Vì sao phiên dịch khó hơn

Trong bối cảnh hội nhập với thế giới, sự đa dạng về văn hóa đã làm tăng nhu cầu về các dịch vụ ngôn ngữ. Các ngành học và việc làm về ngôn ngữ cũng vì thế mà được nhiều người chú ý. Trong đó, biên dịch và phiên dịch là các ngành ngôn ngữ học có liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên, mỗi dịch vụ có sự khác nhau về kỹ năng, đào tạo và năng khiếu. Người làm biên dịch thì chưa chắc đã làm được phiên dịch và ngược lại. Vậy biên dịch khác phiên dịch như thế nào? Cơ hội việc làm của hai ngành này có như nhau? Hãy cùng Việc Làm Tốt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sự khác nhau giữa biên dịch và phiên dịch

Đa số mọi người thường nói rằng biên dịch và phiên dịch khác nhau về phương tiện và kỹ năng của mỗi công việc. Phiên dịch là chuyển tải bằng lời nói trong khi biên dịch thể hiện bằng chữ viết. Cả hai hình thức này đều đòi hỏi phải có sự yêu thích ngôn ngữ và kiến thức sâu rộng về hai hoặc nhiều thứ tiếng. Ngoài ra, việc có hiểu biết về văn hóa, kỹ năng giao tiếp và kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cả ngôn ngữ nói và viết là điều cần thiết. Vậy biên dịch và phiên dịch khác nhau như thế nào?

Biên dịch

Biên dịch là việc dịch ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác bằng văn bản

Biên dịch là việc dịch ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác bằng văn bản có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Một người biên dịch giỏi đòi hỏi những hiểu biết về kỹ năng ngôn ngữ và văn hóa của nhiều quốc gia để nắm bắt nội dung, phong cách và hình thức của văn bản gốc.

Bên cạnh đó, kỹ năng viết tốt cũng là điều quan trọng đối với một biên dịch viên. Biên dịch viên có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ dịch thuật, từ điển hay tài liệu tham khảo,… hoặc có thể tham khảo ý kiến của người khác để chất lượng bản dịch được tốt hơn. 

Phiên dịch

Phiên dịch là hình thức dịch thuật trực tiếp ngay tại thời điểm nói

Phiên dịch hay còn gọi là thông dịch là hình thức dịch từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích bằng miệng ngay tại thời điểm nói (dịch trực tiếp) hoặc dịch ngay sau bản gốc (dịch nối tiếp). Quá trình phiên dịch thường diễn ra nhanh chóng, người phiên dịch không có nhiều thời gian cũng như không có sự hỗ trợ của kịch bản, từ điển hay bất cứ tài liệu tham khảo nào.

Trong khi đó, phiên dịch đòi hỏi người làm có nhiều kỹ năng hơn là biên dịch. Người làm phiên dịch viên phải lắng nghe người nói, nắm bắt nội dung theo từng ngữ cảnh và mục đích cụ thể của người nói, đồng thời cần phải có kỹ năng nói trước công chúng. Phiên dịch viên giỏi là người có kinh nghiệm, trí nhớ tốt và khả năng phản xạ nhanh.

Biên dịch và phiên dịch khác nhau ở điểm nào?

Qua hai khái niệm trên, chắc hẳn bạn cũng hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa biên dịch và phiên dịch. Để cho rõ hơn, chúng tôi sẽ tóm lại 5 điểm khác biệt chính giữa biên dịch và phiên dịch như sau:

Định dạng ngôn ngữ

Biên dịch thì hình thức chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác ở dạng viết. Phiên dịch là hình thức dịch qua lời nói trong thời gian trực tiếp.

Cách truyền đạt

Sự khác nhau về phương thức truyền đạt

Phiên dịch được thực hiện trực tiếp ngay tại thời điểm nói. Việc phiên dịch có thể diễn ra trong bối cảnh hội nghị hoặc qua điện thoại, video call,… Đối với biên dịch, có thể thực hiện sau khi tài liệu gốc được soạn thảo. Điều này giúp cho các biên dịch viên có thời gian để sử dụng, tham khảo tài liệu giúp việc dịch được chính xác và có chất lượng hơn.

Độ chính xác

Độ chính xác của biên dịch và phiên dịch

Có thể nói phiên dịch không yêu cầu độ chính xác cao như biên dịch. Với phiên dịch viên, rất khó để có thể hướng tới sự hoàn hảo vì họ không có quá nhiều thời gian để suy nghĩ và lựa chọn ngôn từ. Ngoài ra họ còn phải phiên dịch theo tốc độ của người nói, có nghĩa là phiên dịch viên phải vừa nghe ngôn ngữ nguồn và nói ngôn ngữ đích cùng một lúc hoặc sau khi ngôn ngữ nguồn vừa tạm dừng. Vì thế biên dịch lại trở nên có lợi thế hơn khi có nhiều thời gian để chỉnh sửa bản dịch cho hoàn chỉnh.

Yêu cầu

Phiên dịch có yêu cầu cao hơn biên dịch

Với phiên dịch thường có yêu cầu cao hơn. Bên cạnh việc thành thạo ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, họ còn cần phải có khả năng dịch hai chiều ngay lập tức mà không sử dụng từ điển hay sử dụng thêm tài liệu nào khác. Phiên dịch viên còn cần có khả năng nghe, khả năng xử lý, ghi nhớ những gì người nói đang nói. 

Các yếu tố khác

Ngoài những kỹ năng và kiến thức cần thiết, người phiên dịch cũng cần có kỹ năng nói trước công chúng, năng lực trí tuệ để dịch và giải thích thông tin sang ngôn ngữ khác. Với các cụm từ ẩn dụ hay ca dao, tục ngữ, thành ngữ,… người phiên dịch, biên dịch phải chuyển đổi làm sao để người nghe, người đọc có thể dễ dàng hiểu được.

Biên dịch hay phiên dịch khó hơn?

Mặc dù cùng liên quan với nhau trong cùng ngành ngôn ngữ nhưng phiên dịch thường khó hơn biên dịch vì những một vài lý do sau đây:

Biên dịch hay phiên dịch khó hơn

  • Phiên dịch yêu cầu người làm việc này cần phải có kỹ năng nghe nói tốt, phát âm chuẩn, trong khi biên dịch chủ yếu thiên về phần viết lách.
  • Phiên dịch viên cần phải lắng nghe và xử lý thông tin ngay sau khi nhận được ngôn ngữ nguồn. Còn biên dịch thì lại có nhiều thời gian để tìm hiểu, chỉnh sửa, trau chuốt lại bản dịch của mình
  • Phiên dịch và biên dịch cần có vốn kiến thức cơ bản về nhiều lĩnh vực, vốn từ vựng phong phú. Tuy nhiên biên dịch sẽ bớt khắt khe hơn bởi họ có nhiều thời gian hơn để sử dụng những phương tiện, tài liệu tham khảo như từ điển,… khi dịch.
  • Phiên dịch viên cần phải có trí nhớ tốt và khả năng xử lý nhanh nhay, vừa có thể nghe những thông tin phía trước, vừa xử lý và truyền đạt lại những thông tin đó đến người nghe.

Nhìn chung, cả hai công việc đều đòi hỏi phải có những kỹ năng nhất định và có thể thấy phiên dịch có những yêu cầu cao hơn biên dịch. Điều này không có nghĩa là công việc của biên dịch sẽ dễ dàng hơn, vì có thời gian để nghiên cứu, trau chuốt nên công việc của biên dịch cũng sẽ đòi hỏi sự hoàn hảo, những yêu cầu về chất lượng cũng sẽ cao hơn. Nếu phiên dịch cần đảm bảo tính chính về mặt nội dung và thông điệp mà diễn giả muốn thể hiện thì biên dịch cần phải đảm bảo cả về nội dung, câu văn khi thể hiện sang ngôn ngữ đích. Lời văn phải được trau chuốt, câu văn hay, thân thiện phù hợp với đối tượng độc giả sau khi đã biên dịch ra.

Một số đặc điểm của nghề biên dịch và phiên dịch 

Đều làm công việc tự do

Đều làm việc một cách tự do

Hầu hết các biên dịch viên khi làm việc tự do họ sẽ tự làm hết tất cả các giai đoạn của quá trình dịch thuật từ viết đến kiểm soát chất lượng. Đối với một số người khi làm việc trong một cơ quan, tổ chức nào đó, họ thường lập ra một nhóm để làm việc cùng nhau gồm các vị trí như: người quản lý dự án, người hiệu đính, biên tập viên, đảm bảo chất lượng và nhà xuất bản để đảm bảo chất lượng đầu ra.

Còn với phiên dịch viên thường sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng hoặc khi thực hiện hiện dịch trong một cuộc hội nghị lớn, họ thường làm việc với một nhóm gồm hai hay nhiều phiên dịch viên khác.

Linh hoạt trong công việc

Bạn có thể linh hoạt trong công việc

Với biên dịch viên, họ có thể làm việc ở mọi nơi, bất cứ nơi đâu có thể kết nối internet. Họ có thể nhận yêu cầu công việc qua email hoặc các phương tiện khác và thực hiện công việc dịch thuật của mình miễn sao có thể đảm bảo được tiến độ công việc. Họ có thể sử dụng các tài liệu tham khảo trực tuyến hoặc có thể kết nối với khách hàng để nắm bắt những yêu cầu mà khách hàng đưa ra. 

Công việc của phiên dịch viên thường phải có mặt trực tiếp tại nơi làm việc. Họ phải có mặt trong một diễn đàn, hội nghị hoặc hội thảo để thực hiện các công việc của mình theo yêu cầu của khách như dịch nối tiếp, dịch song song,… Ngoài ra, ngày nay với thời đại công nghệ 4.0, phiên dịch viên có thể thực hiện công việc của mình thông qua hình thức online như video call mà không cần có mặt trực tiếp tại nơi làm việc.

Tốc độ công việc

Cũng giống như những công việc khác, phiên dịch và biên dịch cũng đòi hỏi sự tập trung và nghiêm túc khi làm việc. Cả hai công việc đều liên quan đến các quá trình phức tạp, phiên dịch thì yêu cầu căng thẳng hơn do áp lực hiệu suất công việc theo thời gian. Phiên dịch viên không có thời gian để xem xét và chỉnh sửa khi thực hiện công việc, nên đòi hỏi họ phải nhạy bén và có những kỹ năng cao như đã giới thiệu ở trên.

Tốc độ công việc của biên dịch và phiên dịch cũng khác nhau

Biên dịch viên thì có nhiều thời gian hơn để thực hiện công việc, có nhiều thời gian nghiên cứu, dịch, chỉnh sửa công việc của họ nên có thể thực hiện việc được nhanh chóng hơn.

Nếu bạn đang phải lựa chọn giữa việc trở thành một biên dịch hay phiên dịch thì qua những chia sẻ trên đây, và dựa vào những kiến thức, kỹ năng của bản thân, chắc bạn cũng có thể xác định được mình phù hợp với công việc nào hơn rồi đúng không. Bạn cũng có thể thử sức cả hai nếu bạn tự tin với khả năng của mình. 

Trên đây là những thông tin về những điểm khác nhau giữa biên dịch và phiên dịch, hy vọng với những gợi ý này có thể giúp bạn phân biệt và lựa chọn được công việc phù hợp với năng lực của bản thân. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm, hãy ghé qua Việc Làm Tốt để có những cơ hội nghề nghiệp thú vị cho mình nhé. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ đề