Vở bài tập toán lớp 5 trang 59 tap 2 năm 2024

Bài 3 trang 59 Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2: Một cái bể dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước trong lòng bể là : chiều dài 4m, chiều rộng 3,5m và chiều cao 3m. Trong bể, người ta quét xi măng mặt đáy và bốn mặt xung quanh, mỗi mét vuông hết 1,5 phút.

Hỏi phải mất bao nhiêu thời gian để quét xi măng xong cái bể đó ?

Quảng cáo

Phương pháp giải:

- Tính diện tích xung quanh = chu vi đáy × chiều cao,

- Tính diện tích mặt đáy = chiều dài × chiều rộng.

- Tính diện tích cần quét xi măng = diện tích xung quanh + diện tích mặt đáy.

- Thời gian để quét xi măng xong cái bể = thời gian để quét xong 1 mét vuông × diện tích cần quét xi măng.

Lời giải:

Tóm tắt

Cái bể dạng hình hộp chữ nhật

Chiều dài: 4m

Chiều rộng: 3,5m

Chiều cao: 3m

1 mét vuông: 1,5 phút

Mặt đáy và bốn mặt xong quanh: .... phút?

Quảng cáo

Bài giải

Diện tích xung quanh cái bể :

Sxq = (4 + 3,5) x 2 x 3 = 45 (m2)

Thời gian cần để quét xi măng xong 4 mặt xung quanh cái bể :

45 x 1,5 = 67,5 (phút)

Diện tích mặt đáy cái bể:

4 x 3,5 = 14 (m2)

Thời gian cần để quét xi măng xong mặt đáy cái bể :

14 x 1,5 = 21 (phút)

Thời gian cần để quét xi măng xong cái bể :

67,5 + 21 = 88,5 (phút)

Đáp số : 88,5 phút

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải vở bài tập Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:

  • Bài 1 trang 59 Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2: Đặt tính rồi tính : ....
  • Bài 2 trang 59 Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2: Tính : ....
  • Bài 4 trang 60 Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : ....

Xem thêm các bài Để học tốt Toán lớp 5 hay khác:

  • Giải bài tập Toán lớp 5
  • Giải bài tập Cùng em học Toán lớp 5
  • Top 80 Đề thi Toán lớp 5 có đáp án
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải vở bài tập Toán 5 Tập 1 và Tập 2 | Giải Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1, Tập 2 được biên soạn bám sát nội dung VBT Toán lớp 5.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Giải vở bài tập Toán 5 bài 129: Luyện tập chung là lời giải Vở bài tập Toán 5 tập 2 trang 59, 60 có đáp án chi tiết. Các đáp án sau đây sẽ giúp các em học sinh luyện tập, tổng hợp các dạng bài tập về nhân, chia, cộng trừ số đo thời gian và giải các dạng bài tập liên quan. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Bài tập Toán lớp 5 bài 129 là Hướng dẫn giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 2 trang 59, 60. Lời giải bao gồm các câu hỏi có đáp án chi tiết cho từng câu để các em học sinh so sánh đối chiếu với bài làm của mình. Các bậc Phụ huynh cùng tham khảo hướng dẫn con em học tập ôn luyện, củng cố tại nhà.

Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 129 Câu 1

Đặt tính rồi tính:

  1. 12 ngày 12 giờ + 9 ngày 14 giờ
  1. 8 phút 21 giây – 8 phút 5 giây
  1. 15 giờ 2 phút – 9 giờ 15 phút

Phương pháp giải:

*) Phép cộng:

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng hoặc các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.

*) Phép trừ:

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép trừ các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường.

Đáp án

Đặt tính như sau

Vậy

  1. 12 ngày 12 giờ + 9 ngày 14 giờ = 22 ngày 2 giờ
  1. 8 phút 21 giây – 8 phút 5 giây = 16 giây
  1. 15 giờ 2 phút – 9 giờ 15 phút = 5 giờ 47 phút

Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 129 Câu 2

Tính:

2 giờ 23 phút ⨯ 5

6 phút 43 giây ⨯ 5

2,5 phút ⨯ 6

10 giờ 42 phút : 2

22,5 giờ : 6

Phương pháp giải:

*) Phép nhân:

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép nhân các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.

*) Phép chia:

- Ta đặt tính như đối với phép chia các số tự nhiên.

- Chia từng số đo ở số bị chia cho số chia (theo thứ tự từ trái sang phải).

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

Đáp án

Đặt tính như sau

Vậy

2 giờ 23 phút ⨯ 5 = 11 giờ 55 phút

6 phút 43 giây ⨯ 5 = 33 phút 35 giây

2,5 phút ⨯ 6 = 15 phút

10 giờ 42 phút : 2 = 5 giờ 21 phút

22,5 giờ : 6 = 3,75 giờ

Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 129 Câu 3

Một cái bể dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước trong lòng bể là: chiều dài 4m, chiều rộng 3,5m và chiều cao 3m. Trong bể, người ta quét xi măng mặt đáy và bốn mặt xung quanh, mỗi mét vuông hết 1,5 phút. Hỏi phải mất bao nhiêu thời gian để quét xi măng xong cái bể đó?

Phương pháp giải:

- Tính diện tích xung quanh = chu vi đáy × chiều cao,

- Tính diện tích mặt đáy = chiều dài × chiều rộng.

- Tính diện tích cần quét xi măng = diện tích xung quanh + diện tích mặt đáy.

- Thời gian để quét xi măng xong cái bể = thời gian để quét xong 1 mét vuông × diện tích cần quét xi măng.

Bài giải

Diện tích xung quanh cái bể :

Sxq = (4 + 3,5) ⨯ 2 ⨯ 3 = 45 (m2)

Thời gian cần để quét xi măng xong 4 mặt xung quanh cái bể:

45 ⨯ 1,5 = 67,5 (phút)

Diện tích mặt đáy cái bể:

4 ⨯ 3,5 = 14 (m2)

Thời gian cần để quét xi măng xong mặt đáy cái bể:

14 ⨯ 1,5 = 21 (phút)

Thời gian cần để quét xi măng xong cái bể:

67,5 + 21 = 88,5 (phút)

Đáp số: 88,5 phút

Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 129 Câu 4

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Một ô tô đi từ Hà Nội lúc 11 giờ trưa và đến Vinh lúc 5 giờ 30 phút chiều. Dọc đường ô tô dừng ở Ninh Bình và Thanh Hóa mỗi nơi 15 phút.

Hỏi không kể thời gian dừng dọc đường, ô tô đi hết quãng đường từ Hà Nội đến Vinh mất bao nhiêu thời gian?

  1. 4 giờ 30 phút
  1. 6 giờ 30 phút
  1. 6 giờ 15 phút
  1. 6 giờ

Phương pháp giải:

- Đổi : 5 giờ 30 phút chiều = 17 giờ 30 phút.

- Tìm thời gian ô tô chạy từ Hà Nội đến Vinh gồm cả thời gian dừng dọc đường = thời gian lúc ô tô đến Vinh – thời gian ô tô xuất phát đi từ Hà Nội.

- Tìm tổng thời gian ô tô dừng lại = thời gian ô tô dừng ở Ninh Bình + thời gian ô tô dừng ở Thanh Hóa.

- Tìm thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Vinh không kể thời gian dừng = thời gian ô tô chạy từ Hà Nội đến Vinh gồm cả thời gian dừng – tổng thời gian ô tô dừng lại.

Đáp án

Đổi 5 giờ 30 phút chiều = 17 giờ 30 phút

Thời gian ô tô chạy từ Hà Nội đến Vinh gồm cả thời gian dừng là:

17 giờ 30 phút – 11 giờ = 6 giờ 30 phút

Thời gian ô tô dừng ở Ninh Bình và Thanh Hóa là:

15 phút + 15 phút = 30 phút

Thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Vinh không kể thời gian dừng là:

6 giờ 30 phút – 30 phút = 6 giờ

Vậy chọn đáp án D.

\>> Bài tiếp theo: Giải vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 130: Vận tốc

Lý thuyết: Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian

1. Cộng số đo thời gian

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như phép cộng các số tự nhiên.

- Sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.

2. Trừ số đo thời gian

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như phép trừ các số tự nhiên.

- Sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường.

3. Nhân số đo thời gian với một số

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như phép nhân các số tự nhiên.

- Sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn .

4. Chia số đo thời gian cho mốt số

- Thực hiện tính như phép chia các số tự nhiên.

- Chia từng số đo ở số bị chia cho số chia (theo thứ tự từ trái sang phải).

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

Trắc nghiệm Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian

Trắc nghiệm Trừ số đo thời gian

Trắc nghiệm Cộng số đo thời gian

Trắc nghiệm Nhân, chia số đo thời gian với một số:

Ngoài ra, các em học sinh lớp 5 còn có thể tham khảo Giải Toán lớp 5 trang 137, 138: Luyện tập chung.

Chủ đề