Thành phố buôn ma thuột có bao nhiêu phường năm 2024

Nghị định 08/CP ngày 21/01/1995 về việc thành lập thành phố Buôn Ma Thuột và điều chỉnh địa giới hành chính giữa thành phố với các huyện Cư Jút, Ea Súp, Krông Pắc thuộc tỉnh ĐắkLắc

Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk đang đang lấy ý kiến các đơn vị để sáp nhập một số xã, mở rộng TP Buôn Ma Thuột

"Khi các cơ quan liên quan trả lời đầy đủ, đơn vị sẽ tổng hợp, tổ chức cuộc họp để thống nhất phương án mở rộng địa giới hành chính TP Buôn Ma Thuột" – vị này cho biết thêm.

Trước đó, Sở Nội vụ Đắk Lắk có phương án dự thảo lần 3 về việc mở rộng địa giới hành chính TP Buôn Ma Thuột gửi các sở, ngành xin ý kiến.

Theo phương án dự thảo, Sở Nội vụ Đắk Lắk đề xuất sáp nhập các xã Cư Suê, Cuôr Đăng (huyện Cư M'gar) và Hòa Đông (huyện Krông Pắk) và hơn 10 km2 của buôn Kroa A (xã Ea Drơng, huyện Cư M'gar) vào địa giới hành chính TP Buôn Ma Thuột. Tổng diện tích các đơn vị nêu trên khoảng 127 km2, quy mô dân số gần 40.000 người.

Đến nay, Sở TN-MT tỉnh Đắk Lắk đã đồng ý với Sở Nội vụ về phương án mở rộng địa giới hành chính TP Buôn Ma Thuột.

TP Buôn Ma Thuột hiện có diện tích tự nhiên là 37.718 ha gồm 21 xã, phường với dân số khoảng 485.000 người.

Vùng đất này nổi tiếng với những rừng mưa nhiệt đới và hương vị café nổi tiếng, nền văn hóa ÊĐê, M'Nông được lưu tồn. Tuy nhiên Rừng hiện nay có tỉ lệ che phủ thực tế rất thấp. Rừng bị tàn phá kiệt quệ bởi các nông lâm trường. Nguồn tài nguyên đất đai đang bị khai thác quá mưc, sự xói mòn đất và rủa trôi diễn ra thường xuyên. Diện tích đất (đvt: Ha), khối lượng đất (đvt: m3)rất lớn. Vấn đề bóc lột tài nguyên và suy thoái tài nguyên chưa thực sự giành được sự chú ý.

Sơ sử:

Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do A Ma Thuột làm tù trưởng. Năm 1904, Vùng cao Nguyên chính thức được chính quyền liên bang Đông Dương sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam, Tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Đôn được người Pháp chọn làm cơ quan hành chính tỉnh, về sau cơ quan hành chính tỉnh được chuyển lên Buôn Ma Thuột (Ban Mê Thuột)

Ngày 5 tháng 6 năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ ra Quyết định thành lập thị xã Ban Mê Thuột. Tên gọi Ban Mê Thuột được đổi thành Buôn Ma Thuột sau khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.

Năm 1995, Thị xã Buôn Ma Thuột được xếp hạng thành phố, mức phân hạng đô thị: đô thị hạng 3. Năm 2005 được nâng hạng: đô thị hạng 2.

Diện tích, dân số (Năm 2005)

Thành phố rộng khoảng 370 km², dân số 340.000 người. Diện tích trung tâm khoảng 50 km². Dân số nội thị khoảng 230.000 người. Thành phố có 43.469 người Ê Đê, sinh sống tại 33 buôn, trong đó có 7 buôn trong trung tâm. Số lượng người Kinh di cư năm 1954 tăng đáng đáng kể đã làm tăng dân số của Buôn Ma thuột

Vị trí

Buôn Ma Thuột có độ cao trung bình 536 m (1.608 ft). Buôn Ma Thuột cách Hà Nội 1.410 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, Là một thành phố có nhiều đồn điền, nông trường xung quanh.

Hành chính

Buôn Ma Thuột có 13 phường, 8 xã. Có 7 buôn (làng) Ê Đê trong trung tâm.Người Ê Đê vẫn còn lưu tồn được bản sắc văn hóa trong lòng thành phố. Thành phố Buôn Ma Thuột được phân hạng thành 3 khu vực theo tiêu chuẩn phân hạng khu vực miền núi:

* Khu vực I-Miền núi: Phường Thống Nhất, phường Thắng Lợi, phường Tân Lập, phường Tân Tiến, phường Tân Thành, phường Thành Công, phường Tự An , xã Hoà Thắng.

* Khu vực I-Vùng Cao: Phường Ea Tam, phường Khánh Xuân, phường Tân Hoà, phường Tân An, phường Tân Lợi, phường Thành Nhất, xã Hoà Khánh và xã Hoà Thuận.

* Khu vực II-Vùng Cao: Xã Cư Eabua, xã Eatu, xã EaKao, xã Hoà Xuân, xã Hoà Phú.

Giao thông

Đường bộ

* Quốc lộ 14 : Hướng Bắc đi Pleiku (195 km), Kon Tum (244 km), Đà Nẵng, Hướng Nam đi ĐăkNông, Bình Phước, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh (350 km). * Quốc lộ 26 : Hướng Đông đi Ninh Hòa, Nha Trang (198 km). * Quốc lộ 27 : Hương Đông đi Đà Lạt (193 km).

Đường không

Trước năm biến cố 1975: Buôn Ma thuột có 2 sân bay (phi trường): Phi trường L19, Phi trường Phụng Dực. Phi trường Phụng Dực hiện nay được đổi trên thành Cảng hàng không Buôn Ma Thuột. Phi trường L19 được phá hủy.

Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, trực thuộc Cụm cảng hàng không miền Nam. Các tuyến bay chính gồm:

* Buôn Ma Thuột - Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh * Buôn Ma Thuột - Đà Nẵng, Đà Nẵng * Buôn Ma Thuột - Nội Bài, Hà Nội

Kinh tế-Xã hội

Kinh tế - xã hội Buôn Ma thuột có những biến động trng từng giai đoạn lích sử. Ban đầu Buôn Ma Thuột là một thị xã miền núi kém phát triển. Hiện nay (2005) Buôn Ma Thuột đang phát triển, với tỉ trọng ngành nông nghiệp chiếm phần lớn trong chỉ tiêu tổng sản xuất quốc gia GDP và tổng sản xuất thuần thuần GNP của thành phố.