Virus Corona sống ở môi trường ngoài bao lâu

Giữa thời tiết nắng như lửa cả hai miền, Việt Nam ghi nhận hàng trăm ca Covid-19 mỗi ngày, xóa tan kỳ vọng lây nay rằng bệnh dịch chỉ hoành hành mạnh trong mùa lạnh.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, chỉ ra rằng dù tiết trời rất nóng, trên thực tế sự lây nhiễm đã diễn ra trong các môi trường mát và kín, tập trung đông người. nCoV có thể chết ở nhiệt độ cao nhưng không giảm lây truyền khi tiếp xúc gần.

Theo các nghiên cứu khi Covid mới xuất hiện, virus gây bệnh này có thể sống sót bên ngoài cơ thể đến 3-5 ngày, thậm chí 14 ngày trong điều kiện nhiệt độ thấp. Tuy nhiên chúng chỉ tồn tại được 5 phút ở 70 độ C. Nếu nCoV tiếp xúc với nhiệt độ rất cao chỉ một giây cũng đủ khiến chúng không thể lây sang vật chủ khác. Từ đó công chúng tin rằng Covid-19 sẽ có tính mùa, giảm bớt trong mùa hè nắng nóng.

Tuy nhiên, bác sĩ Hà phân tích: nCoV chết ở nhiệt độ cao nhưng không thể khẳng định nó không lây lan khi thời tiết nắng nóng. Trong môi trường thông khí kém, đặc biệt phòng kín máy điều hòa lạnh, virus có điều kiện tồn tại và lây lan. Chỉ ở trong môi trường thoáng khí, có ánh sáng tự nhiên, nCoV mới có ít cơ hội sống sót. Khi ở trong cơ thể người, chúng vẫn phát triển, không liên quan đến nhiệt độ môi trường.

Hơn nữa, nhiệt độ, độ ẩm chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây lan dịch bệnh, hành vi con người mới là yếu tố quan trọng, bác sĩ Hà nói.

Cách thức lây truyền của virus là thông qua giọt bắn, qua bề mặt chứa virus, qua không khí. Môi trường khép kín, chật hẹp, mật độ đông người, tiếp xúc lâu là yếu tố nguy cơ cao. Đặc biệt trong đợt dịch lần này, Covid-19 bùng phát mạnh ở những khu công nghiệp, quán karaoke… đều là môi trường kín.

Người dân cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay… Ảnh: Hữu Khoa

Cùng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, cho biết: “Trong thời tiết nắng nóng, khả năng virus tồn tại bên ngoài môi trường là rất thấp. Tuy nhiên số ca nhiễm vẫn tăng cao là do tiếp xúc quá gần”.

Hình thức lây của virus là thông qua giọt bắn. Sau khi ra khỏi vùng hầu họng của người mang bệnh, virus có thể sống trong giọt bắn nên người khác. Khi một người hít phải giọt bắn đó sẽ mắc Covid-19.

“Khi nắng nóng, mọi người hay tụ tập trong các môi trường có máy lạnh như quán cà phê, trung tâm thương mại… là nơi dễ lây truyền bệnh. Kể cả khi hai người đứng ngoài nắng mà tiếp xúc gần, virus vẫn có thể lây”, bác sĩ nói. “Chỉ khi đứng một mình ngoài nắng nóng, hoặc tiếp xúc nhưng tuần thủ khoảng cách, virus sẽ bị tiêu diệt”.

Hiện, Việt Nam ghi nhận rất nhiều ca nhiễm một ngày, chủ yếu ở Bắc Ninh, Bắc Giang, TP HCM song các bệnh nhân này đã được cách ly từ trước. Vì thế, không loại trừ khả năng thời gian ủ bệnh của các bệnh nhân dài nên đến giờ mới phát hiện dương tính; chưa chắc bệnh nhân bị nhiễm vào những ngày nóng vừa qua, hay từ trước đó.

Trong ba phương thức lây truyền, nCoV lây qua không khí mới được khẳng định từ đầu năm 2021. Bác sĩ Hà cho rằng việc thông khí, mở cửa thoáng là biện pháp quan trọng ngăn chặn virus.

“Khi mở cửa thông thoáng, môi trường loãng, gió phát tán cộng với bức xạ mặt trời, nCoV chết rất nhanh. Chúng không thể ‘bay từ nhà tòa nhà này sang nhà khác’ như một số người tưởng tượng”, bác sĩ Hà, người đứng đầu chiến dịch chống SARS tại Việt Nam năm 2002, nói. Ông nổi tiếng với phương pháp mở cửa thông thoáng phòng bệnh khi điều trị, được công nhận trên thế giới, cứu sống nhiều bệnh nhân mắc SARS.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng nhận định khi mở cửa thông thoáng, có nắng gió, nCoV sẽ bị tiêu diệt mà không lây sang các nhà lân cận. Do đó, để ngăn chặn Covid-19 hiệu quả, mọi người cần tuân thủ 5K, mở cửa nhà thông thoáng, thường xuyên lau bề mặt, nền nhà, vật dụng, nhà vệ sinh… bằng các chất tẩy rửa thông thường.

Khu trung tâm TP HCM trong ngày đầu thực hiện giãn cách. Nhiệt độ thành phố những ngày qua khoảng 34 độ C. Ảnh: Quỳnh Trần

Virus corona là một virus rất nguy hiểm với mức độ lây lan rất nhanh. Virus corona có khả năng sống sót trong môi trường bên ngoài, nhất là thời tiết mát, lạnh,

Virus corona là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và có sự lây lan từ người sang người. Khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi, ho ra môi trường thì giọt nước bọt chứa virus có thể bắn xa 3m và lơ lửng trong không khí trước khi rơi xuống mặt đất.

Virus phát tán từ người bệnh ra môi trường khi ho, hắt hơi, đặc biệt thời tiết lạnh tạo điều kiện cho virus tồn tại lâu hơn, lây lan nhiều hơn.
Do đó mọi người khi hắt hơi, ho dùng tay che miệng hoặc sử dụng khăn giấy sau đó vứt nó ngay vào thùng rác và rửa tay bằng nước rửa tay sát khuẩn có nồng độ cồn ít nhất 60% hoặc rửa tay bằng  xà phòng và nước giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Cũng như các bệnh về đường hô hấp khác, khi nhiễm virus corona có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Ngoài ra còn có triệu chứng như viêm phổi hoặc khó thở, nếu bệnh nhân không được xử trí kịp thời bệnh có thể gây tử vong. Người già, trẻ em và những người mắc bệnh mạn tính như tim, tiểu đường, hô hấp mạn tính có nguy cơ cao bị nghiêm trọng hơn khi nhiễm virus.

Virus corona sống ở nhiệt độ bao nhiêu?

Khả năng sinh tồn của coronavirus trong điều kiện nhiệt độ cao bị hạn chế, tuy nhiên cho đến nay chưa có thông tin chính thức cho biết virus corona chết ở nhiệt độ bao nhiêu. Virus corona sống ở nơi có nhiệt độ thấp, ẩm và lạnh. Khi trời nắng ấm nhiệt độ trên 25 độ C thì vi khuẩn và virus sẽ kém phát triển, ít lây lan. Môi trường vừa có nắng, vừa ở nhiệt độ cao thì virus corona chỉ có thể tồn tại trong 3 - 5 phút là sẽ bị tiêu diệt, giúp giảm khả năng lây nhiễm đi nhiều lần.

Chúng ta cần tạo môi trường sống trong nhà và môi trường làm việc thông thoáng, sạch sẽ, ấm áp, tránh ẩm thấp, lưu thông không khí, tránh đồ đạc bị ẩm mốc dễ gây bệnh.

Virus corona tồn tại trên bề mặt bao lâu?

Virus có thể tồn tại đến 3 - 4 ngày trên bề mặt các vật liệu kim loại, gỗ, vải, giấy, da tay, 4 - 5 ngày trong nước bọt và dịch tiết hô hấp của bệnh nhân. Virus corona có thể sống và tồn tại với hoạt lực cao ở nhiệt độ thấp 4 - 20 độ C trong 5 ngày, chỉ mất khả năng lây nhiễm ở môi trường ngoài sau 30 phút (ở 56 độ C). Tia cực tím (tia UV) và các hóa chất y tế có tác dụng khử trùng ở nồng độ thường có thể tiêu diệt được virus trong vòng 60 phút. Bất kỳ ai có tiếp xúc gần (trong khoảng cách 2 mét) với người có dấu hiệu bệnh lý hô hấp (hắt hơi, ho...) đều có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn, chất thải bị lây nhiễm

Do đó bảo bản thân bằng cách duy trì vệ sinh tay và hô hấp thường xuyên, thực hiện an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và nên hạn chế tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi. Khi tiếp xúc các bề mặt dễ có virus như nút bấm thang máy, tay cầm cửa, tay cầm cầu thang,..cần phải vệ sinh tay ngay tránh bị lây nhiễm.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

Khi nào cần đến viện ngay?

Khi bị nhiễm virus nCoV, người bệnh thường có các triệu chứng như: sốt, đau họng, sổ mũi, nhức đầu, rét run, tức ngực, ho, khó thở… Khi virus này gây bệnh nặng, tùy cơ quan bị tổn thương mà nó có biểu hiện khác. Có trường hợp viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp và nguy cơ tử vong, đặc biệt những người có bệnh lý mạn tính, bệnh nền

Bộ Y tế khuyến cáo những trường hợp nghi ngờ là nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính với các biểu hiện sốt, ho, có thể khó thở và có một trong các yếu tố dịch tễ sau:

- Có tiền sử đến, ở từ vùng có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh

- Hoặc tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.

Những trường hợp trên cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác điều trị kịp thời và cách lý

Những người tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi bị bệnh, động vật hoang dã ở các vùng dịch tễ trong vòng 14 ngày cũng cần cảnh giác.

Virus corona được đánh giá là một loại virus vô cùng nguy hiểm và lây lan với tốc độ rất nhanh. Nguy hiểm hơn khi gần đây, các chuyên gia Trung Quốc đã phát hiện dấu hiệu virus có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về loại virus này cũng như thời gian chúng tồn tại trên bề mặt.

Virus corona là một họ virus lớn, có thể tìm thấy virus này ở động vật và người. Một số người nhiễm bệnh và được biết là gây ra các bệnh với các triệu chứng cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS)Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

Loại coronavirus mới này được gọi với tên virus 2019-nCoV, chưa từng được phát hiện trước khi dịch bệnh được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.

Virus coronavirus mới - 2019 -nCoV là một loại virus đường hô hấp lây lan chủ yếu qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt hô hấp được tạo ra khi một người nhiễm bệnh ho, hắt hơi, hoặc qua nước bọt, dịch chảy ra từ mũi. Điều quan trọng để phòng ngừa bệnh là tất cả mọi người cần thực hành vệ sinh hô hấp tốt, chẳng hạn như, khi hắt hơi hoặc ho dùng tay che miệng hoặc sử dụng khăn giấy và vứt nó ngay lập tức vào thùng rác, đồng thời rửa tay. Rửa tay thường xuyên bằng bằng cồn hoặc xà phòng và nước, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm thông tin về làn sóng lây nhiễm trong cộng đồng thứ 2 năm 2021 tại Việt Nam: Những tỉnh thành có bệnh nhân covid-19 chủng mới nhất-cập nhật hôm nay

Hình ảnh virus corona chủng mới 2019-nCoV

Virus 2019-nCoV là từ cùng một họ virus với Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) nhưng nó không phải là cùng một loại virus gây bệnh.

Cũng như các bệnh về đường hô hấp khác, nhiễm trùng chủng mới của virus corona (2019-nCoV) có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Tình trạng có thể nghiêm trọng hơn đối với một số trường hợp, chẳng hạn như viêm phổi hoặc khó thở. Tuy hiếm gặp nhưng bệnh có thể gây tử vong nếu bệnh nhân không được xử trí kịp thời. Người già và những người mắc bệnh nội khoa từ trước (như bệnh tiểu đường và bệnh tim) có nguy cơ cao bị nghiêm trọng hơn khi nhiễm virus.

Mặc dù cho đến nay các nhà khoa học vẫn cần tìm hiểu thêm về cách virus 2019-nCoV ảnh hưởng và gây tác động đến con người, tuy nhiên, thực tế cho thấy, bệnh diễn tiến nặng hơn ở những người lớn tuổi và có hệ miễn dịch bị suy giảm.

Viêm phổi do virus không thể chữa trị bằng Kháng sinh, chúng chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Vì vậy, viêm phổi do virus 2019-nCoV không thể điều trị bằng việc dùng kháng sinh. Vì thế không nên sử dụng kháng sinh như một biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị bệnh.

Thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị bệnh viêm phổi do virus gây bệnh

Những người đang sống hoặc di chuyển trong khu vực có virus 2019-nCoV đang lưu hành có thể có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Trung Quốc hiện đang là quốc gia có virus 2019- nCoV lưu hành, đây là nơi đại đa số người nhiễm bệnh được phát hiện. Những người nhiễm bệnh từ các quốc gia khác nằm trong số những người gần đây đi du lịch từ Trung Quốc hoặc đang sống hoặc làm việc, tiếp xúc gần với những người đi du lịch tới khu vực đó, chẳng hạn như người nhà, đồng nghiệp hoặc chuyên gia y tế chăm sóc bệnh nhân trước khi họ biết bệnh nhân bị nhiễm 2019 -nCoV.

Nhân viên y tế chăm sóc cho những người bị bệnh 2019-nCoV có nguy cơ cao hơn và phải tự bảo vệ mình bằng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng thích hợp.

Tại Trung Quốc, các chuyên gia dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Quảng Châu, đã phát hiện ra chủng mới của virus corona trên tay nắm cửa ở nhà một bệnh nhân bị nhiễm virus.

Trước đây, virus chủ yếu thông qua đường nước bọt, đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện virus 2019-nCoV ở môi trường bên ngoài.

Nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm chéo, các chuyên gia khuyến cáo người dân thường xuyên vệ sinh và hạn chế tiếp xúc với các đồ dùng nơi công cộng, một số môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao, chẳng hạn như điện thoại, bàn phím máy tính, tay nắm cửa...

Giọt bắn hô hấp chứa Virus 2019-nCoV

Hiện vẫn chưa xác định được chính xác virus 2019-nCoV tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ. Có thể sử dụng các chất khử trùng đơn giản để tiêu diệt virus, đồng thời ngăn chặn khả năng lây nhiễm virus cho người.

Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu để ngăn ngừa hoặc điều trị coronavirus mới. Đối với những người bị nhiễm virus 2019-nCoV cần phải được chăm sóc phù hợp nhằm mục đích làm giảm và điều trị các triệu chứng do bệnh gây ra. Những người bị bệnh nặng nên được chăm sóc hỗ trợ một cách tối ưu. Hiện nay, các chuyên gia đang nghiên cứu một số phương pháp điều trị và thông qua một số thử nghiệm lâm sàng để thử nghiệm. WHO đang phối hợp các nỗ lực để phát triển các loại thuốc để điều trị 2019-nCoV với một loạt các đối tác.

Nếu bạn muốn bảo vệ bản thân và người thân khỏi bị nhiễm coronavirus mới, bạn nên duy trì vệ sinh tay và hô hấp thường xuyên, thực hiện an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và nên hạn chế tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi.

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus 2019-nCoV

Các biện pháp sau đây không được khuyến nghị như các biện pháp khắc phục virus 2019-nCoV vì chúng không có hiệu quả để bảo vệ chính bạn và thậm chí chúng có thể gây hại:

Trong mọi trường hợp, nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng nặng hơn và cần chia sẻ lịch trình gần đây của bạn để các chuyên gia y tế có cơ sở để chẩn đoán tình trạng của bạn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: who.int.

Virus corona có thể lây từ mẹ sang con không?

WHO: Thông tin đầy đủ và dễ hiểu về virus Corona mới (2019-nCoV)

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề