nhà máy của công ty điện lực Berliner Elektrizitäts-Werke​

Với sự hỗ trợ của công ty Westinghouse, hệ thống điện xoay chiều của Tesla trở thành tiêu chuẩn tại Mỹ. Trong khi đó, công ty AEG tại Đức bắt đầu sản xuất và vô hình chung độc quyền thị trường cung cấp điện tại châu Âu. Họ quyết định sử dụng dòng điện có tần số 50Hz thay vì 60hz để phù hợp với tiêu chuẩn đo lường hệ mét (metric) được áp dụng rộng rãi tại đây. Thật không may, dòng điện xoay chiều tần số 50Hz có mức hao hụt lớn nhưng hiệu quả lại không cao bằng tần số 60hz. Nguyên nhân là do máy phát điện 50Hz có tốc độ thấp hơn 20% so với máy phát điện 60Hz. Hệ quả là quá trình truyền tải dòng điện tại tần số 50Hz kém hiệu quả hơn từ 10 đến 15%. Thêm vào đó, máy biến áp 50Hz yêu cầu cuộn dây lớn hơn và mô tơ điện 50Hz hoạt động kém hiệu quả hơn 60Hz. Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng tới việc hao hụt năng lượng điện cũng như tạo nên lượng nhiệt lượng vô ích nhiều hơn tại tần số thấp.

Châu Âu chuyển sang điện áp 230V

Châu Âu tiếp tục duy trì hệ thống điện xoay chiều 120V cho tới những năm 1950. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, châu Âu chuyển sang sử dụng điện 230V nhằm nâng cao hiệu quả truyền tải điện trong lưới điện. Anh Quốc chẳng những chuyển sang sử dụng điện áp 230V mà còn chuyển từ tần số 60Hz xuống 50Hz. Nguyên nhân của việc toàn châu Âu có thể dễ dàng thay đổi chuẩn điện năng chính là một phần nhờ hậu quả của chiến tranh Thế Giới thứ 2. Sau chiến tranh, hầu như toàn bộ các thiết bị điện cũng như hệ thống điện trước đó đều bị hủy hoại nặng nề. Chính điều này cho phép xây dựng hệ thống điện với chuẩn hoàn toàn mới mà không cần tốn nhiều kinh phí.

Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên hệ thống điện xoay chiều ban đầu: 120V, 60Hz

Trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã nhiều lần xem xét tới việc chuyển đổi sang hệ thống điện 220V để áp dụng cho các hộ gia đình trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, điều này cần tốn một lượng chi phí khổng lồ để có thể tái xây dựng mạng lưới điện quốc gia. Đồng thời, tất cả các thiết bị được thiết kế sử dụng điện áp 120V từ trước đến nay phải được thay thế hoàn toàn. Đây là 1 điều hầu như bất khả thi. Một điểm bất lợi của hệ thống điện tại Mỹ chính là không đủ điện áp tại những điểm cuối dòng. Tuy nhiên với nỗ lực thay thế chuẩn điện áp lên 240V, một thỏa hiệp đã được xây dựng tại Mỹ nhằm cung cấp điện áp 240V. Theo đó, điện áp cung cấp tới mỗi gia đình sẽ 240V. Sau đó sẽ được hạ áp xuống 120V để sử dụng các thiết bị gia dụng cũ. Một số thiết bị gia dụng mới hiện nay như bếp điện hay máy sấy quần áo tại Mỹ sẽ được thiết kế để sử dụng điện áp tối đa tới 240V. Vậy là chúng ta đã hiểu được sự khác nhau giữa các hệ thống điện tại những khu vực lớn nhất trên thế giới. Sự khác nhau giữa chuẩn điện áp 110-120V tại Mỹ và 230V tại Châu Âu chủ yếu chính là các yếu tố mang tính chất lịch sử. Việc lựa chọn điện áp khác nhau tại mỗi khu vực lớn khởi nguồn từ những buổi đầu điện được phát minh và phổ biến đến mọi người. Sở dĩ châu Âu có thể chuyển sang hệ thống điện 230V cũng nhờ vào những hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2. Mặt khác, trên phương diện lịch sử, châu Âu có ảnh hưởng rất lớn đến phần còn lại của thế giới trên phương diện khoa học kỹ thuật nói chung và lĩnh vực cấp điện nói riêng. Chính vì lẽ đó nhiều nơi khác trên thế giới đều chịu sự ảnh hưởng lớn bởi chuẩn điện áp 220-240V tùy điều kiện và bối cảnh lịch sử riêng mỗi nước.

Một số trường hợp ngoại lệ - Những nơi không thể định đoạt chuẩn điện áp chung

230vac là gì

Hình ảnh đập thủy điện tại Brazil​

Tại Brazil, nhiều nơi chủ yếu sử dụng điện áp từ 110V đến 127V. Tuy nhiên, một số khách sạn lại sử dụng điện áp 220V. Thủ đô Brasilia và khu vực đông bắc Brazil sử dụng điện áp 220-240V. Tại Nhật Bản, người ta sử dụng chung một chuẩn điện áp cho tất cả mọi nơi nhưng với tần số khác nhau giữa các vùng. Đông Nhật Bản bao gồm cả Tokyo sử dụng tần số 50Hz. Miền tây Nhật Bản bao gồm cả Osaka và Kyoto sử dụng tần số 60Hz.

230vac là gì

Bản đồ các công ty điện lực tại Nhật và sự khác nhau về tần số dòng điện giữa đông và tây​

Nguyên nhân chính là sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nước Anh chịu trách nhiệm giúp tái tạo lại hệ thống điện tại khu vực phía đông Nhật Bản. Còn Mỹ lại chịu trách nhiệm tái thiết hệ thống điện tại khu vực phía Tây đất nước. Điều đáng nói ở đây là sau chiến tranh, Anh và tất cả các nước châu Âu đã chuyển sang sử dụng điện áp 240V và tần số 50Hz, nhưng người Anh lại xây dựng hệ thống điện 100-110V với tần số 50Hz tại Nhật. Sự không thống nhất trong tần số dòng điện đã gây nhiều khó khăn cho người dân Nhật cũng như du khách đến đây khi rất dễ gây nhầm lẫn khi sử dụng các thiết bị điện. Đồng thời điều này cũng tạo nên sự tốn kém khi phải sử dụng thêm các thiết bị chuyển đổi dòng điện hoặc gây khó khăn trong quá trình chọn mua thiết bị.

Kết

230vac là gì

Điện áp và tần số điện xoay chiều có sự khác nhau lớn giữa nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Nhiều nơi sử dụng điện áp 230V và tần số 50Hz. Có khoảng 20% quốc gia trên thế giới sử dụng điện áp 110V và/ hoặc tần số 60Hz cho các hệ thống điện gia dụng. Điện áp 240V và tần số 60Hz có giá trị sử dụng hiệu quả nhất nhưng chỉ một số quốc gia chọn cách sử dụng này. Hy vọng, qua bài viết các bạn có thể phần nào lý giải được căn nguyên của sự khác nhau về điện áp sử dụng này. Không chỉ dựa trên những yếu tố kỹ thuật đơn thuần mà còn phụ thuộc vào tình hình lịch sử, chính trị và văn hóa tại mỗi quốc gia hay khu vực khác nhau.

Tham khảo Wiki (1), (2), (3), AM, eHow, Brighthub, SFC

Các thiết bị điện – điện tử trên thị trường Việt Nam của chúng ta hiện nay thường sử dụng ở mức điện áp 220V. Thế nhưng, sẽ có lần các bạn gặp phải những món đồ có xuất xứ từ Mỹ hoặc Nhật đòi hỏi sử dụng điện áp 110V và để sử dụng tại lưới điện tại Việt Nam, chúng ta cần phải có cách hạ điện 220V xuống 110V.

Trước khi tìm hiểu cách hạ điện 220V xuống 110V, ta nên hiểu rõ dòng điện 110V và 220V là như thế nào?

So sánh dòng điện 110V  và 210V?

Điện 110V  – 220V là gì?

Điện áp còn được gọi là hiệu điện thế. Đây là thuật ngữ dùng để ám chỉ sự chênh lệch điện thế ở 2 điểm. Chữ v là đơn vị đo lường của hiệu điện thế với tên đầy đủ là Volt. Lực đẩy các hạt tích điện càng mạnh thì điện áp sẽ càng lớn.

Điện 110V là dòng điện có hiệu điện thế U= 110V.

Điện 220V là dòng điện có hiệu điện thế U= 220V.

230vac là gì

Điện 110V – 220v là mấy pha?

  • Điện 1 pha: Tại Việt Nam, hiệu điện thế giữa 2 dây là 220V. Tuy nhiên trên thực tế ở một số quốc gia khác ví dụ như Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, điện áp 1 pha theo quy chuẩn thấp hơn : 100V, 110V, 120V…
  • Điện 2 pha: ở đầu ra cả 2 dây đều là dây nóng tuy nhiên có 1 dây có trị số rất thấp, khoảng từ 3V~5V, vì vậy vẫn tạo ra hiệu điện thế U = 220V để sử dụng cho các thiết bị điện 1 pha.
  • Điện 3 pha: 380V/3F: Việt Nam, 220V/3F: Mỹ, 200V/3F: Nhật Bản

Dòng điện 110V – 220V bao nhiêu ampe?

Ampe (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp) nó còn được viết là am-pe. Ký hiệu A, đây là đơn vị đo cường độ dòng điện I trong hệ SI. Được lấy tên theo nhà Vật lý và Toán học người Pháp André Marie Ampère. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho sự mạnh, yếu của dòng điện có được. Đại lượng này được xác định bằng điện tích dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn của một đơn vị thời gian.

Bảng quy đổi Ampe ( A) sang KVA điện 1 pha

Công suất KVA Điện 110V Điện 220V
 1  9.1 4.5
 1  18.2 9.1
 3 27.3  13.6
 5  27.3 23.7
 7.5 45.5  34.1
 10 68.2  45.5
 15  90.9  68.2
 20  136.4  90.8
 25  181.8  113.6
 30  227.3  136.4
 35  272.7  159.1
 40  318.2  181.8
 45  363.6  204.5
 50  409.1  227.3
 60  454.5  272.7
 70  545.5  318.2
 80  636.4  363.6
 90  727.3  409.1
 100  909.1  454.5

Bảng quy đổi Ampe ( A) sang KVA điện 3 pha

Công suất KVA Điện 220V
 2  5.2
 3 7.9
 5  13.1
 7.5 19.7
 10 26.2
 15 39.4
 20  52.5
 25  65.6
 30  78.7
 35  91.9
 40  105.1
 45  118.1
 50  131.2
 60  157.5
 70  183.7
 80  209.9
 90  236.2
 100  262.4
 120  314.9

Điện 110v có giật không? Điện 220v giật có chết không?

Xét về độ an toàn thì điện áp 110V sẽ an toàn hơn so với 220V, bởi điện áp càng cao càng nguy hiểm. Vì vậy những đất nước như Nhật, Mỹ sử dụng điện 110V do đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu.

Thế nhưng, dòng điện có điện áp 24V và cường độ 10mA trở lên là đủ để lấy đi sinh mạng 1 người trưởng thành rồi.  Điện giật ở mức độ nặng gây thương tích nghiêm trọng thậm chí là chết người. Nếu dòng điện mà con người vô tình chạm vào có điện áp cao hơn 6kV thì nó sẽ lấy đi tính mạng nhanh hơn một cái chớp mắt.

230vac là gì

Dùng điện 110v có tiết kiệm hơn 220v không?

Dùng điện áp 110V thực tế không tiết kiệm điện hơn với loại dùng nguồn điện áp 220V. Xét về hiệu quả kinh tế thì dòng điện áp 220V sẽ tiết kiệm điện hơn so với nguồn điện áp 110V.

  • Từ kiểm nghiệm thực tế cho thấy các thiết bị sử dụng điện áp 110V cần dòng điện khỏe hơn so với điện áp 220V. Như vậy thiết bị mới hoạt động được ổn định.
  • Cơ sở hạ tầng phù hợp với điện áp 220V, ở mức vừa phải. Không phải đầu tư quá hiện đại, cũng tiết kiệm điện năng tránh lãng phí.
  • Điện áp 110V được đánh giá an toàn hơn nhưng cần có mạng lưới phân phối cao cấp mới đảm bảo được công suất tiêu thụ. Đòi hỏi phải có dây dẫn điện tốt nên chi phí chế tạo cao hơn. Ngược lại, điện áp 220V lại dễ truyền tải, hiệu suất hoạt động cao, mức hao hụt thấp hơn nhiều. Phù hợp với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Tại sao phải hạ điện 220V xuống 110V ?

Hệ thống  điện trên toàn cầu được chia làm 2 tiêu chuẩn chính 220/50HZ và 100V/ 60Hz của Nhật 110 – 120/60Hz  tiêu chuẩn Mỹ và Châu Âu. Vì thế muốn sử dụng các thiết bị điện, điện tử có các tiêu chẩn khác nhau có dùng cho nhau được không  và nếu được thì làm như thế nào ?

Để trả lời câu hỏi này chúng tôi xin chia sẻ như sau :

  •   Thứ nhất: có thể dùng được qua lại giữa các thiết bị điện và điện tử cho các tiêu chuẩn khác nhau.
  •   Thứ hai: để dùng qua lại được cần có một thiết bị chuyển đổi điện từ 220V sang 100V – 120V và ngược lại. Hoặc có thể chuyển đổi bằng cách can thiệp trực tiếp trên thiết bị bằng cách thay thế xử lý mạch điện hoặc dây dẫn. Cách này phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật phải có chuyên môn cao mới thực hiên được , còn dùng bộ chuyển đổi thì đơn giản và dễ dàng hơn. Hiện nay trên thị trường phổ biến nhất là bộ chuyển đổi dùng biến thế tự ngẫu.

Cách hạ điện 220V xuống 110V an toàn

Cách đấu điện 220v thành 110v

Cách này phức tạp và khó khăn hơn. Nếu không phải là người am hiểu về hệ thống dòng điện và các sản phẩm điện – điện tử thì bạn không thể nào thực hiện được. Hơn nữa, nó còn mất rất nhiều thời gian và rất dễ bị lỗi. Bởi vì, bạn cần phải thay đổi các thông số của trở, biến áp, tụ, linh kiện khác,….

Bạn nên nhờ đến tư vấn của thợ sửa điện  Hà Nội.

230vac là gì

Dùng ổ chuyển điện 220V sang 110V

Dậy đổi diện từ 220v sang 110v dùng cho các công cụ dùng điện nội địa nhật, máy mài, máy cưa, máy khoan, vít không điều tốc vv… Với công suất tối đa 3000w.
Rất thuận tiện cho các bạn thích dùng hàng nội địa nhật mà mà không cần dùng ổn áp cồng kềnh.

230vac là gì

Ưu điểm :

  • Bên trong: quấn 100% dây đồng, giúp ổn định dòng điện ra- vào cho thiết bị.
  • Bên ngoài: Vỏ nhựa kỹ thuật đen, bọc kín an toàn tuyệt đối.
  • Thiết kế hình tròn, tiết kiệm diện tích khi mang theo đi du lịch, dã ngoại…

Nhược điểm :

Chỉ dùng cho máy cơ. Không dùng cho các máy có mạch điện tử bên trong.

Cách chuyển điện 220V sang 110V với ổ LiOA

  • Bước 1: Cắm dây điện vào ổắm·· ·· vào hệ thống điện bình thường trong nhà. Dòng điện đi vào cục chuyển điện là dòng 220V. Từ dây, Ổ Cắm Chuyển Điện sẽ chuyển dòng từ 220V thành 100/110V hoặc 120V thích hợp trên cổng ra.
  • Bước 2: Cắm dây điện của thiết bị cần chuyển dòng vào cổng ra thích hợp. Nếu thiết bị của mình là hàng nội địa Nhật thì chúng ta cắm vào cổng 100. Nếu mình sử dụng đồ nhập khẩu từ Mỹ, các nước Châu Âu thì cắm vào cổng 120.

Dùng biến áp để biến điện 220V thành 110V

Đây là phương pháp sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Đây là cách chuyển điện 220V xuống 110V đơn giản và thuận tiện, ai cũng có thể làm. Trong đó biến áp đổi nguồn lioa được khuyên dùng bởi lẽ tính năng tiện lợi và an toàn của nó. Bên cạnh công dụng chính là giúp biến đổi dòng điện thì cục đổi nguồn LiOA còn có tác dụng là giúp kéo dài thời gian sử dụng của cấc đồ điện nhập khẩu trong gia đình.

230vac là gì

Ưu điểm :

Thực hiện đơn giản , chất lượng điện không thay đổi trừ tần số 50/60 không thay đổi được (tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng điện).
Dùng cho tất cả các thiết bị điện, điện tử , cho phép thời gian quá tải chịu được lâu hơn các phương pháp khác

Nhược điểm :

Cồng kềnh đắt tiền đặc biệt là các thiết bị công suất lớn , ảnh hưởng không gian , dễ bị cắm nhầm điện cần có thêm bo mạch bảo vệ chống nhầm điện 220V , không có bảo vệ quá áp , bảo vệ quá dòng thô sơ .

Một số mẫu biến áp Lioa để biến điện 220V thành 110V

Tên Biến Áp Đổi Nguồn LiOA Công Suất Tối Đa Cao( mm) Đường kính ( mm) Trọng Lượng( Kg) Công suất ( kVA)
Biến Áp Đổi Nguồn LiOA DN200 160W  80  145  1.8  0.2
Biến Áp Đổi Nguồn LiOA DN400 320W  110 165  2.5  0.4
Biến Áp Đổi Nguồn LiOA DN600 480W  110 165 3.1  0.6
Biến Áp Đổi Nguồn LiOA DN1000 800W  120 180 4  1
Biến Áp Đổi Nguồn LiOA DN1200 960W  120 180 4.3 1.2
Biến Áp Đổi Nguồn LiOA DN1500 1200W  120 180  4.6 1.5
Biến Áp Đổi Nguồn LiOA DN2000 1600W  147 180 5.2 2

Cách Chuyển Điện 220V Sang 110V An Toàn Với Biến Áp LiOA

Biến Áp hoạt động như dạng 1 ổ cắm chỉ có 2 cổng ra. Cổng 100V là dòng điện chuẩn cho các thiết bị nhập khẩu từ Nhật Bản. Dòng điện ra 120V trên thân biến áp là để dùng cho thiết bị mang từ Mỹ hoặc các nước Châu Âu về Việt Nam để sử dụng.

  • Đầu tiên: Chúng ta cắm dây điện của Biến Áp vào hệ thống điện tường bình thường trong nhà.
  • Sau đó: Cắm dây điện của thiết bị Nhật/Mỹ vào cổng ra thích hợp trên thân của biến áp.

Dùng mạch chuyển điện 220v xuống 110 bằng Triac

Áp dụng công nghệ điện tử sử dụng Triac với kích thước siêu nhỏ có thể gắn trực tiếp vào trong thiết bị. Ứng dụng cho các thiết bị nội địa có tải là dây mai so Mayso sử dụng điện 100V – 120V và giảm công xuất tiêu thụ cho các thiết bị điện 220V. Ví dụ bóng đèn sợi đốt  và ấp siêu tốc cơ  , nồi cơm điện cơ , điện trở nhiệt .

230vac là gì

Ưu điểm :

Nhỏ gọn chi phí thấp (khoảng 70.000đ)

Nhược điểm :

Nhược điểm lớn nhất là thực tế biên độ không thay đổi chỉ thay đổi độ rộng xung, chỉ giảm đựơc công suất thực tế điện áp đỉnh không thay đổi , dạng sóng bị thay đổi. Không có bảo vệ quá dòng, áp

Chỉ dùng  được các  tải là sợi đốt như bóng đèn , các thiết bị tạo nhiệt bằng Mayso , có thể gắn cho cho các loại động cơ không động bộ , động cơ lồng sóc (như quạt điện , Mô tơ máy bơm …), động cơ vạn năng máy khoan máy trà, máy cắt , máy mài.

Tuyệt đối không dùng cho động cơ điện và các thiết bị điện tử .

Thông số kỹ thuật

Điện áp vào 220V
Điện áp ra 100V & 110V
Tần số 49 ~ 62Hz
Công suất tối đa 2000 W
Kích thước( dài x rộng x cao) 30mm x 15mm x 30mm
Trọng lượng 0.5 kg

Sử dụng Inverter

Là sản phẩm cao cấp nhất hiện nay. Sản phẩm được thiết kế, sản xuất bởi SolarV mang lại hiệu quả và tính an toàn tuyệt đối cho các thiết bị. Khác với các bộ đổi nguồn sử dụng công nghệ tần số thấp (Low Frequency) và dùng biến áp sắt, bộ đổi nguồn sine chuẩn của SolarV sử dụng công nghệ tần số cao (High Frequency) giúp gọn nhẹ hơn, tiêu hao không tải thấp, đạt hiệu suất cao.

230vac là gì

Ưu điểm :

Gọn nhẹ , dễ sử dụng , độ an toàn cao , tự ổn áp , bảo vệ quá dòng và quá áp, dùng cho tất cả các sản phẩm.

  • Bảo vệ không xả sâu ắc quy.
  • Dùng được cho tất cả các thiết bị 220V.
  • Hiển thị bằng đèn Led dễ hiểu.
  • Tự động làm mát bằng nhôm tản nhiệt và quạt.

Nhược điểm :

Chế tạo khó, giá thành cao

Thông số kỹ thuật

Model Inverter S1000VA
Công suất 1000VA/800W
Điện áp đầu ra 230VAC +/- 5%
Dạng sóng Sine chuẩn
Công suất tức thì (5s) 2000VA
Điện áp đầu vào 12VDC
Tiêu hao không tải < 6W
Bảo vệ Quá tải, ngắn mạch (bằng phần mềm)
Giải nhiệt Nhôm, quạt
Độ ẩm 5% – 95%
Nhiệt độ 00C – 550C
Kích thước 360 x 140 x 150mm
Khối lượng 3,8Kg

Cách hạ điện 220V xuống 110V an toàn với Inverter

Bước 1 : Kết nối với bình ắc quy 12V:

  • Kẹp (dây) màu đỏ nối vào cực Dương (+) của bình
  • Kẹp (dây) màu xanh nối vào cực Âm (-) của bình.
  • Tránh gắn ngược cực ắc quy, cầu chì bên trong sẽ đứt.

Bước 2: Khởi động và sử dụng:

  • Mở công tắc (On) ở mặt sau bộ đổi nguồn.
  • Khi thấy quạt tản nhiệt khởi động, đèn vàng sáng lên là đã khởi động thành công.
  • Cắm tải vào ngõ ra 220V ở mặt trước bộ đổi nguồn.

Ý nghĩa đèn báo và tình trạng thiết bị:

  • Đèn vàng Bình thường (Normal): Thiết bị hoạt động bình thường
  • Đèn đỏ Lỗi (Fault): Quá tải, quá nhiệt (do bịt kín thiết bị), sốc điện, ngắn mạch. Thiết bị sẽ tự ngắt.
  • Đèn đỏ Hết điện (Empty): Ắc quy bị cạn, mối nối bị lỏng, rỉ sét. Thiết bị sẽ tự ngắt.
  • Khi đèn đỏ sáng lên, vui lòng tắt thiết bị (Off), giảm bớt tải, kiểm tra điện áp, ắc quy và mối nối, sau đó khởi động lại.

Sử dụng nắn hạ áp

dùng cho các thiết bị nguồn DC

Ưu điểm :

Nhỏ gọn, chi phí thấp , dễ thực hiện , phù hợp cho thiết bị công suất nhỏ < 300W như đầu CD, VCD , TV và các thiết bị khác

Nhược điểm :

chỉ dùng cho thiết bị điện tử dùng nguồn một chiều, công suất thấp.

Mạch bảo vệ quá áp 100v – chống cắm nhầm vào điện 220v – Bảo vệ thiết bị của bạn an toàn !

230vac là gì

Sản phẩm là thiết bị hỗ trợ bảo vệ thiết bị điện 100V không bị hư hỏng khi bị cắm nhầm vào điện 220V an toàn tuyệt đối.

Ngoài ra SP ứng dụng để bảo vệ luôn cho thiết bị điện 220V không bị cháy khi bị tăng áp đột ngột do sự cố về điện, giảm thiểu thiệt hại đặc biệt cho các thiết bị đắt tiền. Mạch có thể dùng cho tất cả các thiết bị nội địa 100v 110v như nồi cơm, bếp từ, bình nước, máy khoan cắt, tủ lạnh, máy giặt, nồi cao tần, lò vi sóng v.v.v…

Trên đây là một số cách hạ điện 220V xuống 110V an toàn. Nếu bạn cần sự trợ giúp, hãy liên hệ với thợ sửa điện Hà Nội để được tư vấn miễn phí nhé.

Hotline:  0987.026.338

Chúc bạn thành công!

Comments

comments