Tốc độ trung bình của tên lửa năm 2024

Báo Avia (Nga) đưa tin, quân đội CHND Trung Hoa gần đạt đến mức có thể triển khai dự án hệ thống tên lửa siêu thanh, sở hữu khả năng tác chiến ngang hàng với hệ thống tên lửa Avangard của quân đội Liên bang Nga.

Theo dữ liệu do truyền thông Trung Quốc cung cấp, trong khuôn khổ các cuộc thử nghiệm được thực hiện vào tháng 8 năm nay, quân đội Trung Quốc đã tăng tốc tên lửa siêu thanh lên tốc độ 19.720 km/h.

Tốc độ trung bình của tên lửa năm 2024

Hình ảnh cắt từ clip do trang Avia đăng tải.

Còn theo báo Nga, về cơ bản quân đội Trung Quốc có thể đã có tên lửa siêu thanh trong biên chế, nhưng các tên lửa siêu thanh được trang bị trước đó có bản chất khá chiến thuật, vì tầm bắn không vượt quá 3.000 km.

Song, các cuộc thử nghiệm hồi tháng 8 cho thấy, Trung Quốc đã thực sự bắt kịp Nga, tăng tốc tên lửa siêu thanh lên tốc độ đáng kinh ngạc.

Báo Nga ước chừng, tầm bay của tên lửa này là hơn 18 nghìn km - tuy tính toán này thấp hơn tuyên bố của truyền thông Trung Quốc nhưng đã đủ để vượt xa cả tên lửa Avangard của Nga.

Trước đó, trang Avia cũng công bố đoạn video, ghi lại cảnh một tên lửa siêu thanh được cho là của quân đội Trung Quốc đang thử nghiệm. Qua video, có thể thấy, vũ khí này thực sự sở hữu tốc độ siêu nhanh.

Về phía Trung Quốc, xét trên các phát ngôn chính thức, Bắc Kinh vẫn luôn phủ nhận thông tin về các cuộc thử nghiệm.

Quân đội Nga ngày 18/11 đăng tải đoạn video mà họ mô tả là ghi lại quá trình tên lửa Avangard của nước này được nạp vào bệ phóng.

Theo phía Nga, đây là một quá trình tương đối phức tạp cần nhiều kỹ năng. Chiếc xe chở tên lửa sẽ nâng vũ khí lên, đặt nó theo phương thẳng vào bệ phóng, rồi từ từ đưa nó vào trục phóng. Nga cần tới 40 người để thực hiện nhiệm vụ này.

Cảnh siêu tên lửa nhanh gấp 27 lần tốc độ âm thanh của Nga lên nòng

Takhir Magiyarov, một quan chức phụ trách mảng vũ khí, cho biết: "Việc nạp tên lửa là một quá trình phức tạp và tốn thời gian. Hơn 40 người tham gia vào quá trình này. Quá trình này mất hơn một giờ và sau khi hoàn tất, tên lửa sẽ vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Tổ hợp này là sản phẩm công nghệ cao và nó khác biệt đáng kể so với khí tài trước đó".

Bản chất Avangard là một thiết bị lướt siêu vượt âm được gắn trên một tên lửa có khả năng đẩy.

Truyền thông Nga nói rằng Avangard dường như đã bắt đầu được phát triển từ giữa năm 1980 và vụ thử đầu tiên được thực hiện vào năm 2004. Mọi thông tin về tên lửa này đều tuyệt mật cho tới khi Nga tiết lộ về sự tồn tại của nó. Các thông tin chưa được xác thực nói rằng thiết bị hạt nhân của tên lửa có thể mang lại sức công phá tương đương 2 megaton, mạnh mẽ vượt trội so với các đầu đạn hạt nhân hiện đại thông thường.

Sự góp mặt của Avangard được xem là sẽ khiến "thay đổi cuộc chơi" vì uy lực chưa thể cản phá của vũ khí này.

Nga bắt đầu biên chế Avangard từ năm 2019. Vào cùng năm, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cho biết tốc độ thực sự của tên lửa Avangard vượt ngoài sức tưởng tượng khi đạt tới mức 32.000km/h, tương đương với Mach 27. Con số này có nghĩa là tên lửa của Nga có thể bay nhanh gấp 27 lần tốc độ âm thanh.

Avangard có khả năng lướt qua bầu khí quyển, và tăng tốc lên tốc độ tối đa khi hồi quyển. Nó có khả năng thực hiện các linh động quỹ đạo bay để tránh bị phòng không đối thủ phát hiện.

Avangard dài 5,4m và nặng khoảng 2 tấn. Avangard có thể được tích hợp trên nhiều loại tên lửa đẩy, ví dụ RS-28 Sarmat - tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mạnh nhất của Nga. RS-28 Sarmat có thể mang tải trọng khoảng 10 tấn, 5 thiết bị lướt Avangard.

Ông Borisov cho rằng tính cơ động là một phần khiến cho Avangard trở thành một trong những mục tiêu khó cản phá nhất thế giới vào thời điểm hiện tại.

"Hầu như không có tên lửa nào có thể bắn hạ Avangard khi nó bay với tốc độ như vậy", ông Borisov nhấn mạnh.

Ông Borisov đồng thời tiết lộ rằng các hệ thống đối phương rất khó để đoán được đường đi tên lửa của Nga vì vậy "mọi tổ hợp phòng thủ tên lửa đều trở nên vô dụng" trước Avangard.

Ông Sergei Ivanov, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga, cho biết Avangard liên tục thay đổi hướng bay và cao độ khi di chuyển qua khí quyển, tạo thành một đường bay khiến hệ thống phòng thủ đối phương trở nên vô dụng vì không thể đoán biết vị trí thực tế của tên lửa.

Lầu Năm Góc có rất nhiều tên lửa hành trình trong kho vũ khí của mình, từ Tomahawk đã phục vụ lâu năm đến JASSM-ER mới. Nhưng một loại tên lửa mới sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2027 hoàn toàn khác: Tên lửa hành trình tấn công Hypersonic (HACM) mới sẽ bay nhanh hơn so với tốc độ đạt tới hiện tại tận 20 lần, khiến kẻ thù không đủ thời gian để thoát khỏi 'cơn thịnh nộ' của nó. HACM sẽ là vũ khí sản xuất hàng loạt đầu tiên sử dụng động cơ phản lực khí nén.

Các tập đoàn vũ khí Raytheon và Northrop Grumman đã giành được hợp đồng trị giá 985 triệu USD để phát triển tên lửa hành trình siêu vượt âm đầu tiên trên thế giới này. HACM, được phát triển cho Hoa Kỳ và Úc, là tên lửa hành trình siêu vượt âm phóng từ trên không được thiết kế để tấn công nhanh các mục tiêu trên mặt đất. Theo các điều khoản của hợp đồng, Lầu Năm Góc sẽ có những tên lửa hoạt động đầu tiên vào năm 2027.

Tốc độ trung bình của tên lửa năm 2024

Một chiếc F/A-18F Super Hornet của Lực lượng Không quân Hoàng gia Úc thực hiện chuyến bay trên không trong khuôn khổ Cuộc tập trận Nigrum Pugio vào ngày 14 tháng 10 năm 2020 tại Townsville, Australia. F / A-18F là một trong những máy bay sẽ mang tên lửa hành trình tấn công Hypersonic.

Vào năm 2020, Hoa Kỳ và Úc bắt tay cùng nhau thử nghiệm nghiên cứu chuyến bay tích hợp Southern Cross, hay còn gọi là SCIFiRE. Được đặt tên theo chòm sao xuất hiện trên quốc kỳ của Úc, SCIFiRE có ý định phát triển một hệ thống vũ khí siêu vượt âm được đẩy mạnh bằng khí nén, có thể phóng bằng máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom hiện có của Hoa Kỳ và Úc, bao gồm cả F / A-18 Super Hornet, F-35A Joint Strike Fighter, máy bay P-8A Poseidon, và các loại khác.

HACM là một loại vũ khí chiến thuật được thiết kế để sử dụng vào giai đoạn đầu của một cuộc xung đột quy mô lớn. "HACM sẽ cung cấp cho các chỉ huy của chúng tôi sự linh hoạt trong chiến thuật để sử dụng máy bay chiến đấu nhằm nắm giữ các mục tiêu có giá trị cao, nhạy cảm với thời gian, có nguy cơ rủi ro trong khi duy trì máy bay ném bom cho các mục tiêu chiến lược khác", Tham mưu trưởng Không quân Hoa Kỳ CQ Brown cho biết trong một tuyên bố của Lực lượng Không quân tuần trước .

Tên lửa hành trình truyền thống về cơ bản là máy bay không người lái. Giống như nhiều loại máy bay khác, động cơ phản lực cánh quạt cung cấp năng lượng cho tên lửa hành trình, đẩy chúng ở tốc độ cận âm. Tên lửa hành trình bay thấp để tránh sự phát hiện của radar và tốc độ cận âm giúp chúng bay thấp hơn và ôm sát mặt đất. Ví dụ, tên lửa hành trình Tomahawk bay ở độ cao từ 98 (gần 30m) đến 164 feet (khoảng 50m) với tốc độ cận âm 880km/h.

HACM là một vũ khí siêu vượt âm, có nghĩa là nó bay với vận tốc Mach 5 hoặc nhanh hơn — nhưng chúng ta vẫn không biết chính xác nó sẽ bay nhanh hơn bao nhiêu. Hầu hết các tên lửa vẫn còn trong bầu khí quyển, như tên lửa không đối không (tên lửa dẫn hướng được bắn từ một máy bay để tiêu diệt máy bay khác), đạt tốc độ khoảng Mach 3+. SCIFiRE có nguồn gốc từ chương trình HIFiRE trước đó, chương trình đã thử nghiệm một động cơ scramjet (động cơ phản lực hút không khí vào, khi cho phép dòng không khí chạy qua động cơ với tốc độ cao hơn cả tốc độ âm thanh) với tốc độ lên đến Mach 8.

HACM sẽ là hệ thống vũ khí hoạt động đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ phản lực khí nén. Giống như động cơ phản lực cánh quạt, máy bay phản lực hút oxy từ bầu khí quyển xung quanh để sử dụng làm nhiên liệu. Điểm khác biệt chính là : Nếu động cơ tuốc bin phản lực hút ôxy ở tốc độ cận âm thì động cơ phản lực khí nén hút ôxy ở tốc độ siêu vượt âm. Nhiều oxy hơn đồng nghĩa với việc cung cấp nhiều nhiên liệu hơn cho động cơ scramjet, giúp nó có thể đẩy tên lửa nhanh hơn. Theo NASA, động cơ scramjet phải hoạt động ở tốc độ ít nhất là Mach 15. Điều đó có nghĩa là khoảng 2640km/h, hoặc đủ nhanh để vòng quanh Trái đất trong khoảng hai giờ.

Tốc độ trung bình của tên lửa năm 2024

Nga cũng có vũ khí siêu thanh, Kinzhal, được mang theo máy bay đánh chặn MiG-31. Tuy nhiên, Kinzhal thực chất là một tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất Iskander được tái sử dụng như một vũ khí phóng từ trên không.

Vũ khí siêu thanh đang là điểm nóng mới trong chiến tranh. Hầu hết các cường quốc hạt nhân đều có vũ khí siêu thanh từ nửa thế kỷ trở lên, vì tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân di chuyển với tốc độ siêu thanh, tác động đến mục tiêu của chúng với vận tốc lên tới 15.000 dặm một giờ (khoảng 2640km/h). Và HACM vẫn còn là một bí ẩn mà thế giới còn nhiều điều chưa biết và thậm chí là mối bận tâm hàng đầu của các cường quốc quân sự khác bởi không biết nó thực sự bay nhanh như thế nào, hay bay bao xa. Tất cả những gì chúng ta biết là nó đủ nhỏ để mang theo bằng máy bay chiến đấu và sẵn sàng vào năm 2027.

Tốc độ nhanh nhất của tên lửa là bao nhiêu?

Vào cùng năm, Phó Thủ tướng Nga vào thời điểm đó Yuri Borisov cho biết tốc độ thực sự của tên lửa Avangard vượt ngoài sức tưởng tượng khi đạt tới mức 34.000km/h, tương đương với Mach 27. Con số này có nghĩa là tên lửa của Nga có thể bay nhanh gấp 27 lần tốc độ âm thanh.

Tên lửa kinzhal tốc độ bao nhiêu?

Kh-47M2 Kinzhal
Trần bay 20 km (65,617 ft)
Tốc độ Mach 10–Mach 12 (7.612–9.134 mph; 12.250–14.701 km/h)
Hệ thống chỉ đạo Hệ thống điều khiển quán tính kết hợp với định vị vệ tinh GPS hoặc GLONASS, điều khiển từ xa, dẫn hướng quang học và radar chủ động
Độ chính xác 1 mét

Kh-47M2 Kinzhal – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wikinull

Tên lửa bay bao nhiêu km h?

Các giai đoạn bay của tên lửa liên lục địa: Giai đoạn tăng tốc: từ 3 đến 5 phút sau khi rời bệ phóng (tên lửa dùng nhiên liệu rắn kết thúc giai đoạn này sớm hơn loại dùng nhiên liệu lỏng), tầm cao đạt được cuối giai đoạn này là 150 đến 400 km tùy thuộc vào quỹ đạo được lựa chọn, tốc độ đạt được khoảng 7 km/giây.

Tên lửa bắn xa nhất là bao nhiêu km?

Sarmat được cho là tên lửa có tầm bắn xa nhất và nặng nhất trong kho vũ khí hạt nhân của Nga. Tên lửa này được dự định thay thế cho tên lửa R-36M2 Voevoda đã lỗi thời. Tầm bắn của Sarmat ước tính ít nhất là 11.000 km.