Thuốc Acyclovir bôi môi giá bao nhiêu

Acyclovir bôi môi là một sản phẩm được các chuyên gia chỉ định sử dụng sau khi phun môi hoặc trong trường hợp môi xuất hiện mụn nước li ti gây ngứa ngáy, khó chịu. Vậy bạn đã biết về thuốc Acyclovir bôi môi hay chưa? Sử dụng như thế nào? Cùng Viện thẩm mỹ DIVA tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!

1. Acyclovir bôi môi là gì?

Acyclovir là một loại thuốc có khả năng kiềm hãm sự phát triển, lây lan của virus, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Thường được dùng để điều trị các loại bệnh như zona cấp tính, lở loét môi sau phun xăm, nổi mụn nước herpes, bệnh thủy đậu,…

Ngoài ra Acyclovir còn hỗ trợ giảm ngứa, giảm đau nhức, giúp vết thương nhanh lành, phục hồi tốt hơn và tránh lây lan rộng ra những vùng da lân cận.

Thuốc Acyclovir được điều chế ở dưới dạng viên nén, thuốc uống hoặc kem bôi ngoài da dạng tuýp, thuốc mỡ,… sử dụng trong từng trường hợp viêm nhiễm khác nhau. Đối với Acyclovir bôi môi sẽ được sử dụng nhiều trong phun xăm thẩm mỹ hoặc trường hợp môi bị mụn nước, lở loét.

Thuốc Acyclovir bôi môi sẽ làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cũng như điều trị tình trạng môi bị lở loét, mưng mủ, thúc đẩy quá trình lành môi mà không làm ảnh hưởng đến hiệu quả lên màu.

Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định uống thuốc kháng sinh Acyclovir 400mg để giúp kết quả điều trị tăng cao hơn và nhanh hơn. Lưu ý, khi sử dụng Acyclovir sẽ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thuốc Acyclovir bôi môi làm giảm ngứa ngáy cũng như điều trị tình trạng môi bị lở loét, mưng mủ

2. Sau phun thì dùng Acyclovir có bôi môi được không?

Acyclovir bôi môi là một sản phẩm thuốc mỡ thông thường nên rất nhiều chị em băn khoăn sau khi phun môi thì có sử dụng liền được hay không? Theo chuyên gia Viện thẩm mỹ DIVA, sau khi phun môi thường chỉ định các loại thuốc như Tetracyclin, Chlorocina – H,… giúp đẩy nhanh quá trình khô môi, bong vảy và phục hồi tổn thương môi sau phun.

Còn Acyclovir bôi môi chỉ được sử dụng trong trường hợp môi sau phun bị nổi mụn nước, viêm nhiễm, lở loét, phồng rộp,… nhằm kiểm soát các vết thương, tránh lây lan sang những vùng khác.

Đặc biệt phải sử dụng Acyclovir bôi môi đúng cách nếu không sẽ khiến môi bị thâm, màu lên không chuẩn xác.

Sử dụng Acyclovir sau phun môi không có dấu hiệu viêm nhiễm sẽ gây thâm môi, lên màu không chuẩn xác

3. Cách bôi Acyclovir sau phun môi

Như đã chia sẻ, khi dùng Acyclovir bôi môi sẽ cần áp dụng đúng phương pháp, đúng cách để tránh ảnh hưởng đến kết quả sau phun môi.

Bước 1: Rửa sạch tay trước khi dùng Acyclovir để tránh gây nhiễm trùng các vùng da lân cận.

Bước 2: Vệ sinh môi với nước muối sinh lý, lau khô môi.

Bước 3: Sử dụng tăm bông lấy một lượng nhỏ thuốc Acyclovir.

Bước 4: Thoa trực tiếp vào vùng môi có mụn nước, vết lở loét, không thoa toàn bô môi.

Dùng Acyclovir bôi môi đúng cách để tránh ảnh hưởng đến kết quả sau phun môi

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Acyclovir bôi môi

Để đảm bảo hiệu quả điều trị một cách tốt nhất cũng như hạn chế những rủi ro không mong muốn trong quá trình sử dụng Acyclovir bôi môi, bạn cần lưu ý thêm một số điều sau đây:

– Sử dụng Acyclovir bôi môi đúng liều lượng, đúng tần suất cũng như đúng vị trí cần điều trị. Trung bình 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 4 tiếng và không dùng vào ban đêm.

Dùng liên tục trong vòng 5 ngày, nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm thì kéo dài thêm khoảng 5 ngày nữa. Nhưng nếu môi vẫn bị lở loét, viêm nhiễm thì nên ngưng sử dụng và đến thăm khám bác sĩ.

– Có thể sử dụng kết hợp Acyclovir đường uống, tuy nhiên phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và đặc biệt không dùng quá 400mg. Thuốc uống sẽ giúp vùng môi sau phun bị tổn thương nhanh lành hơn, đồng thời kiểm soát tình trạng ngứa rát, giảm hiện tượng lây lan cho đến khi các nốt mụn nước xẹp hẳn.

Kết hợp sử dụng Acyclovir đường uống đến khi mụn nước xẹp hẳn

– Khi dùng Acyclovir bôi môi, bạn cần bổ sung thật nhiều nước cho cơ thể để tránh trường hợp mất nước, môi khô bong tróc, ảnh hưởng quá trình điều trị.

– Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng thuốc Acyclovir bôi môi hoặc đường uống.

– Người có tiền sử dị ứng với một số thành phần của Acyclovir bôi môi thì không nên sử dụng. Nếu xuất hiện triệu chứng sưng tấy, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy,… thì nên ngưng dùng thuốc ngay và đến thăm khám với bác sĩ.

– Chỉ bôi chính xác vùng có mụn nước, vết lở loét, cẩn thận để tránh thuốc dính vào các vùng da lành, niêm mạc, âm đạo,… dẫn đến tình trạng kích ứng, viêm nhiễm.

– Một số tác dụng phụ khi dùng Acyclovir bôi môi quá liều lượng có thể kể đến như: co giật, ảo giác, tiểu ít và rát hơn bình thường,… Khi đó bạn sẽ cần ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám nhé!

Chỉ bôi Acyclovir chính xác vùng có mụn nước, vết lở loét

Acyclovir bôi môi giá bao nhiêu? Tùy thuộc vào từng loại thuốc Acyclovir mà bạn sử dụng, thường có mức giá khá rẻ và dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc tây. Thường là loại kem Acyclovir STELLA (STADA) Cream (5g).

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu về loại kem Acyclovir bôi môi của Nhật Bản, tuýp thuốc này sẽ có giá cao hơn một chút. Tùy vào nhu cầu của bạn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn nhé!

Điều đặc biệt cần lưu ý chính là bạn nên chú ý vào quá trình chăm sóc môi tại nhà sau khi phun để tránh tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng và hạn chế sử dụng Acyclovir bôi môi khi không cần thiết.

Ngoài ra, việc lựa chọn một cơ sở phun môi uy tín, chất lượng sẽ đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất sau khi thực hiện đó nhé!

Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về thuốc Acyclovir bôi môi, khắc phục các tình trạng môi sau phun bị tổn thương, nổi mụn nước hoặc lở loét. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ điều gì thắc mắc về dịch vụ phun môi tại Viện thẩm mỹ DIVA, xin vui lòng liên hệ qua số hotline 1900 2222 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Acyclovir stada thuộc nhóm thuốc kê đơn, trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn, có tác dụng điều trị cho bệnh nhân gặp tình trạng nhiễm khuẩn do virus. Hiện nay thường thấy Acyclovir stada xuất hiện trong liệu trình điều trị thủy đậu, điều trị nhiễm virus Herpes zoster.

Acyclovir stada là chế phẩm được nghiên cứu và sản xuất tại chi nhánh Công ty TNHH LD Stada-Việt Nam. Công ty TNHH LD Stada-Việt Nam là đơn vị đăng ký thuốc, chịu trách nhiệm về chất lượng và phân phối thuốc trên thị trường. Hiện nay Acyclovir stada đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên thị trường.

Số đăng ký: VD-26553-17

Thành phần và hàm lượng: Acyclovir với hàm lượng 200 mg. Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm với hàm lượng khác nhau, ví dụ như 400 mg, 800 mg. Tá dược vừa đủ mỗi viên: Microcrystallin Cellulose, Tinh Bột Natri Glycolat, Copovidon, Colloidal Silica Khan, Magnesi Stearate.

Dạng bào chế: Viên nén với hàm lượng 200, 400 hoặc 800mg.

Quy cách đóng gói: Mỗi hộp gồm 5 hoặc 10 vỉ, mỗi vỉ chứa 5 viên nén.

Ngoài ra còn có dạng Acyclovir Stada Cream sử dụng bôi ngoài da.

Acyclovir dạng bôi ngoài da

Acyclovir là một dẫn chất của purin nucleosid, có tác dụng ức chế quá trình hoạt động của các loại virus như Herpes simplex (tác dụng trên cả type 1 và type 2 của loại virus này), Varicella zoster. Acyclovir là một hoạt chất có tính chọn lọc cao, sau khi vào cơ thể, dưới tác động của các loại enzyme, Acyclovir chuyển hóa thành dạng Acyclovir monophosphate, Acyclovir diphosphate và Acyclovir triphosphate. Acyclovir triphosphate là chất cuối cùng thể hiện tác dụng khi ức chế quá trình cạnh tranh với enzyme ADN polymerase của virus, khiến bất hoạt enzyme này và kết thúc sớm quá trình tổng hợp DNA của virus, khiến virus không thể phát triển và bị tiêu diệt trong cơ thể.

Ảnh hưởng của Acyclovir tới các loại virus khác nhau là khác nhau. Acyclovir thể hiện hoạt tính mạnh nhất đối với virus Herpes simplex type 1 và yếu hơn đối với Herpes simplex type 2 và Varicella zoster. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng Acyclovir cũng có tác dụng trên Epstein Barr va Cytomegalovirus nhưng không rõ rệt.

Thuốc Acyclovir Stada 800mg

Xem thêm: Thuốc Tamiflu 75mg: chỉ định, liều dùng cho trẻ em và người lớn, giá bán

Acyclovir stada có tác dụng trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn, ức chế quá trình tổng hợp chuỗi DNA trong virus, từ đấy làm ức chế quá trình sinh trưởng và phát triển của virus trong cơ thể bệnh nhân.

Acyclovir stada được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp:

  • Bệnh nhân gặp tình trạng nhiễm virus herpes simplex type 1 và type 2 lần đầu hoặc bệnh nhân bị tái phát nhiễm virus tại các bộ phận như niêm mạc, da, mắt.
  • Bệnh nhân gặp tình trạng viêm miệng, viêm lợi, viêm bộ phận sinh dục, viêm giác mạc do nhiễm virus hoặc ký sinh trùng.
  • Bệnh nhân bị nhiễm virus Varicella Zoster, mắc các bệnh lý như Zona mắt, thủy đậu.
  • Chỉ định sử dụng dự phòng cho trường hợp dễ bị viêm tại niêm mạc da, mắt.

Acyclovir stada được bào chế dạng viên nén, được dùng bằng đường uống. Bác sĩ khuyến cáo sử dụng Acyclovir stada càng sớm càng tốt khi nhận thấy các triệu chứng liên quan tới bệnh. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Sử dụng Acyclovir stada sau bữa ăn để tăng hấp thu của hoạt chất và tránh bị kích ứng tại niêm mạc dạ dày.
  • Uống thuốc nguyên viên, không bẻ đôi hay nhai vỡ viên thuốc khi sử dụng, tránh làm ảnh hưởng tới quá trình giải phóng dược chất, làm giảm hiệu quả điều trị. Trong trường hợp bệnh nhân khó nuốt thì nên lựa chọn dạng bào chế khác phù hợp hơn.
  • Uống thuốc cùng nước lọc. Không nên dùng chung với nước hoa quả, sữa.
  • Tuân thủ điều trị trong suốt liệu trình điều trị để đạt được hiệu quả tối ưu.
Các loại Thuốc Acyclovir Stada

Liều dùng:

  • Liều dùng điều trị nhiễm virus Herpes simplex, herpes sinh dục: Mỗi ngày sử dụng 5 lần, mỗi lần dùng 200 mg Acyclovir, các liều cách nhau tối thiểu 4 giờ. Thời gian điều trị kéo dài từ 5 cho đến 10 ngày.
  • Đối với những bệnh nhân kém hấp thu hoặc suy giảm hệ miễn dịch ở mức độ nghiêm trọng cần hiệu chỉnh liều phù hợp: Mỗi ngày sử dụng 5 lần, mỗi lần dùng 400 mg Acyclovir, các liều cách nhau tối thiểu 4 giờ. Thời gian điều trị kéo dài 5 ngày.
  • Liều dự phòng cho người bị tái phát nhiễm virus (ít nhất 6 lần/năm): Mỗi ngày sử dụng 800 mg Acyclovir, chia đều làm 2 hoặc 4 lần trong ngày. Sau mỗi đợt sử dụng dự phòng cần theo dõi trong vòng 6- 12 tháng để đánh giá kết quả.
  • Liều dự phòng cho người tái phát thưa (ít hơn 6 lần trong 1 năm): Mỗi ngày sử dụng 5 lần, mỗi lần dùng 200 mg Acyclovir, các liều cách nhau tối thiểu 4 giờ. Sử dụng càng sớm càng tốt, ngay khi có triệu chứng của bệnh.
  • Liều dự phòng nhiễm HSV ở người bị suy giảm hệ thống miễn dịch: mỗi ngày sử dụng 4 lần, mỗi lần từ 200- 400 mg Acyclovir.

Liều điều trị nhiễm HSV ở mắt:

  • Liều điều trị viêm giác mạc: Mỗi ngày sử dụng 5 lần, mỗi lần dùng 400 mg Acyclovir, các liều cách nhau tối thiểu 4 giờ. Thời gian điều trị kéo dài 10 ngày.
  • Liều dự phòng tái phát viêm giác mạc: Mỗi ngày dùng 800 mg Acyclovir, chia làm 2 lần trong ngày.
  • Liều sử dụng trong trường hợp phẫu thuật mắt: Mỗi ngày dùng 800 mg Acyclovir, chia làm 2 lần trong ngày.

Liều điều trị Zona: Mỗi ngày sử dụng 5 lần, mỗi lần dùng 800 mg Acyclovir, các liều cách nhau tối thiểu 4 giờ. Thời gian điều trị kéo dài từ 5 cho đến 10 ngày.

Liều điều trị thủy đậu:

  • Đối với người lớn: Mỗi ngày sử dụng 4-5 lần, mỗi lần dùng 800 mg Acyclovir, các liều cách nhau tối thiểu 4 giờ. Thời gian điều trị kéo dài từ 5 cho đến 7 ngày.
  • Đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Mỗi ngày sử dụng 4 lần, mỗi lần dùng 800 mg Acyclovir.
  • Đối với trẻ em từ 2 cho đến 5 tuổi: Mỗi ngày sử dụng 4 lần, mỗi lần dùng 400 mg Acyclovir.

Liều điều trị đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận: Liều cần hiệu chỉnh dựa theo mức độ nghiêm trọng của chức năng thận. Dựa theo chỉ số độ thanh thải creatinin của bệnh nhân:

  • Trên 80 ml/phút: không cần hiệu chỉnh liều
  • 50-80 ml/phút: Mỗi ngày dùng 200- 800 mg Acyclovir, các liều cách nhau từ 6 cho đến 8 giờ.
  • 25-50 ml/phút: Mỗi ngày dùng 200- 800 mg Acyclovir, các liều cách nhau từ 8 cho đến 12 giờ.
  • 10-25 ml/phút: Mỗi ngày dùng 200- 800 mg Acyclovir, các liều cách nhau từ 12 cho đến 24 giờ.
  • Dưới 10 ml/phút: Mỗi ngày dùng 200- 400 mg Acyclovir, các liều cách nhau 24 giờ.
Chi tiết vỉ thuốc Acyclovir Stada

Không sử dụng cho người có tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào có trong thuốc.

Trong quá trình điều trị bằng Acyclovir stada có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:

  • Tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh: chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, co giật, hôn mê, rối loạn ngôn ngữ.
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy).
  • Tác dụng không mong muốn trên da và mô dưới da: hồng ban đa dạng, ngứa, mề đay, phù mạch, tăng nhạy cảm với ánh sáng, rụng tóc.
  • Tác dụng không mong muốn trên toàn thân: mệt mỏi, sốt.
  • Tác dụng không mong muốn khác: khó thở, tăng nồng độ bilirubin, tăng men gan, vàng da, viêm gan.
  • Các triệu chứng trên xuất hiện ở mức độ nhẹ và không nghiêm trọng. Nếu chúng trở nên nghiêm trọng hoặc bệnh nhân nhận thấy các biểu hiện bất thường khác thì nên thông báo cho bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Trong quá trình sử dụng Acyclovir stada cần chú ý một số điểm sau:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận và suy giảm hệ thống miễn dịch ở mức độ nặng.
  • Theo dõi khi chỉ định điều trị Acyclovir stada cho người cao tuổi.
  • Acyclovir stada gây buồn ngủ và lơ mơ khi sử dụng, không nên sử dụng trong quá trình lái xe hoặc vận hành máy móc nặng.
  • Để xa tầm tay trẻ em, trẻ uống nhầm có thể gây rối loạn tiêu hóa.
  • Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C.
  • Tránh để thuốc ở nơi ẩm ướt, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
  • Trong trường hợp viên thuốc bị chảy nước, mốc, đổi màu thì nên ngưng sử dụng.
Chi tiết hộp thuốc Acyclovir Stada

Sử dụng đồng thời Acyclovir stada cùng với 1 số chế phẩm khác có thể gây tương tác bất lợi, làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của dược chất, làm giảm tác dụng điều trị hoặc tăng độc tính của thuốc:

  • Acyclovir stada và Zidovudine gây buồn ngủ, tinh thần rơi vào trạng thái không tỉnh táo.
  • Acyclovir stada và Probenecid: làm giảm quá trình thải trừ của Acyclovir ra khỏi cơ thể.
  • Acyclovir stada và  Amphotericin B, Ketoconazol: tăng tác dụng điều trị.
  • Acyclovir và Cyclosporin: tăng tác dụng không mong muốn trên chức năng thận.
  • Acyclovir và Mycophenolate mofetil: tăng nồng độ Acyclovir trong máu.

Bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ điều trị về tình trạng sử dụng thuốc của bản thân (bao gồm cả thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, vitamin) để hạn chế được các tương tác thuốc bất lợi xảy ra.

Hiện nay chưa có đầy đủ bằng chứng an toàn ảnh hưởng của Acyclovir stada tới thai nhi và trẻ sơ sinh. Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng Acyclovir stada cho phụ nữ đang trong thai kỳ và phụ nữ đang cho con bú.

  • Thuốc Acyclovir Stada 200mg có giá 40.000 đồng.
  • Acyclovir Stada 400mg có giá 90.000 đồng.
  • Acyclovir Stada 800mg có giá 140.000 đồng.
  • Acyclovir Stada Cream có giá 20.000 đồng

Giá cả có thể được điều chỉnh ở các nhà thuốc và khu vực khác nhau.

Hiện nay chế phẩm Acyclovir stada được phân phối và bày bán tại nhiều hệ thống các nhà thuốc trên cả nước. Độc giả có nhu cầu sử dụng Acyclovir stada có thể tìm mua dễ dàng tại các nhà thuốc. Khảo sát thị trường nhận thấy sự tồn tại của các lô hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của bệnh nhân.

Khách hàng nên mua tại các nhà thuốc uy tín như nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Bimufa,… Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới số hotline 0333.40.50.80 của nhà thuốc để được tự vấn nhanh chóng.

Video liên quan

Chủ đề