Tại sao lại bị mất khứu giác

Rối loạn chức năng khứu giác là biểu hiện mất cảm giác mùi, không ngửi được mùi, là triệu chứng của một số bệnh như cảm, viêm xoang, viêm mũi… Rối loạn chức năng khứu giác bao gồm: Mất khứu giác, giảm khứu giác, loạn khứu giác/ảo khứu giác

-    Mất khứu giác: (anosmia = loss smell) là tình trạng mất mùi hoàn toàn, người bệnh không thể ngửi được một hoặc nhiều mùi khác nhau. Khi mất khứu giác chỉ xảy ra ở một bên nên thường người bệnh khó có thể tự nhận ra.

-    Giảm khứu giác (hyposmia) là tình trạng mất mùi một phần.

-    Loạn khứu giác/ảo giác khứu giác (parosmia/phantosmia) là tình trạng mà người bệnh ngửi mùi khác với mùi thực tế hoặc mùi hôi mà người khác không thể ngửi thấy. Thường không do nguyên nhân trực tiếp ở mũi, có liên quan đến các rối loạn tâm thần, thần kinh và nội tiết.

Hầu hết bệnh nhân bị mất khứu giác có nhận thức bình thường về các chất mặn, ngọt, chua và đắng nhưng không phân biệt được vị ngon, điều này phụ thuộc chủ yếu vào khứu giác. Do đó, họ thường phàn nàn về việc mất vị giác do không thưởng thức được đồ ăn.
 

Tại sao lại bị mất khứu giác

Rối loạn chức năng khứu giác là triệu chứng đặc trưng khi mắc COVID-19.Các bệnh nhiễm trùng hô hấp do virus khác như cúm có thể gây rối loạn khứu giác hoặc vị giác sau khi nhiễm;  Còn ở bệnh nhân COVID-19, các rối loạn này thường xuất hiện trước hoặc cùng lúc với các triệu chứng khác, và thường không kèm các triệu chứng khác ở mũi như nghẹt mũi, chảy mũi. Với những thông tin này, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã thêm dấu hiệu rối loạn khứu giác và/hoặc vị giác mới xuất hiện là triệu chứng của nhiễm COVID-19.

Theo một số nghiên cứu, các bài kiểm tra về khứu giác và vị giác có thể giúp phân biệt COVID-19 và cảm lạnh thông thường, các kết quả nghiên cứu cho gợi ý rằng các xét nghiệm này có thể được sử dụng làm xét nghiệm sàng lọc để xác định những bệnh nhân có khả năng mắc COVID-19. Mặc dù không thể thay thế các công cụ chẩn đoán chính thức như PCR, huyết thanh học hoặc CT ngực, nhưng chúng có thể là một giải pháp thay thế khi các xét nghiệm này không có sẵn hoặc khi cần sàng lọc nhanh, đặc biệt là ở cấp độ chăm sóc ban đầu hoặc tại các khoa cấp cứu. Hơn nữa, triệu chứng rối loạn chức năng khứu giác được xem như một chỉ điểm sinh học để chẩn đoán sớm bệnh nhân mắc COVID-19, điều này thực sự có ý nghĩa đối với người bệnh, sớm tự cách ly với người thân và sử dụng các biện pháp bảo hộ khi chưa có các test nhanh COVID-19 hoặc trong thời gian chờ xét nghiệm PCR COVID-19.

Vì sao bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác?

Theo các nhà khoa học, Covid-19 có khả năng làm tổn thương hệ thống khứu giác (kết nối giữa mũi và não), nơi nhận biết mùi. Hệ thống khứu giác có thể tự hồi phục nhưng quá trình hồi phục này cần thời gian, có thể mất từ 2 tuần - 2 năm.

Tại sao lại bị mất khứu giác

Điều trị triệu chứng này như thế nào?

Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng có những phương pháp hỗ trợ có thể giúp ích cho bệnh nhân lấy lại được khứu giác. Tập luyện khứu giác hàng ngày giúp bệnh nhân mau hồi phục hơn. Tập ngửi (Smell training) 4-5 mùi khác nhau mỗi ngày để giúp kết nối các tế bào khứu giác với não. Rửa mũi (Nasal irrigation) sử dụng các sản phẩm rửa mũi có bán trên thị trường và rửa mũi hàng ngày giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vùng mũi và làm sạch mũi. Bệnh nhân có thể sử dụng nước muối sinh lý, tinh dầu,... để kích thích khứu giác.

Tại sao lại bị mất khứu giác

Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 tại Đà Nẵng đang còn phức tạp, khi chưa thể đi đến bệnh viện để khám bác sĩ chuyên khoa, nếu phát hiện triệu chứng rối loạn chức năng khứu giác rất dễ rơi vào cảm giác thấp thỏm, lo âu nên bạn phải thật bình tĩnh, tự đánh giá các triệu chứng của bản thân và liên hệ để được các bác sĩ tư vấn online. 

Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng có các dịch vụ hỗ trợ mùa dịch: khám bệnh tại nhà, khám bệnh từ xa qua cuộc gọi video, xét nghiệm covid-19, hỗ trợ người bệnh khám, kiểm tra và xét nghiệm sàng lọc Covid-19 khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ. 

Liên hệ 0236 3650 676/ số hotline 0905 246 258 (giờ hành chính) để được tư vấn và đặt lịch khám bệnh
    

Khoa Tai – Mũi – Họng Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
 

Mất khứu giác là tình trạng không thể ngửi được mùi, có thể là biểu hiện của một bệnh lý. Đối với bệnh nhân dương tính với Covid – 19, mất khứu giác là chỉ điểm sớm nhất để phát hiện nhiễm Covid – 19, ngay cả khi người bệnh không có các triệu chứng như ho và sốt.

Súc họng đúng cách với nước muối sinh lý, nước sát khuẩn giảm lây nhiễm COVID-19 cực tốt

Mất khứu giác là tình trạng không thể ngửi được mùi, mất cảm giác về mùi, có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý như cảm, viêm xoang, viêm mũi,.. Đối với bệnh nhân dương tính với Covid – 19 (SARS–CoV–2), mất khứu giác là chỉ điểm sớm nhất để phát hiện nhiễm Covid – 19, ngay cả khi người bệnh không có các triệu chứng như ho và sốt.

Đối với các trường hợp cảm lạnh và cảm cúm, nghẹt mũi do tích tụ chất nhầy là nguyên nhân gây mất khứu giác. Còn đối với người nhiễm Covid – 19, mất khứu giác một cách đột ngột là triệu chứng đặc trưng, thường xảy ra trước hoặc cùng lúc với những biểu hiện khác và cũng thường không đi kèm với nghẹt mũi, chảy mũi. Tình trạng này có liên quan trực tiếp đến sự hiện diện của virus SARS-CoV-2 trong các tế bào thần kinh khứu giác và tế bào biểu mô mũi mà không có bất cứ sự tắc nghẽn nào. Vì vậy, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã thêm đưa dấu hiệu rối loạn chức năng khứu giác, điển hình là mất khứu giác mới xuất hiện là triệu chứng của người nhiễm Covid – 19.

Tỷ lệ chính xác của triệu chứng mất khứu giác ở bệnh nhân dương tính với Covid – 19 thay đổi đáng kể tùy thuộc vào các nghiên cứu khác nhau cũng như các đặc điểm về nhân khẩu học thuần tập. Tuy nhiên, ước tính cho thấy là mất khứu giác xảy ra ở khoảng 20 – 50% tổng số bệnh nhân nhiễm Covid – 19 trên toàn thế giới.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng mất khứu giác trong nhiễm Covid – 19 phổ biến ở người trẻ hơn so với người lớn tuổi và không có sự khác biệt nhiều giữa nam và nữ. Nhưng một số nghiên cứu khác lại cho thấy những người phụ nữ trẻ có chỉ số BMI cao sẽ có nguy cơ càng cao.

Tình trạng mất khứu giác đối với đa số bệnh nhân dương tính với Covid – 19 có xu hướng diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (thường là dưới 2 tuần) và sẽ hồi phục nhanh chóng trong vòng 10 ngày. Ở một số bệnh nhân, mất khứu giác có thể tồn tại lâu hơn, thậm chí là không thể hồi phục - đặc biệt với nếu nhiễm Covid – 19 kéo dài.

Tại sao lại bị mất khứu giác

Mất khứu giác thường xuất hiện ở bệnh nhân nhiễm Covid

Theo các nhà khoa học, virus SARS-CoV-2 có khả năng làm tổn thương hệ thống khứu giác nơi nhận biết mùi (kết nối giữa mũi và não), là nguyên nhân gây mất khứu giác đột ngột.

Có hai loại tế bào liên quan đến chức năng khứu giác bao gồm tế bào hỗ trợ thần kinh (còn gọi là tế bào trung tâm) và tế bào cảm nhận mùi. Ở giai đoạn đầu của đại dịch Covid – 19, các nghiên cứu cho rằng virus SARS-CoV-2 tấn công vào tế bào cảm nhận mùi một cách chọn lọc. Những tế bào này có liên quan đến tế bào cảm nhận mùi ở trong não, điều này gây nên sự lo ngại về việc virus sẽ theo đó lan lên não. Tuy nhiên, giải phẫu tử thi ở người bệnh dương tính với Covid – 19 cho thấy virus SARS-CoV-2 rất hiếm khi xâm nhập lên não nên không chắc chắn về giả thiết tế bào cảm nhận mùi bị tổn thương. Một nghiên cứu của trường Đại học Harvard đã chỉ ra rằng có rất nhiều thụ thể ACE2 ở trong tế bào hỗ trợ thần kinh, còn tế bào cảm nhận mùi thì không có. Virus SARS-CoV-2 chỉ tấn công vào các tế bào có thụ thể ACE2. Vì vậy, giả thuyết về việc virus SARS-CoV-2 tấn công các tế bào hỗ trợ thần kinh dẫn đến mất khứu giác đã dần nhận được nhiều sự đồng thuận của các nhà khoa học.

Khi virus SARS-CoV-2 liên kết với thụ thể ACE2 trên các tế bào hỗ trợ thần kinh trong mũi sẽ làm tổn thương và chết các tế bào này. Các lông mao cảm nhận trên tế bào thụ cảm thần kinh khứu giác cũng vì vậy mà mất đi. Do đó, lông mao của tế bào thần kinh không liên kết được với chất tạo mùi gây ra triệu chứng mất khứu giác. Tất cả quá trình này có thể xảy ra rất nhanh chóng, chỉ trong vòng 1 hoặc 2 ngày.

Các tế bào hỗ trợ thần kinh (còn gọi là tế bào trung tâm), có thể được tái tạo từ các tế bào gốc. Trong khi triệu chứng mất khứu giác còn đang hiện diện thì các tế bào gốc vẫn có thể tái tạo nhanh chóng các tế bào trung tâm (thường chỉ trong vòng 3 – 7 ngày). Các lông mao trên những tế bào thần kinh khứu giác cũng được tái tạo cho phép chúng liên kết với các chất tạo mùi. Điều này giải thích tại sao chức năng khứu giác lại hồi phục nhanh chóng trong phần lớn các trường hợp.

Hệ thống thần kinh khứu giác có thể tự hồi phục nhờ vào sự tái tạo của tế bào gốc nhưng quá trình phục hồi này cần thời gian. Theo thống kê thì có khoảng 90% những người bị mất khứu giác do nhiễm Covid – 19 có thể cải thiện trong vòng bốn tuần. Nhưng có một số bệnh nhân bị tổn thương thần kinh khứu giác khá nghiêm trọng, thậm chí có những trường hợp mất khứu giác kéo dài có thể đến 2 năm, hồi phục không hoàn toàn hoặc loạn khứu giác.

Tốt nhất khi có vấn đề về sức khỏe, bệnh nhân nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra nhằm có những tư vấn và điều trị phù hợp được tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: