Tại sao không thể tập trung học bài

Một số triệu chứng khác cho thấy bạn cần ngủ nhiều hơn bao gồm:

  • Cảm thấy buồn ngủ khi đang xem ti vi hoặc đọc sách;
  • Cảm thấy khó chịu;
  • Ngủ nhiều hơn vào cuối tuần;
  • Khó thức dậy vào buổi sáng.

Để có giấc ngủ tốt cho sức khỏe, bạn cần duy trì thời gian ngủ và thức dậy. Nói không với thuốc lá, rượu bia, cafein và các bữa ăn quá no trước khi đi ngủ vài giờ vì chúng sẽ làm bạn khó ngủ.

Có thể bạn đang quá lo âu chăng?

Tình trạng này có nghĩa là não của bạn phản ứng thái quá với những cảm xúc tiêu cực. Bạn cảm thấy vô cùng tệ hại, mặc dù tình hình đang không đến nỗi nào. Một số người hay lo âu sẽ lâm vào tình trạng tốn nhiều năng lượng lo lắng chuyện gia đình, sức khỏe, tiền bạc hoặc công việc, khiến họ cảm thấy khó khăn khi tiến hành các công việc hàng ngày. Bạn cũng có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Căng cơ;
  • Béo phì;
  • Ngủ khó;
  • Khó chịu.

Giải pháp là: hãy ngưng ngay những cảm xúc lo lắng thái quá và thực hiện 10 lần động tác thở sâu, chậm rãi hoặc thế chỗ những suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực. Thêm vào đó, việc ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, không bỏ bữa ăn cũng rất quan trọng cho sức khỏe. Hãy ghi chép lại các hoạt động hàng ngày để tìm ra nguyên nhân gây nên lo lắng và nếu cần thiết, bạn có thể dùng thuốc để điều trị hoặc trò chuyện với bác sĩ trị liệu để kiểm soát tình hình.

Bạn có đang đối mặt với trầm cảm?

Có phải muộn phiền đang dần xâm chiếm tâm trí bạn? Bạn có thể sẽ cảm thấy thiếu sức sống, thậm chí không còn tâm trạng cho các hoạt động yêu thích và thường đôi khi bạn cảm thấy không được giúp đỡ, tự chỉ trích bản thân, rồi sau đó rơi vào chế độ “tắt máy”- không muốn làm bất cứ việc gì. Tất cả đều cho thấy, bạn đang rơi vào giai đoạn đầu của trạng thái trầm cảm.

Ngoài ra, các dấu hiệu khác bao gồm:

  • Cảm giác buồn bã không dứt;
  • Chán ăn và giảm cân, hoặc ăn quá nhiều và tăng cân đột ngột;
  • Cảm giác không thoải mái hoặc khó chịu;
  • Suy nghĩ tự tử hoặc không muốn sống.

Đừng xem nhẹ những triệu chứng này nhé, bạn hãy trò chuyện với chuyên gia tâm lý, trị liệu nếu bạn đang có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên. Bác sĩ cũng có thể giúp bạn cảm thấy giải tỏa bằng một số liều thuốc an thần, chống trầm cảm.

Có thể đó là rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nếu bạn đang gặp phải chứng rối loạn này, não sẽ không thể nhận biết được khi bạn làm đúng. Thay vào đó, bạn luôn có cảm giác sợ phạm sai lầm và hành động của bạn “không hề phù hợp” với một quy tắc, chuẩn mực nào đó. Những người mắc chứng rối loạn này thường mắc kẹt trong việc tìm ra giảm pháp nào là “hoàn hảo nhất”.

Tập trung trong học tập – tại sao không?

Tập trung được coi là vũ khí bí mật quan trọng cho mọi thành công trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để có thể tập trung – đặc biệt là có được sự tập trung trong học tập chính là một câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh và học sinh đã đưa ra. Sau đây Wedo – Wegood xin đưa ra một số những phương pháp đơn giản giúp học sinh có được sự tập trung cao nhất khi học tập.

Phương pháp giúp học sinh có được sự tập trung khi học tập

1. Đặt ra mục tiêu – kế hoạch cụ thể

Một trong những nguyên nhân quan trọng của việc mất tập trung, là do bạn không xác định được mục tiêu của bạn là gì. Bạn phải làm gì trong ngày hôm đó. Đó là những biểu hiện đang học môn này, bạn lại nhớ ra phải hoàn thành môn khác cho buổi học ngày mai. Điều này làm cho bạn mất tập trung và mất thời gian.

Vậy tại sao bạn không tự vạch ra cho mình một kế hoạch cụ thể, chi tiết để có thể theo dõi thuận tiện. Việc đánh dấu những việc quan trọng giúp bạn kiểm soát công việc cũng như thời gian một cách chủ động và có thể tập trung hoàn toàn cho một công việc.

2. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Một thực trạng hiện nay của học sinh, sinh viên là việc lên lớp ngồi nghe giảng nhưng không hiểu thầy cô nói gì. Đó là hậu quả của việc không đọc trước bài học. Vậy tại sao không chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Buổi tối,sau khi học xong bài cũ, chúng ta cần chuẩn bị, đọc bài ngày hôm sau. Trả lời trước các câu hỏi được gợi ý trong sách giáo khoa. Ghi lại những câu hỏi không hiểu để hôm sau hỏi giáo viên. Việc hỏi những điều chưa hiểu sẽ giúp bạn nhớ kiến thức lâu hơn nhiều.

3. Đảm bảo không gian học tập thoải mái

Góc học tập yên tĩnh, thoáng mát, sáng sủa, ánh sáng phù hợp, không bị khung cảnh, hình ảnh xung quanh chi phối.

Giảm mọi âm thanh (nhạc, tivi…) có thể làm cho trẻ mất tập trung. Khi đến giờ vào bàn học hoặc làm một việc gì cần sự tập trung thì hãy tắt nhạc hoặc tivi đi.

Trước khi bắt tay vào học, bạn cần chuẩn bị tất cả các tư liệu, tài liệu cần thiết cho việc học để không mất thời gian đi tìm.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể trang trí góc phù hợp với một lọ hoa, bức tranh, bể cá … sẽ khiến đầu óc bạn thấy thoải mái hơn khi căng thẳng.

4. Đặt ra nguyên tắc cho bản thân

Hãy tự đặt ra cho mình những nguyên tắc học tập cụ thể như

– Hoàn thành tất cả bài tập trong ngày theo thời khóa biểu – kế hoạch đã đề ra.

– Đưa ra thời gian học bài cụ thể và trong khoảng thời gian đó hãy loại bỏ tất cả những điều bị chi phối (Trừ những việc quan trọng).

5. Đảm bảo sức khỏe

Sức khỏe là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mất tập trung trong học tập. Tuy nhiên, một thực trạng hiên nay của học sinh đó là thường xuyên làm những việc không liên quan đến học tập rất khuya. . Việc thức quá khuya nhưng lại phải thức dậy sớm vào sáng hôm sau khiến giấc ngủ không đủ, là lí do khiến rất nhiều bạn không thể tập trung trong quá trình học tập. Ngoài ra việc “thức đêm ngủ ngày” tuy đảm bảo thời gian ngủ nhưng lại không đảm bảo chất lượng của giấc ngủ. Đó là lí do vì sao sau khi “ngủ nướng” bạn thường thấy đau đầu khi thức dậy, còn trong quá trình nghe giảng thì bạn thấy đầu “ong ong” khó chịu.

Do vậy, chúng ta nên đi ngủ sớm, không nên thức khỏa, đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất 6 tiếng. Bên cạnh đó, cũng cần duy trì chế độ ăn uống đều đặn và hợp lý. Nếu rèn được thói quen dậy sớm tập thể dục thì càng tốt cho sức khỏe. Việc đảm bảo thể trạng sức khỏe tốt nhất sẽ giúp đầu óc tập trung và phát huy tốt nhất quá trình học tập của bạn.

Sự tập trung là điều vô cùng quan trọng trong học tập và công việc. Hãy đặt quyết tâm rèn luyện sự tập trung tốt nhất để việc học của bạn phát huy hiệu quả .

Tình trạng này khiến bạn bị giảm hiệu suất làm việc và học tập. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của mỗi người. 

Đây thường không phải là một tình trạng nguy hiểm cần cấp cứu ngay nhưng bạn vẫn nên được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ.

Triệu chứng của mất tập trung

Người mắc chứng này thường  hay quên những việc mới xảy ra. Nguồn ảnh: Thehealthy.comMột số triệu chứng của mất tập trung là:

  • Không nhớ những việc vừa mới xảy ra
  • Khó ngồi yên
  • Không suy nghĩ thông suốt
  • Thường xuyên để quên và không nhớ vị trí đồ trong nhà
  • Khó khăn trong việc đưa ra quyết định
  • Không thực hiện được các nhiệm vụ phức tạp
  • Thiếu tập trung
  • Thiếu năng lượng thể chất hoặc tinh thần để tập trung
  • Mắc sai lầm ngớ ngẩn
  • Bỏ lỡ các cuộc hẹn quan trọng

Ngoài ra, mọi người cũng có thể nhận xét rằng bạn có vẻ mất tập trung.

Nguyên nhân gây mất tập trung 

 Người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu thường không có sự tập trung tốt. Nguồn ảnh: Whitesandstreatment.com

Không thể tập trung có thể là hậu quả của một bệnh lý mạn tính, bao gồm:

  • Rối loạn sử dụng rượu
  • Rối loạn tăng động/giảm chú ý ở người trưởng thành (ADHD - attention deficit hyperactivity disorder)
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính
  • Chấn động (concussion)
  • Hội chứng Cushing
  • Sa sút trí tuệ
  • Động kinh
  • Mất ngủ
  • Trầm cảm mức độ nặng
  • Rối loạn tâm thần như bệnh tâm thần phân liệt
  • Hội chứng chân không nghỉ (restless leg syndrome)

Một số thói quen sống sau cũng ảnh hưởng đến sự tập trung như:

  • Thiếu ngủ
  • Đói
  • Lo lắng
  • Căng thẳng quá mức

 Thiếu ngủ cũng là một nguyên nhân gây mất tập trung. Nguồn ảnh: Psychologytoday.com

Mất tập trung cũng là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Hãy đọc kỹ hướng dẫn hoặc liên hệ với bác sĩ để biết được các tác dụng phụ của thuốc.

Chẩn đoán mất tập trung

Mất tập trung do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ hỏi một số câu về bệnh sử cũng như tiền sử bệnh lý như:

  • Lần đầu tiên bạn nhận thấy tình trạng này là khi nào?
  • Những yếu tố nào làm tăng và giảm triệu chứng bệnh?
  • Bạn có đang sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng nào có thể ảnh hưởng đến sự tập trung hay không?

Sau khi đã xem xét tất cả thông tin liên quan, bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm nồng độ hormone trong máu
  • Chụp CT não
  • Đo điện não đồ 

Chẩn đoán mất khả năng tập trung có thể mất nhiều thời gian và cần thực hiện nhiều xét nghiệm hơn nữa.

Điều trị mất khả năng tập trung

Thiền là một cách giúp bạn lấy lại sự tỉnh táo. Nguồn ảnh: Psychologytoday.comBạn có thể thực hiện một số thay đổi để cải thiện khả năng tập trung nếu nguyên nhân liên quan đến lối sống:

  • Có một chế độ ăn uống cân bằng với ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và protein nạc
  • Ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày
  • Ngủ nhiều hơn
  • Giảm tiêu thụ caffeine
  • Giảm căng thẳng bằng cách thiền, viết nhật ký hoặc đọc sách

Các phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán của bạn.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây ngoài việc mất tập trung:

  • Mất ý thức
  • Tê hoặc ngứa ở một bên cơ thể
  • Đau ngực dữ dội
  • Nhức đầu dữ dội
  • Mất trí nhớ đột ngột, không rõ nguyên nhân
  • Không nhận thức được về bản thân

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đi khám nếu:

  • Trí nhớ kém hơn bình thường
  • Giảm hiệu suất làm việc hoặc học tập
  • Khó ngủ
  • Mệt mỏi bất thường
  • Mất tập trung ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn

Xem thêm:

Nguồn tham khảo

Cuộc sống thay đổi nhanh chóng, trách nhiệm và chi phí tăng cao khiến tình trạng căng thẳng mệt mỏi dẫn đến stress hay trầm cảm ngày càng phổ biến. Trong đó, stress công việc là mối bận tâm hàng đầu. Stress trong công việc ảnh đến hiệu quả làm việc của nhân viên dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp.

Stress nặng có rất nhiều biểu hiện thông thường mà chúng ta hay gặp như mất ngủ, đau đầu, trí nhớ giảm sút,.... Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào trong số những triệu chứng này thì rất có thể, bạn rơi vào tình trạng căng thẳng dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc thường ngày. Hãy lưu ý tới lời "kêu cứu" của cơ thể để biết cách "xả stress", thả lỏng toàn thân để sớm tìm lại sự cân bằng!

Stress (căng thẳng) là một phản ứng bình thường của cơ thể để đối phó với áp lực hay thích nghi với những thử thách trong cuộc sống. Đây có thể là động lực để vượt qua thử thách tốt hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng stress kéo dài thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

Video liên quan

Chủ đề