Tại sao tiêm vaccine ở bắp tay

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • (4-hydroxybutyl) azanediyl) bis (hexan-6,1-diyl) bis (2- hexyldecanoat)
  • 2 - [(polyetylen glycol) -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol (PEG) 2000 dimyristoyl glycerol (DMG)
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HBCD)
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

  • Đau cánh tay là phản ứng bình thường sau khi tiêm vaccine COVID-19.

  • Có nhiều lý do khiến tay bạn bị đau nhức sau khi tiêm, bao gồm phản ứng của hệ miễn dịch và phần cơ nơi kim tiêm đi vào bị viêm.

  • Cử động cánh tay thường xuyên và dùng khăn ướt xoa nhẹ sẽ giúp giảm đau mỏi.

Vaccine COVID-19 khiến nhiều người e ngại vì những phản ứng phụ sau khi tiêm. Một trong những phản ứng phổ biến nhất chính là cánh tay nhức mỏi, đặc biệt là ở phần bắp tay chỗ bị tiêm.

Bạn có thể đã nghe nhiều người kể về cánh tay nhức mỏi, không thể hoạt động trong 1 đến 2 ngày sau tiêm.

Vậy tại sao cánh tay lại bị đau nhức sau khi tiêm? Đằng sau phản ứng này là một cơ chế phức tạp hơn bạn tưởng về hệ miễn dịch. Tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây để biết cách khắc phục và trải qua nó tốt hơn nhé!

Đau tay là phản ứng phổ biến sau tiêm vaccine COVID-19

Các phản ứng phụ phổ biến của vaccine COVID-19

Các phản ứng phụ của vaccine COVID-19 đa phần đều là các dấu hiệu cho cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động bình thường. Tuy chúng cản trở bạn sinh hoạt bình thường, nhưng sẽ giảm dần và hết sau 1-2 ngày.

Các phản ứng phụ của vaccine COVID-19 bao gồm:

  • Đau cánh tay nơi bạn bị tiêm

  • Vết tiêm hơi sưng, có màu đỏ

  • Mệt mỏi

  • Đau đầu

  • Đau mỏi người

  • Ớn lạnh

  • Sốt

  • Buồn nôn

Các phản ứng phụ sau mũi tiêm thứ 2 có thể nặng hơn mũi đầu tiên. Nhưng điều đó chứng tỏ hệ miễn dịch đang hoạt động hiệu quả, ghi nhớ cách phản ứng với “dị vật” ngoại lai mới.

Tại sao vaccine COVID-19 khiến tay bạn đau nhức?

Vaccine COVID-19 là loại vaccine tiêm bắp, nghĩa là vaccine đi vào cơ thể qua mũi tiêm vào bắp tay bạn. Mũi tiêm được khuyến khích đi vào phần cơ delta (cơ bả vai), phần cơ lớn giúp vai thực hiện các loại chuyển động khác nhau.

Có một vài lý do khiến cánh tay bạn trở nên đau nhức:

Vaccine kích hoạt phản ứng viêm tại vị trí tiêm, cho thấy vaccine bắt đầu tương tác với hệ miễn dịch. Ban đầu, đó chỉ là một vết thương ở cơ bắp mà mũi tiêm gây ra. 

Hệ miễn dịch có nhiều phương thức để “chiến đấu" với viêm nhiễm. Chúng ta có các loại tế bào bạch cầu khác nhau như macrophages, B-lymphocytes, và T-lymphocytes.

  • Macrophages: phụ trách tiêu diệt virus, vi khuẩn và các tế bào chết hay sắp chết.
  • B-lyphocytes: sản sinh ra các kháng thể có vai trò tấn công và tiêu diệt các virus còn lại sau khi macrophages hoàn thành nhiệm vụ.
  • T-lymphocytes: xử lý các tế bào cơ thể bị viêm nhiễm.

Vaccine COVID-19 “đánh lừa" hệ miễn dịch, khiến nó tưởng rằng cơ thể đang bị tấn công bởi virus. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của các tế bào bạch cầu để bảo vệ cơ thể trước các thành phần ngoại lai.

Lúc này, cánh tay của bạn sẽ trở thành “chiến trường" nơi các tế bào bạch cầu và thành phần trong vaccine đấu lại với nhau. Trong suốt quá trình đó B-lymphocytes liên tục tạo ra các kháng thể để cơ thể chống lại loại virus. Chính vì thế, vết tiêm bị đau, sưng đỏ là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động hiệu quả.

Tại sao tay lại đau nhức trong vài ngày?

Quá trình cơ thể phản ứng với vaccine có thể mất vài ngày, đó là lý do tay bạn bị đau nhức lâu. Cơn đau đó gây ra bởi phản ứng viêm ở vị trí tiêm, dù vết tiêm rất nhỏ đối với bạn nhưng đằng sau đó là cả một cơ chế bảo vệ cơ thể phức tạp của hệ miễn dịch.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cơ chế bảo vệ phức tạp này tại:

Cách xoa dịu đau nhức ở tay sau tiêm

Đây là phản ứng bình thường của cơ thể dù nó sẽ khiến bạn thấy khó chịu trong khoảng 1 ngày. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia để xoa dịu khó chịu sau tiêm ở cánh tay bạn:

  • Cử động cánh tay sau khi tiêm: Sử dụng tay bạn như bình thường và cử động nó thường xuyên sau khi tiêm sẽ kích thích máu tuần hoàn tốt đến vùng này và giảm đau cho tay bạn.

  • Xoa tay với khăn ướt mát: Áp một chiếc khăn ướt sạch, mát lên vùng bị đau sẽ giúp giảm đau, y hệt như cách bạn chườm mát các chấn thương ở vùng khác trên cơ thể.

  • Tiếp tục sử dụng cánh tay như bình thường: Dù nó đau và khiến bạn gặp khó khăn khi sinh hoạt nhưng việc giãn cơ và cử động tay liên tục giúp giảm tối đa cảm giác đau nhức.

CDC khuyến nghị mọi người tư vấn với bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, paracetamol, acetaminophen, v.v. để giảm đau nhức tay. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng nếu bạn thuộc đối tượng chống chỉ định sử dụng các loại thuốc này.

Hãy kết nối với bác sĩ chuyên môn uy tín của Doctor Anywhere để được tư vấn kỹ hơn về việc tiêm chủng phòng COVID-19, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bạn.

Nhập mã VNKIENCUONG tại bước thanh toán để được miễn phí phiên tư vấn nhé!

Nguồn: CDC Mỹ, Very Well Health

Xem thêm:

Sau khi tiêm vaccine, đặc biệt là vaxcin ngừa COVID-19, chúng ta có thể gặp phải các phản ứng nhẹ như: chóng mặt, sốt, đau nhức bắp tay/bả vai,… Trong đó, đau nhức bắp tay/bả vai là hiện tượng phổ biến nhất. Vậy có cách nào giúp giảm đau bắp tay sau tiêm vaccine để nhanh chóng trở về cuộc sống sinh hoạt và làm việc như bình thường không? Cùng Maple tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Hiện tượng đau bắp tay/bả vai sau tiêm vaccine

Đau bắp tay sau tiêm vaccine là phản ứng phổ biến, bình thường và chỉ xuất hiện ở phạm vi giới hạn là xung quanh vị trí lỗ kim khoảng 24h sau tiêm. Tuy nhiên, thời gian bị đau bắp tay có thể kéo dài khác nhau tùy vào loại vaccine và cơ địa, tuổi tác của mỗi người.

Tiêm vaccine mang đến nhiều lợi ích phòng tránh lây nhiễm và giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng khi nhiễm bệnh; tuy nhiên quá trình này cũng thúc đẩy phản ứng sưng viêm và có thể khiến vị trí tiêm ở bắp tay đau nhức. Bác sĩ Paul D’Alfonso – Giám đốc Phòng khám Maple Healthcare cho biết đã có rất nhiều bệnh nhân đến đây chia sẻ về tình trạng đau bắp tay sau tiêm vaccine cánh tay và bả vai sưng đau sau tiêm vaccine. Các triệu chứng từ nhẹ như đau âm ỉ, nhức mỏi đến khó khăn khi cử động, thậm chí không nhấc nổi tay lên. Điều này hạn chế khả năng làm việc và sinh hoạt của họ.

Nguyên nhân đau bắp tay sau tiêm vaxcin

Vaccine thường được tiêm vào vùng bắp tay. Khi nó đi vào cơ thể, sẽ hình thành phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với vaccine. Từ đó, hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể, giúp cơ thể “làm quen” và học cách “chiến đấu” với virus (mà chúng ta có nguy cơ bị nhiễm) trong tương lai.

Theo các Chuyên gia Y tế trên thế giới, đau bắp tay sau tiêm vaccine là phản ứng phụ thường gặp, với tên viết tắt là SIRVA. Hiện tượng này xảy ra khi vaccine không được tiêm vào cơ bắp mà tiêm vào vùng gân bao tay dưới cơ, khiến các mô nói trên bị kích thích và viêm. Nguyên nhân do y tá đưa kim vào quá sâu hoặc gân bao tay của người được tiêm quá nông, nên khi kim tiêm được đưa vào sẽ dễ đâm lấn vào vùng này và gây tổn thương.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện tượng này phổ biến ở những người:

  • Trong độ tuổi 40-60, đặc biệt là nữ giới
  • Có bệnh nền như Tiểu đường tuýp 1 và Rối loạn tuyến giáp

Cách giảm đau bắp tay sau tiêm vaccine

Để điều trị chứng đau bắp tay sau tiêm vaccine, các bác sĩ xương khớp gợi ý 3 phương pháp giảm đau như sau:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Tiêm Cortisone giảm đau tại vùng vai
  • Giảm đau không dùng thuốc – không phẫu thuật bằng vật lý trị liệu, giãn cơ,… để phục hồi cơ và nâng tầm vận động.

Trong đó, phương pháp được ưu tiên là dạng điều trị bảo tồn bằng vật lý trị liệu, giãn cơ. Bởi chúng không xâm lấn, mang lại hiệu quả rõ rệt và tiết kiệm chi phí.

Tại phòng khám Maple, chúng tôi ứng dụng các phương pháp giảm đau và tăng sức mạnh cơ như Vật lý trị liệu, Giãn cơ, Trị liệu cơ MRT và Massage thể thao.

Những phương pháp này đều được hướng dẫn và thực hiện bởi chuyên viên được đào tạo bài bản; sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn đau và trở về sinh hoạt bình thường.

Quy trình điều trị đau cứng khớp vai, đau bắp tay sau tiêm như sau:

  • Bước 1: Nắn chỉnh khớp vai cùng bác sĩ Trị liệu thần kinh cột sống.
  • Bước 2: Làm Vật lý trị liệu gồm siêu âm, chạy điện để giảm đau và tăng tuần hoàn máu.
  • Bước 3: Kéo giãn: Kỹ thuật viên dùng kỹ thuật tay chuyên biệt; kết hợp với phương pháp Giãn cơ nhằm nâng tầm vận động khớp vai.
  • Bước 4: Hướng dẫn bài tập cho bệnh nhân duy trì rèn luyện tại nhà.

Tùy vào tình trạng bệnh mà thời gian điều trị sẽ nhanh chóng hay lâu dài. Kết quả sẽ cải thiện dần theo thời gian. Đó là lý do bạn nên kiên trì tập luyện tại nhà để sớm hồi phục.

Đau bắp tay sau tiêm vaccine nghe qua thì tưởng là vấn đề nhỏ. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống của bạn. Cách đây 2 tháng, anh L.T.V đến phòng khám Maple với tình trạng đau nhức bắp tay và bả vai bên phải sau khi tiêm vaccine được vài ngày. Thậm chí không nhấc tay lên nổi; tầm dang tay chỉ đạt 40 độ. Sau 1 tháng điều trị tại phòng khám Maple, đồng thời tự rèn luyện bài tập (được chuyên viên hướng dẫn) tại nhà; anh đã có sự cải thiện tích cực. Cảm giác đau nhức tại vùng bả vai và bắp tay thuyên giảm rõ rệt; nhấc tay thoải mái và nâng được vật nặng như bình thường.

Lời khuyên của bác sĩ về chăm sóc tay sau tiêm

  • Không massage hay chà xát vết tiêm
  • Tranh thủ nghỉ ngơi để cơ thể nhanh phục hồi
  • Chú ý nếu cơn đau kéo dài kèm theo những triệu chứng nguy hiểm hơn (nổi ban đỏ, phù mí mắt, khó thở, tiêu chảy liên tục, tăng huyết áp,…) hãy liên hệ y tế để được giúp đỡ

Trên đây là thông tin về cách cải thiện cơn đau bắp tay sau tiêm vaccine. Hãy chú ý nghỉ ngơi đầy đủ và vận động hợp lý để thúc đẩy quá trình tự chữa lành của cơ thể, cũng như giúp vaccine sớm phát huy hiệu quả. Trong trường hợp cơn đau chuyển biến nghiêm trọng, hãy liên lạc với chúng tôi để được chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời.

Phòng khám Quận 2: số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112

Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P6, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088

Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ đề