Top các trường học hàng đầu việt nam năm 2024

Tạp chí Times Higher Education (THE) của Anh đêm 27/9 vừa công bố bảng xếp hạng đại học (ĐH) thế giới năm 2024.

Việt Nam tiếp tục có 6 đại diện được xếp hạng, đó là ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TPHCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Huế, Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Cụ thể, trong hơn 1.900 ĐH, Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng cùng nằm trong nhóm 601-800 thế giới, vẫn dẫn đầu các trường ĐH Việt Nam, nhưng đã tụt hạng so với vị trí 401-500 của năm 2023. ĐHQG Hà Nội từ nhóm 1.001-1.200 rơi xuống hạng 1.201-1.500. Riêng ĐHQGa TPHCM, ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Huế cùng xếp thứ 1.501+, giữ nguyên thứ hạng.

Trên thang điểm 100, ĐHQG Hà Nội dẫn đầu trong các ĐH Việt Nam về khía cạnh giảng dạy (teaching) với 20,9.

Còn Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân có thế mạnh ở chất lượng nghiên cứu (research quality) với 90,6 và 87,5 điểm, hơn hẳn các đơn vị khác vốn chỉ dao động từ 16,4 (ĐH Huế) đến 46,8 điểm (ĐH Bách khoa Hà Nội).

Tuy cách biệt khá lớn trong chất lượng nghiên cứu, nhưng về môi trường nghiên cứu (research environment), các trường hầu như không chênh lệch quá nhiều, dao động trong khoảng 8,7-16/100 điểm. Điều này diễn ra tương tự với triển vọng quốc tế (international outlook) khi số điểm nằm trong khoảng 36,8-63,1. Riêng ĐH Bách khoa bứt phá về chuyển giao công nghệ (industry) với 43,4 điểm.

Đáng chú ý, Trường ĐH Mở TPHCM lần đầu vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới, nhưng với trạng thái "reporter" (nhóm được báo cáo). Điều này đồng nghĩa đơn vị này cùng 768 tổ chức khác đều chưa có thứ hạng vì chỉ đạt được một số tiêu chí nhất định, chứ không đáp ứng đủ yêu cầu, nhưng đang nỗ lực để được xếp hạng, THE lý giải.

THE là một trong 3 tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới, bên cạnh bảng xếp hạng của Quacquarelli Symonds (Anh) và Shanghai Ranking Consultancy (Trung Quốc). Tổ chức này bắt đầu xếp hạng ĐH từ năm 2004 cùng Quacquarelli Symonds, một năm sau khi thế giới lần đầu có bảng xếp hạng ĐH toàn cầu do ĐH Giao thông Thượng Hải (sau này là Shanghai Ranking Consultancy) công bố.

Tổ chức này đã thay đổi tiêu chí xếp hạng nhằm phản ánh môi trường giáo dục ĐH hiện tại, khi lĩnh vực này ngày càng mang tính quốc tế, ít tập trung vào các quốc gia giàu có hơn dù những nước này vẫn chiếm phần lớn thứ hạng đầu.

Cụ thể, dù giữ nguyên 5 nhóm tiêu chí xếp hạng, nhưng THE chọn đổi tên 3/5 nhóm (nghiên cứu, thu nhập từ chuyển giao công nghệ, trích dẫn), lần lượt thành môi trường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và chất lượng nghiên cứu. Đơn vị này cũng loại bỏ và thêm mới một số tiêu chí thành phần, nâng tổng số tiêu chí xếp hạng thuộc 5 nhóm lên 18, thay vì 13 như trước.

Các nhóm tiêu chí xếp hạng cũng chứng kiến mức trọng số thay đổi, nhưng với tỉ lệ không đáng kể. Chẳng hạn, nhóm tiêu chí giảng dạy và môi trường nghiên cứu lần lượt giảm 0,5 và 1%, xuống còn 29,5 và 29%. Trong khi đó, chuyển giao công nghệ tăng 1,5 lên 4%. Ngoài ra, THE cũng đưa vào tiêu chí du học (study abroad), nhưng chưa tính trọng số trong bảng xếp hạng ĐH năm nay.

Sau hơn hai năm nỗ lực làm việc trong khuôn khổ hoạt động của một tổ chức phi lợi nhuận, nhóm thực hiện VNUR (Viet Nam's University Rankings), sáng nay 17-2, VNUR chính thức công bố kết quả xếp hạng 100 trường tốp đầu trong Bảng xếp hạng VNUR 2023.

Nhiều trường đại học lâu đời có thứ hạng thấp

VNUR dựa vào các tiêu chuẩn và tiêu chí phù hợp với thực tiễn cũng như các định hướng về chuẩn mực và chất lượng của giáo dục đại học Việt Nam, cũng như các nguyên tắc xếp hạng quốc tế.

Theo kết quả xếp hạng này, 10 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu Việt Nam, xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Duy Tân, Trường đại học Kinh tế TP.HCM, Trường đại học Cần Thơ, Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế.

Như vậy, so với các bảng xếp hạng đại học quốc tế, hai trường đại học non trẻ ở Việt Nam như Trường đại học Tôn Đức Thắng (công lập) và Trường đại học Duy Tân (tư thục) cũng nằm trong tốp đầu.

Tuổi đời trung bình của trường đại học để lọt vào top 100 là 34 năm. Tuy nhiên có sự phân hóa khá rõ nét là nhóm 1/3 các trường có thứ hạng cao nhất có tuổi đời trung bình là 48 năm, nhóm 1/3 ở giữa là 30, còn nhóm 1/3 ở cuối top 100 là 23 năm.

Tuy nhiên, một số trường đại học có tuổi đời thấp nhưng có thứ hạng cao như: Trường đại học Thủ Dầu Một (13 năm, thứ hạng 15), Trường đại học Thủ đô Hà Nội (8 năm, thứ hạng 34), Trường đại học Phenikaa (4 năm, thứ hạng 41), Học viện Tòa án (7 năm, thứ hạng 93).

Ngược lại, có một số trường có tuổi đời cao, song dường như có thứ hạng chưa tương xứng như: Trường đại học Y Hà Nội (77 năm, thứ hạng 29), Trường đại học Y Dược TP.HCM (75 năm, thứ hạng 49), Trường đại học Hải Phòng (63 năm, thứ hạng 78), Trường đại học Lâm nghiệp (53 năm, thứ hạng 90).

Bốn đại học và trường đại học đứng đầu bảng xếp hạng VNUR năm 2023 - Ảnh chụp màn hình

6 tiêu chuẩn và 17 tiêu chí xếp hạng các trường đại học

Bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2023 đã tiến hành rà soát tất cả 237 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam thông qua việc xử lý dữ liệu thông tin rất lớn, bao gồm các báo cáo ba công khai, các đề án tuyển sinh.

Bên cạnh đó là các dữ liệu về xếp hạng (ranking), kiểm định (accreditation), định hạng (rating) vào năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, QS, THE… QS Stars, UPM, dữ liệu của Web of Science trong giai đoạn 5 năm (2018-2022), dữ liệu về hoạt động khoa học công nghệ và sáng chế của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với nhiều thông tin được tham khảo có chọn lọc trên các trang web có liên quan.

Tổng cộng có 191 trường có đầy đủ số liệu để thực hiện xếp hạng. Việc xếp hạng được thực hiện thông qua chỉ số gồm 6 tiêu chuẩn và 17 tiêu chí được lựa chọn, phản ánh khá toàn diện các chức năng hoạt động cơ bản của các cơ sở giáo dục đại học như đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Mỗi trường trong top 100 đều được kèm theo bản giới thiệu tóm tắt về thành tựu nổi bật của mình. Những thông tin về xếp hạng còn được phân loại theo các loại hình công lập và tư thục, tỉnh/thành, vùng kinh tế, nhóm ngành đào tạo và các tiêu chuẩn xếp hạng.

VNUR tiến hành việc xếp hạng các trường đại học thông qua thu thập và xử lý số liệu theo 6 tiêu chuẩn, bao gồm 17 tiêu chí quan trọng, đảm bảo được sự đối sánh toàn diện và cân bằng nhất, qua đó đảm bảo độ tin cậy cao đối với học sinh, phụ huynh, doanh nghiệp, sinh viên đại học, cũng như các trường đại học và Chính phủ.

Ngoài các thông tin về xếp hạng chung, người đọc có thể tham khảo các khía cạnh xếp hạng trường đại học theo loại hình công lập hoặc tư thục, theo vùng/miền, theo tỉnh/thành, theo khối ngành và theo từng tiêu chuẩn.

Trường đại học top 1 Việt Nam là trường gì?

Tính trên bình diện Việt Nam, so với năm 2022, Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn giữ vị trí đầu bảng tại Việt Nam. Tiếp theo là Trường ĐH Duy Tân và ĐH Quốc gia Hà Nội cũng không thay đổi thứ hạng. ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Quốc gia Tp.

Trường đại học top 1 thế giới ở đâu?

Top trường đại học thế giới – 25 Đại học hàng đầu trong World University Ranking 2023.

Đại học Công nghiệp Hà Nội đứng thứ mấy cả nước?

Theo bảng xếp hạng, Đại học Công nghiệp Hà Nội đứng vị trí thứ 19 (tăng 4 bậc so với năm 2023) trên bảng xếp hạng toàn quốc với tổng số điểm 56,05, trong đó: Xếp hạng tiêu chuẩn chất lượng được công nhận: 13; Xếp hạng tiêu chuẩn dạy học: 40; Xếp hạng tiêu chuẩn công bố bài báo khoa học: 58; Xếp hạng tiêu chuẩn nhiệm vụ ...

Đại học Đà Lạt đứng thứ mấy Việt Nam?

Theo kết quả xếp hạng các trường đại học Việt Nam (Viet Nam's University Rankings – VNUR) năm 2024, Trường Đại học Đà Lạt được xếp thứ 33 trong Top 100 trường đại học tốt nhất ở Việt Nam hiện nay, và là trường có thứ hạng cao nhất ở vùng Tây Nguyên (Năm 2023, Trường Đại học Đà Lạt xếp hạng thứ 38).

Chủ đề