Túi khí xe ô tô là gì năm 2024

Các tài xế lái xe chắc hẳn đã được nghe khá nhiều đến túi khí ô tô, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về thiết bị này. Bài viết sau đây sẽ giúp các tài xế hiểu rõ hơn túi khí là gì và cấu tạo của túi khí ô tô.

Túi khí ô tô là gì?

Túi khí là bộ phận vô cùng quan trọng trên xe ô tô, được thiết kế nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho những người ngồi trên xe. Tránh được các tác nhân dẫn đến chấn thương nghiêm trọng khi xảy ra tai nạn. Điểm đặc biệt ở thiết bị này đó là chỉ sử dụng được 1 lần duy nhất. Khi túi khí bung ra cũng là lúc nó tự làm hỏng chính mình.

Cấu tạo của túi khí ô tô

Khi xảy ra va chạm, túi khí sẽ được kích hoạt bởi hàng loạt các cảm biến như: cảm biến va chạm, cảm biến gia tốc, cảm biến áp suất phanh, cảm biến áp suất sườn, cảm biến trên ghế, con quay hồi chuyển.

Bộ não ACU chính là nơi điều khiển toàn bộ những cảm biến này. Khi cảm nhận được thời điểm thích hợp để bung túi khí, ACU sẽ bơm phồng các túi khí.

Để đạt được hiệu quả làm căng phồng túi khí hiệu quả nhất, các kỹ sư đã nghiên cứu thiết kế hệ thống tên lửa đẩy. Tức là mỗi túi khí sẽ được kết hợp cùng “thiết bị phóng” do hệ thống điều khiển nằm trong 1 lớp hỗn hợp khí Kali Nitrat, Natri,... dễ cháy. Khi được kích hoạt, các hợp chất hóa học trên sẽ được đốt cháy là tạo ra phản ứng hóa học tạo thành khí Hydro, Natri, Oxy làm lấp đầy túi khí nylon.

Lượng khí gas lớn sẽ khiến túi khí bung ra khỏi vô lăng và một số vị trí khác với vận tốc 320km/h. Quá trình này diễn ra vô cùng nhanh chóng, chỉ mất khoảng 0,04 giây. Tốc độ này nhanh gấp 5 lần tốc độ chớp mắt trung bình của con người.

Cuối cùng là giai đoạn xẹp túi khí sau khi đã bung ra. Quá trình này cũng diễn ra rất nhanh chóng. Lượng khí này sẽ thoát ra ngoài thông qua các lỗ thông hơi trên bề mặt túi khí. Nhờ đó, người ngồi trên xe sẽ tránh được các chấn thương bởi các tác động từ bên ngoài. Bên cạnh đó, khi túi khí xẹp sẽ xuất hiện các hạt bụi, chủ yếu là bột ngô và bột tan được sử dụng để bôi trơn túi khí.

Trước đây, nhiều người tỏ ra khá e ngại về việc các hóa chất sử dụng trong túi khí ô tô sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, những hóa chất này chỉ gây ra một vài kích ứng nhẹ ở mắt và cổ họng, hoàn toàn không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào cả.

Như vậy, bài viết trên đây sẽ giúp các tài xế giải đáp thắc mắc túi khí là gì, cấu tạo của túi khí ô tô. Hy vọng các tài xế luôn có những chuyến đi thuận lợi, an toàn và may mắn.

Túi khí ô tô – một trong những phần quan trọng nhất của chiếc xe ô tô. Túi khí xe ô tô có thể đảm bảo rằng bạn và hành khách của bạn sống sót sau một vụ tai nạn. Theo thống kê, trong nhiều vụ tai nạn, túi khí đã cứu sống hàng nghìn người hàng năm. Dưới bài viết này, cùng NAT tìm hiểu xem túi khí ô tô hoạt động như thế nào mà có công dựng tuyệt vời như vậy nhé!

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của túi khí

Túi khí:

Là bộ phận chính của thiết bị, được làm từ chất liệu vải dày và bền, có khả năng chịu lực tốt không vỡ khi phồng trong thời gian cực ngắn tính bằng mili giây. Khi bung, túi khí sẽ nở ra cực nhanh để hấp thụ phần lớn lực va chạm.

Cảm biến va chạm:

Là bộ phận nhằm phát hiện khi xảy ra va chạm và kích hoạt hệ thống túi khí. Cảm biến phát hiện gia tốc đột ngột khi có va đập ở xe ô tô, sau đó gửi tín hiệu điện đến bộ điều khiển và bung túi khí ngay sau đó.

Bộ điều khiển túi khí (Airbag Control Unit – ACU):

Là bộ phận nhận tín hiệu từ cảm biến va chạm và quyết định có kích hoạt túi khí hay không dựa trên mức độ va chạm. Nếu đạt ngưỡng kích hoạt, ACU sẽ gửi tín hiệu để bung túi khí.

Bình gas:

Chứa khí nén (thường là nitơ) dùng để bung túi khí nhanh chóng khi có tín hiệu từ bộ điều khiển.

Cơ chế vận hành của túi khí

Phát hiện va đập:

Các cảm biến có thể đo tốc độ, gia tốc, và các thông số khác để xác định xem có xảy ra va chạm hay không. Khi các cảm biến phát hiện ra một va chạm, chúng sẽ gửi tín hiệu cho bộ điều khiển túi khí. Xử lý tín hiệu: Bộ điều khiển túi khí (ACU) nhận tín hiệu từ cảm biến, phân tích mức độ va chạm và quyết định có kích hoạt túi khí hay không.

Bung túi khí:

Khi túi khí nở ra hoàn toàn, nó tạo ra một lớp đệm bảo vệ giữa người ngồi trong xe và vật cản bên ngoài. Túi khí hấp thụ năng lượng va chạm và có tác dụng làm bộ đệm, giảm tác động lên cơ thể của người ngồi trong xe, giúp giảm nguy cơ chấn thương .

Giảm áp:

Sau khi va chạm kết thúc, túi khí sẽ giảm áp và xẹp dần để hành khách có thể thoát ra khỏi xe. Các lỗ nhỏ trên túi khí giúp giảm áp suất bên trong một cách an toàn và kiểm soát. Quá trình hoạt động của hệ thống túi khí diễn ra rất nhanh chóng, thường chỉ trong vài mili giây. Khi được bung ra ở tốc độ này sẽ đảm bảo túi khí kịp bung ra và bảo vệ người ngồi trong xe trước khi họ chạm vào xe hoặc bị tác động mạnh từ va chạm.

Các loại túi khí trên ô tô

Túi khí phía trước

Túi khí lái (driver airbag):

Đặt trong vô-lăng của xe, túi khí này bảo vệ người lái khỏi tác động trực tiếp vào mặt, đầu và ngực khi xảy ra va chạm phía trước.

Túi khí hành khách phía trước (front passenger airbag):

Đặt trong bảng táp-lô phía trước của xe, tương tự như túi khí lái, túi khí hành khác bảo vệ hành khách tực tiếp khi va chạm.

Túi khí phía sau

Túi khí bên hông (side airbags):

Đặt ở cửa và ghế ngồi bên hông của xe, túi khí này bảo vệ đầu, mặt và ngực của hành khách khi xảy ra va chạm bên hông.

Túi khí rèm (curtain airbags):

Đặt ở trần xe, kéo dài từ phía trước đến phía sau xe, túi khí rèm bảo vệ đầu và cổ của người ngồi khi có va chạm bên hông hoặc lật xe.

Túi khí ghế (seat airbags):

Đặt ở ghế ngồi, bảo vệ người ngồi khỏi chấn thương ở cột sống và bảo vệ cơ thể khi có va chạm từ phía sau. Tùy vào hãng xe và mẫu mã, một chiếc ô tô có thể được trang bị nhiều loại túi khí khác nhau để tăng cường an toàn cho người lái và hành khách. Việc chọn mua ô tô có đầy đủ các loại túi khí sẽ giúp giảm nguy cơ chấn thương nghiêm trọng trong trường hợp tai nạn.

Túi khí rèm (curtain airbags)

Túi khí rèm là loại túi khí được đặt ở trần xe, kéo dài từ phía trước đến phía sau xe. Khi có va chạm ở bên hông hoặc lật xe, túi khí rèm sẽ bung ra để bảo vệ đầu và cổ của người ngồi trong xe. Túi khí rèm giúp giảm nguy cơ chấn thương đầu và cổ trong những tình huống tai nạn nghiêm trọng.

Những quan niệm sai lầm về túi khí xe hơi

Túi khí chỉ bung khi thắt dây an toàn

Một quan niệm sai lầm phổ biến là túi khí chỉ bung khi thắt dây an toàn. Thực tế, hệ thống túi khí hoạt động độc lập hoàn toàn với dây an toàn. Tuy nhiên, dây an toàn và túi khí cùng đóng vai trò bảo vệ người ngồi trong xe, nên việc thắt dây an toàn cũng là rất quan trọng. Dây an toàn giúp giữ cho người ngồi ở vị trí an toàn và giảm thiểu tác động lên cơ thể khi xảy ra va chạm, trong khi túi khí giúp giảm thêm tác động lên người ngồi.

Khi xe va chạm túi khí sẽ bung

Một quan niệm sai lầm khác là túi khí sẽ bung ra trong mọi trường hợp va chạm. Thực tế, hệ thống túi khí được thiết kế để bung ra khi xảy ra va chạm ở mức độ nghiêm trọng nhất định, thường là khi tốc độ va chạm vượt ngưỡng an toàn. Trong những va chạm nhẹ hơn, túi khí có thể không bung ra, vì hệ thống cảm biến không xác định được mức độ nguy hiểm đủ để kích hoạt túi khí. Điều này giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và bảo trì xe sau va chạm nhẹ. Tuy nhiên, người lái và hành khách vẫn nên thắt dây an toàn để đảm bảo an toàn trong mọi tình huống.

Ô tô nào cũng có túi khí

Quan niệm rằng mọi ô tô đều có túi khí không chính xác. Tuy nhiên, hầu hết các xe ô tô hiện đại đều được trang bị ít nhất hai túi khí phía trước để bảo vệ người lái và hành khách. Các phiên bản xe hạng sang hoặc các biến thể nâng cao của các mẫu xe sẽ được trang bị nhiều loại túi khí hơn, bao gồm túi khí bên hông, túi khí rèm, túi khí đầu gối, …. Tuy nhiên, một số xe giá rẻ hoặc các mẫu xe cũ có thể không được trang bị túi khí hoặc chỉ có túi khí cho người lái.

Bụi thải ra khi túi khí bung rất độc hại

Một quan niệm sai lầm khác là bụi thải ra khi túi khí bung rất độc hại. Thực tế, bụi thải ra khi túi khí bung là do quá trình phản ứng hóa học để nhanh chóng bơm khí vào túi khí. Bụi này không gây độc hại, nhưng có thể gây kích ứng đường hô hấp, mắt, da và gây ho, khó thở tạm thời cho người ngồi trong xe. Tuy nhiên, lợi ích của túi khí trong việc bảo vệ người ngồi khỏi chấn thương nghiêm trọng khi xảy ra tai nạn là rất lớn so với những phiền toái tạm thời này.

Túi khí phía trước an toàn với trẻ nhỏ

Túi khí phía trước có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ trong trường hợp va chạm hoặc tai nạn. Việc sử dụng túi khí phía trước đối với trẻ em dưới 13 tuổi có thể gây chấn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong.

Giá túi khí xe hơi

Báo giá túi khí xe ô tô

Dưới đây là một số ví dụ về khoảng giá của các loại túi khí xe ô tô phổ biến. Lưu ý rằng giá cả có thể thay đổi tùy thuộc vào thị trường và nhà cung cấp, vì vậy, bạn nên xem đây chỉ là mức giá tham khảo.

Túi khí phía trước

Túi khí phía trước cho xe phổ thông: từ 3 – 6 triệu đồng Túi khí phía trước cho xe sang trọng: từ 8 -15 triệu đồng

Túi khí bên hông

Túi khí bên hông cho xe phổ thông: từ 4 – 7 triệu đồng Túi khí bên hông cho xe sang trọng: từ 10 – 17 triệu đồng

Túi khí rèm

Túi khí rèm cho xe phổ thông: từ 5 – 10 triệu đồng Túi khí rèm cho xe sang trọng: từ 12 – 20 triệu đồng Lưu ý rằng các chi phí trên chưa bao gồm chi phí lắp đặt và thay thế. Để biết giá chính xác cho túi khí của dòng xe cụ thể, bạn nên liên hệ trực tiếp với đại lý hoặc nhà cung cấp phụ tùng ô tô uy tín.

Yếu tố ảnh hưởng đến giá túi khí

Hãng sản xuất: Giá túi khí cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào hãng sản xuất. Mỗi hãng sản xuất có một chiến lược giá cả khác nhau, và sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp này cũng có thể ảnh hưởng đến giá cả. Các yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế như chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển và chi phí marketing cũng có thể ảnh hưởng đến giá cả của túi khí.

Hướng dẫn tự thay túi khí ô tô

Lưu ý: Thay túi khí là công việc phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn. Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên để các chuyên gia thực hiện công việc này để đảm bảo an toàn cho bản thân và người sử dụng xe. Dưới đây là hướng dẫn tự thay túi khí cho những ai có kỹ năng và hiểu biết về xe ô tô.

Túi khí ô tô tiếng Anh là gì?

Air bag /ɛːbaɡ/: túi khí Air conditioning /ɛː kənˈdɪʃ(ə)nə/: điều hòa. Air filter /ɛːˈfɪltə/: màng lọc khí

Tại sao trên xe ô tô có thêm túi khí?

Túi khí ô tô là thiết bị thụ động nhằm hạn chế tối đa va đập gây tổn thương cho người ngồi xe khi có va chạm xảy ra. Theo các thống kê tại Mỹ, hệ thống túi khí giúp hạn chế nguy cơ thương vong lên đến 30%.

Hãy cho biết túi khí và dây đai an toàn trang bị trên ô tô có tác dụng gì?

Túi khí và dây an toàn ô tô là hai bộ phận hoạt động độc lập riêng biệt và đều có tác dụng bảo vệ tài xế khi gặp sự cố. Tuy nhiên nhiều thí nghiệm thực tiễn cho thấy, túi khí có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn nếu người điều khiển xe không thắt dây an toàn.

Túi khí trên xe là gì?

Túi khí là một thiết bị nằm trong danh sách dụng cụ an toàn thụ động bao gồm có thân xe, đai an toàn và túi khí. Túi khí thường được làm bằng chất liệu vải co dãn, khi xảy ra tai nạn, va chạm thì bộ phận này sẽ tự động bơm phồng to để khi xảy ra va chạm sẽ bảo vệ cơ thể tránh tổn thương do va đập.

Chủ đề