Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến không thành công với đối tượng nào dưới đây

Đang tải dữ liệu ...

Kiểm tra

Thảo luận

Luyện tập lại

Câu hỏi kế tiếp

Báo lỗi

Luyện tập ngay

Trong nuôi cấy mô tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Tiết kiệm được diện tích nhân giống.
  2. Được sử dụng để tạo nguồn biến dị.
  3. Có thể tạo một số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.
  4. Có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Ở thực vật, muốn tạo cành tứ bội trên cây lưỡng bội người ta đã dùng bông tẩm dung dịch hóa chất quấn vào đỉnh sinh trưởng của cành cây đó. Loại hóa chất được sử dụng là gì?

  1. 5BU.
  2. Cônxisin.
  3. EMS
  4. NMU.

Trong sản xuất, người ta ứng dụng đột biến tam bội để

  1. tạo quả không hạt.
  2. thu cơ quan sinh sản.
  3. tạo ra các vật nuôi có kích thước lớn, cho nhiều thịt, trứng, sữa.
  4. khắc phụ hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa.

Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô tế bào được dựa trên

  1. sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.
  2. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ.
  3. sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân,
  4. sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong giảm phân.

Trong nuôi cấy môtế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Tiết kiệm được diện tích nhân giống.
  2. Được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp.
  3. Có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.
  4. Có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Cho các thành tựu sau:

(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

(2) Tạo giống dâu tằm tứ bội.

(3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β-carôten trong hạt.

(4) Tạo giống dưa hấu đa bội.

Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là gì?

  1. (2) và (4).
  2. (1) và (3).
  3. (3) và (4).
  4. (1) và (2).

Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là

  1. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
  2. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.
  3. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.
  4. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến nào?

  1. Lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể.
  2. Mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.
  3. Lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.
  4. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Trong chọn giống cây trồng, hoá chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là gì?

  1. NMU.
  2. Cônsixin.
  3. EMS.
  4. 5BU.

Giống "táo má hồng" được tạo ra bằng phương pháp xử lý vớitác nhân gây đột biến nào sau đây?

  1. Cônsixin.
  2. EMS.
  3. 5-BU.
  4. NMU.

Cơ thể đa bội có thể được phát hiện bàng phương pháp nào dưới đây là chính xácnhất?

  1. Đánh giá thông qua khả năng sinh sản.
  2. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng kéo dài.
  3. Quan sát về đếm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào dưới kính hiển vi.
  4. Dựa vào sự quan sát về kiểu hình.

Sử dụng đột biến nhân tạo hạn chế ở đối tượng nào sau đây?

  1. Nấm.
  2. Cây trồng.
  3. Vi sinh vật.
  4. Vật nuôi.

Ở thực vật, thể tam bội 3n được tạo ra bằng cách nào sau đây?

  1. Dùng cônsixin tác động trực tiếp lên cơ thể thực vật.
  2. Dùng cônsixin tác động trực tiếp lên hợp tử.
  3. Lai 2 cây bố mẹ 3n với nhau.
  4. Lai cây bố mẹ 2n với 4n.

Để khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa của thực vât người ta sử dụng phương pháp

  1. lai cải tiến.
  2. tự thụ phấn.
  3. thụ phấn bằng phấn hoa hỗn hợp của nhiều loài.
  4. gây đột biến đa bội.

Trong chọn giống thực vật, người ta chiếu tia phóng xạ với cường độ, liều lượng thích hợp lên bộ phận nào sau đây của cây để gây đột biến ở giao tử?

  1. Hạt khô.
  2. Hạt nảy mầm.
  3. Hạt phấn, bầu nhụy.
  4. Đỉnh sinh trưởng của thân.

Trong chọn giống hiện đại, nguồn nguyên liệu chủ yếu nhất để chọn lọc là gì?

  1. Đột biến gen.
  2. Đột biến cấu trúc NST.
  3. Đột biến số lượng NST.
  4. Biến dị tổ hợp.

Ở thực vật, trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n đã nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành, bộ NST không phân li. Nếu hiện tượng này xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ tạo thành

  1. cơ thể tam bội.
  2. cơ thể tứ bội.
  3. cành cây (ngay vị trí đột biến) tam bội.
  4. cành cây (ngay vị trí đột biến) tứ bội.

Trong chọn giống thực vật, việc chiếu xạ thường không được thực hiện bộ phận nào sau đây của cây để gây đột biến?

  1. Hạt khô.
  2. Hạt nảy mầm.
  3. Rễ.
  4. Đỉnh sinh trưởng của thân.

Lai xa được sử dụng phổ biến trong chọn giống cây trồng sinh sản sinh dưỡng là do

  1. hạt phấn của loài này có thể nẩy mầm trên vòi nhụy của loài kia.
  2. có thể khắc phục hiện tượng bất thụ bằng phương pháp gây đa bội chẵn.
  3. có thể duy trì nhưng đặc tính tốt của cây lai F1 qua sinh sản sinh dưỡng.
  4. cây trồng đa số là lưỡng tính.

Thểđa bội ít gặp ở động vật là do

  1. đa số các động vật không có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
  2. động vật không tạo được giao tử có khả năng sống và thụ tinh.
  3. trong thiên nhiên động vật ít khi bị đột biến hơn so với thực vật.
  4. cơ chế xác định giới tính bị rối loạn ảnh hưởng đến qúa trình sinh sản.

Dung dịch cônxisin 0,1% - 0.2% khi thấm vào mô đang phân bào sẽ

  1. cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho NST nhân đôi nhưng không phân li.
  2. tạo thành thoi vô sắc làm cho NST nhân đôi và phân li.
  3. gây đột biến cấu trúc NST.
  4. cản trở tế bào trải qua các kì của phân bào.

Ở cây trồng, người ta sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo nào để gây đột biến ở cành cây?

  1. Ngâm hạt khô trong dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp.
  2. Ngâm hạt nảy mầm trong dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp.
  3. Tiêm dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp vào bầu nhụy
  4. Quấn bông có tẩm dung dịch hóa chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi.

Ở thực vật, trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n đã nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành, bộ NST không phân li. Nếu hiện tượng này xảy ra ở đỉnh sinh trưởng của 1 cành cây sẽ tạo thành

  1. cơ thể tam bội.
  2. cơ thể tứ bội.
  3. cành cây (ngay vị trí đột biến) tam bội.
  4. cành cây (ngay vị trí đột biến) tứ bội.

Có nhiều giống mới được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo. Để tạo ra được giống mới, ngoài việc gây đột biến lên vật nuôi và cây trồng thì không thể thiếu công đoạn nào sau đây?

  1. Lai giữa các cá thể mang biến dị đột biến với nhau.
  2. Sử dụng kĩ thuật di truyền để chuyển gen mong muốn.
  3. Chọn lọc các biến dị phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
  4. Cho sinh sản để nhân lên thành giống mới.

Trong chọn giống thực vật, việc chiếu xạ để gây đột biến nhân tạo thường không được thực hiện ở cơ quan nào dưới đây?

  1. Rễ.
  2. Hạt phấn, bầu nhụy.
  3. Hạt khô, hạt nảy mầm.
  4. Đỉnh sinh trưởng của thân.

Các phương pháp lai ít được sử dụng trong chọn giống vi sinh vật vì

  1. đa số vi sinh vật không có quá trình sinh sản hữu tính hoặc quá trình đó chưa được biết rõ.
  2. vi sinh vật là loài tự thụ.
  3. vi sinh vật sinh sản quá nhanh.
  4. tất cả các vi sinh vật đều sinh sản vô tính.

Phương pháp gây đột biến ít có hiệu quả với đối tượng

  1. cây trồng.
  2. gia súc, gia cầm.
  3. vi sinh vật.
  4. nấm men.

Để tạo cây trồng có năng suất cao, chống chịu tốt, không hạt, người ta thường dùng loại đột biến nào sau đây?

  1. Đột biến gen.
  2. Thể tam nhiễm.
  3. Thể đa bội.
  4. Thể dị bội.

Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của tia tử ngoại?

  1. Không có khả năng xuyên sâu.
  2. Có khả năng ion hóa khi xuyên qua các tổ chức và tế bào sống.
  3. Có bước sóng ngắn.
  4. Có khả năng gây đột biến gen và đột biến NST.

Để gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học ở cây trồng, người ta không dùng cách nào sau đây?

  1. Tiêm dung dịch hóa chất vào bầu nhụy.
  2. Tiêm dung dịch hóa chất vào thân cây.
  3. Quấn bông có tẩm dung dịch hóa chất lên đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi.
  4. Ngâm hạt khô hoặc hạt đang nẩy mầm trong dung dịch hóa chất.