Trước mổ nhịn ăn bao lâu

Mẹ trước khi sinh mổ nên ăn gì?

Thứ Hai ngày 23/03/2020

  • Phụ nữ mới sinh mổ ăn tôm được không?
  • Thời gian sau sinh mổ bao lâu thì được lắc vòng?
  • Sau sinh mổ ăn khoai lang được không?

Mẹ trước khi sinh mổ nên ăn gì để đảm bảo quá trình được diễn ra thuận lợi là vấn đề nhiều chị em phụ nữ chuẩn bị sinh con thắc mắc. Bài viết hôm nay sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc này, cùng tham khảo ngay nhé!

Trước khi phẫu thuật sinh mổ, việc chị em sản phụ phải nhịn ăn là quy định quen thuộc cần phải làm theo. Vậy mẹ sinh trước khi sinh mổ nên ăn gì và mẹ cần phải nhịn ăn bao lâu trước khi mổ là hợp lý nhất? Những thông tin sắp được chia sẻ trong bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị chu đáo nhất trước khi phẫu thuật!

Có nên ăn trước khi sinh mổ hay không?

Thường tâm lý của các mẹ bầu khi chuẩn bị “vượt cạn” là luôn trong tình trạng lo lắng. Mẹ lo lắng không biết sinh mổ có đau không? Và không biết trước khi sinh mổ nên ăn gì hay trước khi sinh mổ có được ăn gì không và nên kiêng ăn trước khoảng bao lâu để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật.

Đây cũng là những câu hỏi đặt ra chung của các mẹ bầu chuẩn bị sinh mổ. Thông thường, nếu đã có thời gian sinh mổ dự kiến thì trước khi sinh mổ nên ăn gì mẹ sẽ được các bác sĩ dặn dò không nên ăn uống gì từ 6 - 8 tiếng. Bởi vì trước khi tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai nhi, các mẹ sẽ được các bác sĩ tiêm thuốc gây mê, gây tê nên việc ăn uống sẽ rất có hại.

Mẹ trước khi lên bàn mổ nên kiêng ăn trước 6 - 8 tiếng

Trong quá trình phẫu thuật mổ thì dịch, thức ăn trong dạ dày chưa được tiêu hóa hết có thể bị trào ngược vào phổi của mẹ. Điều này đồng nghĩa với việc, nguy cơ khiến phổi bị tổn thương là rất cao và có thể gây ra những phản ứng viêm nhu phổi cấp tính gây nguy hiểm cho mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo giữ được sức khỏe thì mẹ có thể ăn một số loại thức ăn nhẹ dễ tiêu hóa vào buổi tối trước ngày phẫu thuật.

Mẹ trước khi sinh mổ nên ăn gì?

Nếu mẹ đã được các bác sĩ chỉ định sinh mổ và đã có sẵn kế hoạch sẵn cho cuộc phẫu thuật sắp tới, mẹ sẽ có thời gian vài ngày hoặc vài tuần để chuẩn bị. Vậy mẹ trước khi sinh mổ nên ăn gì? Lúc này, mẹ hãy cố gắng tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất đạm như thịt lợn, thịt gà, hải sản, đậu phụ hoặc các sản phẩm họ đậu, các sản phẩm từ sữa ít béo. Như vậy sẽ giúp mẹ dự trữ nguồn protein dồi dào, đây là nguyên liệu thiết yếu cho quá trình làm lành vết thương sau phẫu thuật.

Mẹ trước khi sinh mổ nên ăn gì

Bên cạnh đó, mẹ trước khi sinh mổ cũng nên uống nhiều nước lọc cho đến khi nước tiểu của mẹ đi có màu trong và hầu như không màu. Việc cung cấp lượng nước đầy đủ cho cơ thể này sẽ giúp mang đến cảm giác thoải mái hơn. Đồng thời, giúp những cơn đau nhức sau khi phẫu thuật xong cũng thuyên giảm hơn rất nhiều. Không chỉ vậy, nước còn giúp tinh thần của mẹ trở nên tràn đầy năng lượng và thoải mái hơn, giảm căng thẳng trong những ngày chờ phẫu thuật.

Vậy mẹ trước khi sinh mổ có được ăn gì không? Đối với những bữa ăn cuối cùng trước khi mẹ lên bàn mổ, mẹ thường sẽ có xu hướng dễ bị cám dỗ và ăn thật nhiều trước khi phải nhịn ăn trong khoảng từ 8 đến 12 tiếng tiếp theo. Mặc dù vậy, mẹ cũng không yếu lòng mà cần phải kiên quyết cứng rắn không được nhượng bộ bởi lẽ, nếu mẹ ăn quá nhiều so với bình thường có thể sẽ không đảm bảo được quy định nhịn ăn trước khi phẫu thuật. Một bữa ăn thịnh soạn trước khi lên bàn mổ sẽ làm mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa hoàn toàn và có thể sẽ ảnh hưởng tới quá trình phẫu thuật vào sáng hôm sau. Vì vậy, mẹ chỉ nên dùng một bữa ăn với những món ăn nhẹ nhàng như súp, salad trong buổi tối trước khi phẫu thuật.

Những lưu ý khác bên cạnh vấn đề mẹ trước khi sinh mổ nên ăn gì?

Để quá trình sinh mổ của mẹ diễn ra thuận lợi và thành công, các mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

- Các mẹ cần phải nắm rõ thời gian nhịn ăn trước khi sinh mổ và biết trước khi sinh mổ nên ăn gì. Đêm trước ngày phẫu thuật, mẹ nên uống những loại thức uống dễ tiêu hóa và nước lọc là tốt nhất cho các mẹ bầu.

- Mẹ nên tránh ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ bởi những thực phẩm này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa của mẹ.

- Không nên ăn các loại trái cây như lê, cam, táo...và các loại rau cải trước khi sinh

- Nếu mẹ đang sử dụng các loại vitamin, thực phẩm chức năng thì nên ngưng uống khoảng 3 tuần trước khi sinh. Bởi có một số loại vitamin có thể có tác động lên nhịp tim, huyết áp gây nguy cơ xuất huyết.

- Trước khi sinh con, mẹ không nên tự ý mua những đồ dùng dược phẩm mà không có sự chỉ định từ bác sĩ.

Một số vấn đề mẹ nên lưu ý trước khi sinh mổ

Hy vọng bài viết chia sẻ về chủ đề mẹ trước khi sinh mổ nên ăn gì trên đây sẽ giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức hữu ích trước khi lên bàn mổ. Mong rằng sẽ giúp mẹ vượt cạn thành công.

Thủy Phan

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sau sinh
  • sinh mổ

Lưu ý trước và sau khi phẫu thuật

NHỊN ĂN/UỐNG TRƯỚC KHI PHẪU THUẬT

Để cuộc mổ an toàn tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình Gây mê và Phẫu thuật. Bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý và tuyệt đối thực hiện theo dặn dò của Bác sĩ liên quan đến việc ăn uống trước mổ.

THỜI GIAN TỐI THIỂU PHẢI NHỊN ĂN, UỐNG  TRƯỚC KHI MỔ

(Áp dụng  cho người bệnh khỏe mạnh, mổ theo chương trình, ở mọi lứa tuổi)

LOẠI THỨC ĂN

THỜI GIAN

TỐI THIỂU PHẢI NHỊN TRƯỚC MỔ

Chất lỏng sạch

nước lọc, nước trà, cà phê, nước hoa quả không có gaz, nước carbonate.

Trước 2 giờ

Sữa mẹ

Trước 4 giờ

Sữa

sữa đặc, sữa tươi các loại: sữa động vật có thời gian tiêu hóa giống như thức ăn rắn.

Trước 6 giờ

Ăn nhẹ

bánh mì, bánh bao, cháo loãng, súp.

Ăn no (bữa chính)

cơm, phở, bún, cháo đặc, thức ăn chiên xào có chất béo.

Trước 8 giờ

  Chú ý:

  1. Không tự ý uống bất cứ loại thuốc gì bệnh nhân mang theo, nếu cần phải uống thuốc Phẫu thuật viên sẽ cho y lệnh và bệnh nhân chỉ được uống với một ngụm nước nhỏ.
  2. Các tình huống đặc biệt sẽ được Bác sĩ chuyên khoa Gây mê Hồi sức tư vấn thêm.

LƯU Ý TRƯỚC PHẪU THUẬT

  1. Nhịn ăn, nhịn uống (nước, sữa, cà phê, trà đặc, kẹo cao su, các chất kích thích...) trước phẫu thuật theo sự hướng dẫn của điều dưỡng.
  2.  Tẩy trang (nếu có trang điểm) và lau sạch sơn móng tay, móng chân trước khi phẫu thuật. Nếu tóc dài nên cột tóc gọn gàng.
  3.  Tắm rửa, vệ sinh răng miệng và vệ sinh vùng mổ bằng xà phòng diệt khuẩn do bệnh viện cung cấp (liên hệ Phòng điều dưỡng).
  4.  Nếu có các triệu chứng bất thường như sốt, nôn ói, tiêu chảy,…hãy nhấn CHUÔNG GỌI ĐIỀU DƯỠNG ở cạnh giường bệnh.
  5. Đối với bệnh nhân nữ nếu đang có kinh nguyệt phải báo điều dưỡng hoặc bác sỹ phẫu thuật.
  6. Bệnh nhân thay đồ mổ theo hướng dẫn và được điều dưỡng đưa đến phòng mổ. Bệnh nhân mặc áo mổ sao cho phần dây cột ở phía sau lưng (như hình bên). Chú ý: không mặc áo ngực.
  7. Tháo gửi trang sức, tiền, điện thoại cho người nhà hoặc điều dưỡng cất giữ (có ký nhận). Tháo răng giả (nếu có) hoặc báo cho điều dưỡng nếu răng giả không tháo được.

LƯU Ý SAU PHẪU THUẬT

  1. Sau khi cuộc mổ kết thúc, bệnh nhân sẽ được chuyển về phòng Hồi sức để phục hồi sức khỏe. Khi sức khỏe ổn định, bệnh nhân sẽ được điều dưỡng đưa về phòng bệnh. Giờ thăm bệnh ở phòng Hồi sức buổi sáng từ 5h-5h30, buổi tối từ 20h-21h hàng ngày.
  2. Đối với những bệnh nhân có gây tê tủy sống (mũi tiêm ở cột sống thắt lưng) KHÔNG được ngồi và đi lại, NÊN nằm đầu thấp trong vòng 12 tiếng kể từ lúc về phòng bệnh.
  3. Sau phẫu thuật có thể có các triệu chứng buồn nôn, choáng, khó tiểu (do ảnh hưởng của thuốc gây tê, gây mê), đau vết mổ, sưng vùng mổ, sốt, táo bón,… hãy nhấn CHUÔNG GỌI ĐIỀU DƯỠNG để có sự trợ giúp.
  4. Nên ăn, uống các thức ăn mềm, dễ tiêu khi mới xuống phòng bệnh. Đối với bệnh nhân Tai – Mũi – Họng nên ăn nguội, uống lạnh để tránh chảy máu.
  5. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tập Vật lý trị liệu sau mổ, KHÔNG tự ý vận động (đối với bệnh nhân mổ cột sống, khớp háng, khớp gối, chấn thương chân) khi chưa có sự hướng dẫn của bác sỹ hoặc kỹ thuật viên.
  6. Bệnh nhân sẽ được chụp phim, xét nghiệm để kiểm tra sức khoẻ và kết quả sau mổ khi bác sĩ chỉ định (nếu cần).
  7. NHIỄM TRÙNG TIỀM TÀNG có thể xảy ra sau mổ nhiều ngày không thể phát hiện ngay được, vì vậy bệnh nhân phải chích thuốc kháng sinh đủ liều, không xuất viện sớm khi không có sự đồng ý của bác sỹ.
  8. Đối với những bệnh nhân có ký gửi tư trang thì sẽ được điều dưỡng đến tận phòng bệnh giao trả và ký nhận./.

 

Dinh dưỡng với người bệnh ngoại khoa đóng vai trò rất quan trọng để đương đầu với cuộc phẫu thuật mất máu, dịch và sức lực…. Sau phẫu thuật phải có chế độ ăn thật tốt, cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng để chống nhiễm ...

Để đảm bảo an toàn trong phẫu thuật, xin quý bệnh nhân vui lòng thực hiện các quy định sau:

  Bệnh viện Quốc tế CTCH Sài Gòn Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận
TỔNG ĐÀI (7h00-16h30) 028 3844 1399 028 3991 2030
CẤP CỨU/ GỌI XE CỨU THƯƠNG 028 3991 2029 028 3845 6139
HOTLINE BGĐ/ TƯ VẤN CHUYÊN MÔN 0918 47 47 16 0988 08 14 11

ĐẶT LỊCH HẸN (7h00-16h30)

028 3997 3679 028 3997 3679

ĐẶT LỊCH HẸN (sau 16h30)

028 3991 2029 028 3845 6139
SỞ Y TẾ 0967 77 10 10  

Video liên quan

Chủ đề