21 trần tất văn thị trấn an lão năm 2024

Sáng 10/7, Công an huyện An Lão, TP Hải Phòng thông tin, trên địa bàn thị trấn An Lão vừa xảy ra vụ TNGT liên hoàn giữa 4 phương tiện gồm 2 xe ô tô và 2 xe máy khiến 2 người thương vong.

Thông tin ban đầu, khoảng 21h53 đêm 9/7, tại trước cửa số nhà 158 Trần Tất Văn, thị trấn An Lão, huyện An Lão, TP Hải Phòng, xảy ra vụ TNGT giữa xe mô tô BKS 15B2-345.78 do anh Hoàng Văn Vĩ (SN 1999, trú tại Văn Tràng 2, thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, TP Hải Phòng) điều khiển, di chuyển theo hướng Cầu vàng 1 - thị trấn Trường Sơn và xe ô tô BKS 15A-340.23 do anh Phạm Đình Hải (SN 1992, trú xã An Thái, huyện An Lão, TP Hải Phòng) điều khiển, di chuyển chiều ngược lại.

Sau đó, xe ô tô 15A-340.23 tiếp tục va chạm với xe ô tô BKS 15H-003.64 do anh Trần Hữu Hô (SN 1985, trú tại xã Đại Bản, huyện An Dương, TP Hải Phòng) điều khiển, lưu thông theo hướng Cầu Vàng 1 - thị trấn Trường Sơn.

Xe mô tô 15B2-345.78 sau khi va chạm xe ô tô 15A-340.23 đã va chạm tiếp với xe mô tô BKS 16L9-6473 do anh Lê Đức Thịnh (SN 1997, trú tại Xuân Ánh, thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, TP Hải Phòng) điều khiển, đi hướng từ Cầu Vàng 1 - thị trấn Trường Sơn.

21 trần tất văn thị trấn an lão năm 2024

Vụ tai nạn liên hoàn khiến 1 người đi xe máy tử vong tại chỗ

Hậu quả, vụ tai nạn liên hoàn khiến anh Vĩ tử vong tại chỗ, anh Hải bị thương được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, 4 phương tiện hư hỏng nặng.

Nhận được tin báo, Trạm CSGT Quang Trung thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an TP Hải Phòng đã có mặt, phối hợp cùng các lực lượng chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ tai nạn và điều tiết giao thông.

Hiện, vụ tai nạn đã được bàn giao cho Công an huyện An Lão thụ lý, giải quyết theo quy định pháp luật.

(Đài An Lão) Trạng nguyên Trần Tất Văn, người làng Nguyệt Áng, tổng Đại Hoàng, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là thôn Nguyệt Áng, xã Thái Sơn, huyện An Lão, TP. Hải Phòng) thi đỗ Đình nguyên, Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Thống Nguyên thứ 5 (1526) đời vua Lê Cung Hoàng. Ông là tác giả bài biểu Lui vạn binh nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp thế giới Hán học xưa.

Trạng nguyên Trần Tất Văn được người đời suy tôn, nể trọng vì tấm lòng đức độ, dốc tâm “khuyến học, lo đời”, sống thanh bạch, không màng công danh, phú quý. Người đương thời rất khâm phục khẩu khí của bài biểu do ông soạn cho vua Mạc để gửi cho nhà Minh. Lúc bấy giờ, Mạc Đăng Dung mới khai lập nên vương triều Mạc, lòng người còn chưa yên, nhà Minh giở chiêu bài “Phù Lê” nhăm nhe xâm lược nước ta, sai viên tướng có tiếng là thao lược Mao Bá Ôn đem đại quân áp sát biên giới gây áp lực, đòi cống nạp, cướp đất, đòi nộp con tin, đòi cống thợ giỏi, đòi tìm con cháu nhà Lê lập ngôi vua... Biết được nhân cách, tài năng và tư tưởng tiến bộ của Trạng nguyên Trần Tất Văn, Mạc Đăng Dung đã giao cho ông, một mệnh quan của triều đình cũ, chuyên lo việc bang giao với nhà Minh, tìm mọi cách để đất nước tránh được cuộc can qua binh lửa. Đó chính là bối cảnh mà Trạng nguyên Trần Tất Văn đã dốc hết tâm lực, trí tuệ, sự hiểu biết, tài ngoại giao ứng đối của mình cho việc soạn bài biểu nhân danh “Sơn hà xã tắc” gửi triều đình nhà Minh. Sách “Công dư tiệp ký” của Vũ Phương Đề chép lại bài biểu này với cái tên “Một bài biểu lui vạn binh”, trong đó có câu rất nổi tiếng như:

"Vị tiểu quốc bất học vô nhân, lễ nghĩa hà túc thâm trách.

Mẫn An Nam vô cô xích tử, phong nhận nhẫn sử hoành la".

Có nghĩa là:

Cho nước tôi là vô nhân ít học thì lễ nghĩa sao đáng trách móc?

Bảo thương dân An Nam vô tội, nỡ nào đem gươm giáo đâm chém?

Tương truyền, Mao Bá Ôn đọc biểu rơi nước mắt rồi quyết định lui quân.Trong lịch sử bang giao thời quốc gia Đại Việt, lời lẽ và sức mạnh của bài biểu “Lui vạn binh” của Trạng nguyên Trần Tất Văn có thể được sánh ngang với lời đối đanh thép “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” của sứ thần Giang Văn Minh.

Theo nhà sử học Ngô Đăng Lợi, trong số 47 Trạng nguyên của nước nhà, Trần Tất Văn là trạng nguyên thứ 30 của các triều đại Lý - Trần - Hậu Lê và là trạng nguyên thứ 21, cũng là trạng nguyên cuối cùng của nhà Hậu Lê nổi tiếng trong lịch sử phát triển giáo dục, đào tạo hiền tài của nước ta thời Trung Đại. Khoa thi Đình năm Thống Nguyên thứ 5 (1526) này, do tình hình loạn lạc nên không dựng bia tiến sỹ ở Văn Miếu Thăng Long, nhưng tên Trạng nguyên Trần Tất Văn được ghi ở tất cả các sách Đăng khoa lục. Tất cả các sách Đăng khoa lục đều ghi rõ Trần Tất Văn người làng Nguyệt Áng, huyện An Lão đỗ Đệ nhất giáp tiến sỹ cập đệ đệ nhất danh khoa Bính Tuất niên hiệu Thống Nguyên 5, làm quan nhà Mạc đến chức Thượng thư, tước Hàn Xuyên Bá, từng được cử đi sứ nhà Minh. Con ông là Trần Tảo đỗ đồng tiến sỹ khoa Ất Sửu niên hiệu Thuần Phúc 4 triều Mạc, làm quan đến chức Thừa chánh sứ. Trong lịch sử khoa bảng nước ta thời quân chủ chuyên chế, gia đình có cha đỗ Trạng, con đỗ Nghè chỉ có 7 gia đình mà thôi, trong đó có gia đình Trạng nguyên Trần Tất Văn.

Làng Nguyệt Áng- nơi Trạng nguyên Trần Tất Văn sinh ra và lớn lên có mạch núi cao, sông Cửu Biều lượn quanh, đất đai tươi tốt, khí tinh hoa tụ họp lại. Bởi thế, dân làng còn mãi truyền tụng câu đối ca ngợi truyền thống hiếu học của quê hương do cha con Trạng nguyên Trần Tất Văn là người đắp móng, xây nền: “Một áng văn chương, dò đâu đó, nền tể tướng, đất trạng nguyên, làng Nguyệt Áng địa linh nhân kiệt - Mấy hàng chữ, đáng là bao, của Thương Thư nhà An Sát, đất Cổ Am, nguyện lộng phong lâu”. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, Nguyệt Áng vẫn đang là một làng quê nghèo, dù rất hiếm cơ may để được học hành thi cử, nhưng bù lại, thời nào làng Nguyệt Áng nói riêng, xã Thái Sơn nói chung cũng xuất hiện những người sáng dạ, ham học hành. Việc học hành đã trở thành nỗi ao ước cháy bỏng trong mỗi người dân Thái Sơn, An Lão. Khắp trong xã, ngoài làng đi đâu cũng thấy cảnh dòng họ này thi đua với dòng họ khác, ông dậy cha, chay dạy con để cùng nhau tạo nên truyền thống: ông đỗ, cha đỗ, con đỗ, cả nhà đỗ. Tấm gương hiếu học, suốt đời mang nghĩa nặng, tình sâu với quê hương, gia đình, dòng tộc của Trạng nguyên Trần Tất Văn từ ngàn xưa vẫn được lưu truyền như ngọn tuệ đăng rọi tới ngày nay. Chẳng thế mà trên mảnh đất Thái Sơn bây giờ vẫn còn lưu giữ được nhiều dấu tích gắn với việc học hành của Trạng nguyên Trần Tất Văn như: núi Chồng sách, đường Bút nghiên, đường Đống Đế, lăng Nghè, Từ Chỉ (văn miếu hàng huyện)...

Đời truyền rằng, năm nào ông cũng dành phần lớn bổng lộc vua ban để gây quỹ khuyến học giúp đỡ các học trò nghèo ở quê hương, chăm ngoan học giỏi... Nhưng tiếc thay, những di sản văn hoá mà Trạng nguyên Trần Tất Văn để lại cho quê hương, đất nước đã bị mai một, thất lạc, mất mát gần hết. Một phần lớn là do khi Lê Trung Hưng giành được ngôi báu, với chính sách trả thù tàn khốc, toàn bộ “Trần Gia Trang” ở làng Nguyệt Áng bị san thành bình địa, những công trình kiến trúc- nghệ thuật gắn với công tích Trần Tất Văn, Trần Tảo đều bị phá huỷ, gia tộc họ Trần ở làng Nguyệt Áng, người bị giết, người bị đi đày hay phải trốn tránh khắp nơi, gia phả dòng tộc bị thất truyền. Theo Lê triều thông sử, ngày 14-1 năm Quý Mùi (1593), con trai Quan Trạng là Thừa chính sứ Trần Tảo bị quân Lê - Trịnh bắt cùng với nhiều quan lại cao cấp khác của nhà Mạc. Tục truyền, cả gia đình Trạng nguyên Trần Tất Văn bị tàn sát ở bến Thanh Lâm.

Dẫu di sản văn hoá của Trạng nguyên Trần Tất Văn còn lại không nhiều, nhân dân Nguyệt Áng, Thái Sơn chỉ còn lưu giữ được phế tích đền thờ Quan Trạng do tiền nhân xây dựng, phế tích Từ chỉ (Văn miếu hàng huyện) và hậu cung chùa Vĩnh Khoát đều do Quan Trạng bỏ tiền của xây dựng. Tất cả các công trình này đều nằm trên khu đất thuộc “Trần Gia Trang” thuở trước và đã được công nhận là di sản văn hoá cấp quốc gia. Những năm qua, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, ngành thành phố. Huyện An Lão đã và đang thực thi tiến hành xây dựng khu di tích Đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn. Hiện khu di tích đang hoàn thiện một số công trình. Trong tương lai không xa khu di tích sẽ xứng tầm với tên tuổi, thân thế, sự nghiệp của Trạng nguyên Trần Tất Văn, là điểm đến của du khách thăm quan khi về với mảnh đất và con người An Lão./.