Tại sao bò thích ăn muối

Hiện, gia đình anh Đồng Văn Chiêm (SN 1983) dân tộc Tày có quy mô nuôi trâu, bò lớn nhất ở bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Gắn bó với đàn trâu, bò cả gần chục năm nên anh Chiêm hiểu ý từng con một. Cuối mỗi buổi chiều đàn trâu, bò trở về anh đều cho chúng ăn mấy hạt muối.

Trang trại trâu, bò của anh Chiêm nằm tít sâu phía trong hồ Ba Bể. Để vào thăm trang trại của anh, chúng tôi được trải nghiệm lênh đênh trên lòng hồ Ba Bể gần 1 tiếng đồng hồ. Thuyền cập bờ, đoàn chúng tôi cuốc bộ thêm 2km đường rừng, men theo con đường lầy lội chỉ có dấu chân trâu, bò đi qua.

Từ trang trại của anh Chiêm nhìn ra sẽ thấy cảnh lòng hồ Ba Bể tuyệt đẹp.

Trước mắt, trang trại của anh Chiêm hiện ra như một bức tranh tuyệt đẹp với cảnh núi rừng hùng vĩ, vườn cam quýt lá xanh bóng, ao cá và đàn trâu, bò đang thong dong gặm cỏ. Anh Chiêm kể, năm 2008 tốt nghiệp kế toán một trường cao đẳng chính quy, nhưng mãi không xin được việc đúng chuyên ngành học.

Để vào trang trại của anh Chiêm phải đi bộ men theo 2km đường rừng.

Để có tiền bươn trải cuộc sống, anh từng đi làm công nhân. Chán nản với đồng lương công nhân ít ỏi, anh Chiêm quyết chí trở về quê nuôi trâu, bò. “Nuôi con gì cũng tốn tiền mua thức ăn, chỉ nuôi trâu, bò là ít tốn nhất”, anh Chiêm giải thích lựa chọn của mình.

Bên cạnh biệt tài nuôi trâu, bò, anh Chiêm còn rất mát tay với nghề nuôi gà ta thả vườn.

Do nơi anh sinh sống ở sâu trong lòng hồ Ba Bể, nên việc di chuyển trâu, bò từ nơi mua về trang trại rất khó khăn. Anh Chiêm phải dùng thuyền chở, hoặc dắt trâu, bò men theo cánh rừng già, đi bộ cả ngày mới tới nơi. “Không có tiền thuê thú y nên từ kỹ thuật chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đến phòng dịch bệnh cho đàn trâu, bò tôi đều tự học hỏi, mày mò làm. Nhưng khó khăn nhất lúc đó là thuần phục đàn trâu, bò hung dữ, nhất là với một “tay mơ” mới vào nghề như tôi”, anh Chiêm nhớ lại.

Sau nhiều năm gắn bó với đàn trâu, bò, giờ đây anh Chiêm rất có kinh nghiệm chăm sóc, vỗ béo trâu, bò. Hiện, trang trại anh Chiêm đang nuôi 7 con trâu và 40 con bò, tính sơ sơ cũng trị giá bạc tỷ. Theo anh Chiêm, bình thường phải cần đến ít nhất 2 người mới chăn được đàn trâu bò của gia đình anh. Với biệt tài nuôi trâu, bò riêng của mình, đàn trâu bò anh Chiêm không cần người chăn dắt. Thời gian đó, anh Chiêm ở nhà chăn nuôi thêm con gà, con lợn, đào ao thả cá, chăm sóc hàng trăm gốc cam quýt để tăng thu nhập.

“Gắn bó với đàn trâu, bò cả gần chục năm nên tôi hiểu ý từng con một. Cuối mỗi buổi chiều đàn trâu, bò trở về tôi cho chúng ăn mấy hạt muối. Duy trì thói quen này liên tục trong một thời gian dài, nhớ muối chúng sẽ tự về mà không cần người chăn dắt”, anh Chiêm tiết lộ.

Tuy nhiên, anh Chiêm cho hay, để đàn trâu bò tự kiếm ăn cũng gặp không ít rủi ro do địa hình đồi núi hiểm trở. "Giữa năm 2016, đàn trâu trở về tôi thấy thiếu 1 con trâu đực. Đi tìm gần tuần, tôi mới thấy xác con trâu chết do rơi xuống vực sâu", anh Chiêm ngậm ngùi nhớ lại.

Theo Đức Thịnh (Dân Việt)

Thế nhưng, khi phải sống trong hoàn cảnh nuôi nhốt với nguồn thức ăn được con người chuẩn bị sẽ khiến chúng phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu chất, và hệ quả là năng xuất chăn nuôi không cao. Vì lẽ đó mà việc bổ sung thêm các khoáng chất thiết yếu là cần thiết để bò phát triển tốt. Vì bò cần khoáng chất vitamin như con người, như bất kì một loài nào khác để sinh trưởng, tăng trương và phát triển.

Bò cần khoáng chất vitamin gì?

Thức ăn chủ yếu của bò là xanh thô và tùy thuộc vào lứa tuổi cũng như khối lượng cơ thể, một ngày đêm bò có thể ăn từ 20 đến 60 ký thức ăn thô xanh. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo thức ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.

Trong quá trình sinh trưởng của mình, bò cần khoáng chất vitamin và phải hấp thụ đủ Protein từ thức ăn mới có thể thực hiện tốt quá trình phân giả thành các Axitamin. Sau đó các Axitamin này sẽ được hấp thụ vào máu và vận chuyển đến các tế bào tổ chức, giúp cơ thể bò tổng hợp nên Protein mới để tăng trọng nhanh hơn với lượng thịt và lượng sữa chất lượng.

Ví dụ như, bò cần khoáng chất vitamin là Glucid và Lipid có nhiều trong bột bắp, cám, gạo, tấm, khoai lang, …. sẽ là 2 thành phần quyết định bò có đầy đủ nguồn năng lượng để các cơ quan của bò có thể hoạt động tốt, tăng sức đề kháng trong quá trình sinh trưởng hay không.

Chia sẻ về kỹ thuật trong chăn nuôi, TS Michel Guillaume, Giám đốc kỹ thuật Tập đoàn Olmix cho biết” Canxi trong chăn nuôi bò đóng vai trò thiết yếu để tạo, phát triển và hoàn thiện cấu trúc xương. Nhất là khi người nuôi có ý định để bò sinh sản”

Đồng ý kiến, TS Nguyễn Quang Thiệu, Bộ môn Dinh dưỡng động vật, Khoa Chăn nuôi thú y (Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh) cũng khẳng định, Canxi là thành phần cung cấp 36 – 39% cho sự phát triển của xương và răng, giúp tăng cường chức năng thần kinh, cơ co và đông máu, duy trì cân bằng Axit bazơ trong cơ thể, xúc tác các phản ứng sinh học.

Ngoài ra thì việc cân bằng Phốt pho trong khẩu phần ăn hằng ngày cũng đóng góp 17 – 19% cho việc phát triển xương. Giúp vật nuôi ngon miệng, sinh sản tốt; chuyển hóa Carotene thành Vitamine A; cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào. Nếu thiếu Phốt pho sẽ làm giảm tăng trưởng; còi xương, mềm xương, xốp xương, đau chân, cứng khớp, đi lại khó khăn; giảm độ ngon miệng; rối loạn sinh sản ở vật nuôi.

Các thành phần vi lượng khác như Magie, Natri, Kẽm, Sắt,… cũng rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bò. Do vậy, khi nuôi bò theo hình thức nuôi nhốt, người nuôi cần phải cung cấp cho chúng nguồn thức ăn giàu các chất dinh dưỡng. Trong trường hợp không biết cân đo, đong đếm liều lượng thế nào là hợp lý nên sử dụng các viên đá liếm để bổ sung thêm dưỡng chất. Qua các phân tích và nhận định ở trên thì nhà nuôi thấy tầm quan trọng việc bò cần khoáng chất vitamin để sinh trưởng, phát triển bình thường không à?

Đá Liếm Dành Cho Bò Có Tác Dụng Thế Nào

Bò cần khoáng chất vitamin nào và dùng đá liếm nào thì hợp?

Trong chăn nuôi, nếu việc chuẩn bị nguồn thức ăn gồm nhiều thành phần tốn quá nhiều thời gian và công sức, giá thành lại đắt đỏ, người nuôi có thể sử dụng các viên đá liếm để bổ sung khoáng chất, vi lượng cho bò nuôi nhốt.

Đá muối Himalaya rất thích hợp làm đá bò liếm

Nhu cầu tăng nên hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đá liếm, có thể là dạng tổng hợp hay đá liếm giàu thành phần của một loại khoáng chất nào đó. Vấn đề hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình phát triển của bò mà bạn lựa chọn loại đá cho phù hợp.

Trong trường hợp bạn không biết bò của mình thiếu hay thừa khoáng chất, vi lượng nào trong cơ thể để phát triển tốt, có thể sử dụng các viên đá liếm được chế tác từ đá muối khoáng hồng Himalaya.

Bởi đây là loại muối khoáng khá đặt biệt, tích hợp trong nó đến 95%-98% là Natra Clorua, 2-4% Polyhalit như Canxi, Photpho, Magie, Kali, Lưu Huỳnh, Oxy, Hydro cùng Florua chiếm 0,01%, Iodine chiếm 0,01% trong môi trường hoàn toàn tự nhiên, nên khi sử dụng chúng ta không phải lo lắng khoáng chất sẽ làm bò ngộ độc, sinh trưởng tốt hơn.

P.s: Nhà nuôi có thể bổ sung thêm kiến thức chăn nuôi tại đây

Xem thêm các bài viết khác:

Cách Giúp Bò Không Chết Vì Quá Lạnh

Bổ Sung Khoáng Chất Cách Phòng Ngừa Bại Liệt Cho Bò Trước Sinh Sản Hiệu Quả

Đá Liếm Khoáng Hồng Tăng Cường Sức Khỏe Trâu Bò

Blog Đá Muối Himalaya

Video liên quan

Chủ đề