Quan hệ từ là gì lấy ví dụ

Quan hệ từ là gì? Quan hệ từ trong tiếng Việt được coi là từ loại quan trọng nhất. Chúng chiếm một vai trò quan trọng trong câu.

Bạn đang xem: Quan hệ từ là gì

Quan hệ từ là một trong những kiến thức được đề cập đến trong chương trình tiểu học. Cùng với đó là chương trình trung học cơ sở. Bên dưới là tổng hợp các thông tin cần thiết về quan hệ từ. Các bạn đọc hãy tham khảo và tích lũy thêm kiến thức nhé!


Quan hệ từ là gì


Nội Dung Bài Viết

1 Khái niệm và chức năng của quan hệ từ trong tiếng Việt2 Cách dùng, phân loại và một số ví dụ về quan hệ từ

Khái niệm và chức năng của quan hệ từ trong tiếng Việt

Khái niệm quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị được một mối quan hệ bộ phận nào đó trong câu hoặc đoạn văn. Đó có thể là mối quan hệ giữa câu với câu hoặc giữa câu với câu trong đoạn văn.

Mối quan hệ này khá đa dạng:

Chúng biểu thị được mối quan hệ so sánhMối quan hệ sở hữu cũng được biểu thị trong đóMối quan hệ nhân quả hay còn gọi là nguyên nhân-kết quả cũng được biểu thị

Chức năng quan hệ từ

Quan hệ từ có dùng để làm rõ ý nghĩa của câu hoặc của cả một đoạn văn. Chúng có khả năng liên kết các từ hay cụm từ hoặc các câu lại với nhau. Vì vậy chúng còn có tên gọi khác là nối từ hay kết từ.

Cách dùng, phân loại và một số ví dụ về quan hệ từ

Bên dưới là một số cách dùng quan hệ từ chính xác và phân loại chúng. Nêu ra một vài ví dụ để hiểu rõ hơn.

Cách dùng trong câu hoặc đoạn văn

Nhiều trường hợp cần bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ. Bởi vì nếu không dùng nghĩa của câu sẽ bị thay đổi và hiểu sai về ý nghĩa trong câu. Vì vậy cần phải có quan hệ từ. Tuy nhiên cũng có những tình huống không cần dùng quan hệ từ bởi vì nghĩa của chúng đã rõ ràng. Một số quan hệ từ thường gặp trong câu hay đoạn văn như: và, với, những, như,….

Phân loại các loại quan hệ từ và ví dụ

Quan hệ từ được chia làm hai loại:

Quan hệ từ đẳng lập có một số từ thường gặp như: rồi, và, với, hoặc,….Quan hệ từ chính phụ có một số từ như: rằng, do, nên, vì,….

Ví dụ như:

“Chiếc ô tô của chị ruột tôi” ở đây chỉ quan hệ sở hữu“Vì xe bị hết điện nên tôi không thể đi đến nhà bạn”. Quan hệ từ trong câu biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả.“Nhìn ông ấy hiền từ như một ông tiên trong chuyện cổ tích”. Quan hệ từ trong ví dụ này biểu thị quan hệ so sánh.

Quan hệ từ nên được dùng và không nên khi nào?

Một vài ví dụ dưới đây sẽ làm rõ vấn đề nên dùng quan hệ từ khi nào và không nên khi nào.

Chiếc xe máy mà bố vừa mới mua: trong câu này bạn có thể lược bỏ đi quan hệ từ “mà”. Nghĩa của chúng không thay đổi khi lược bỏ quan hệ từ.Chiếc áo đó là của dì tôi: trong câu này không từ lược bỏ quan hệ từ “của”. Bởi khi đó ý nghĩa câu bị thay đổi và không được rõ ràng.

Một vài gợi ý các bài tập trong SGK

Bài 1:

Một số quan hệ từ được sử dụng trong văn bản trên là: vào, mà, và, như, của, nhưng, trong, cho, với, trên, như, của.

Bài 2:

Các từ được điền vào chỗ trống theo thứ tự là: với-với-cùng-với-nếu-thì-và

Bài 3:

Các câu đúng là:

“Nó rất thân với bạn b蔓Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam”“Bố mẹ rất lo lắng cho con”“Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con”Tôi tặng anh Nam quyển sách này”

Các câu còn lại trong bài là các câu sai.

Xem thêm: Các Công Thức Tiếng Anh Lớp 9 Hoc Ki 1, Ngữ Pháp Tiếng Anh Lớp 9 Học Kì 1

Bài 4: Bài này học sinh tự làm

Bài 5:

“Nó khỏe nhưng gầy” sử dụng quan hệ từ nhằm nhấn mạnh việc nó bị gầy nhiều hơn.

“Nó gầy nhưng khỏe” sử dụng quan hệ từ để nhấn mạnh việc nó rất khỏe

Bài viết trên đây được chúng tôi cung cấp chi tiết kiến thức để bạn hiểu được quan hệ từ là gì. Bên cạnh đó là các bài tập vận dụng để bạn nắm rõ hơn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này!

Quan hệ từ và cặp quan hệ từ không chỉ là một trong những kiến thức trọng tâm của chương trình Tiếng Việt lớp 5. Vậy dấu hiệu nhận biết của các quan hệ từ như thế nào? Hãy theo dõi bài giảng chi tiết dưới đây của cô Trần Thu Hoa – Giáo viên môn Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI để nắm chắc phần nội dung quan trọng này. 

Quan hệ từ 

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu với nhau. Quan hệ từ được dùng để nối giữa từ với từ, vế với vế, câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn. 

Một số quan hệ từ thường xuyên xuất hiện như: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về… 

VD: 

  1. Tôi anh ấy đã giúp đỡ nhau trong kỳ thi vừa rồi
  2. Lớp chúng tôi đang lựa chọn đi công viên hoặc đi vườn bách thú

Có trường hợp bắt buộc sử dụng quan hệ từ nhưng có những trường hợp không bắt buộc. Có một số quan hệ từ được dùng theo cặp như: “nếu … thì…”; “tuy … nhưng…’; “vì … nên…”

Cặp quan hệ từ 

Có nhiều cặp quan hệ từ khác nhau, học sinh dựa trên ý nghĩa biểu thị của từng cặp để sử dụng vào từng trường hợp sao cho phù hợp.

Biểu thị quan hệ: Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Giả thiết – Kết quả, Điều kiện – Kết quả bao gồm:

  • Nếu … thì…
  • Hễ … thì…
  • Giá mà … thì …

VD: Nếu năm nay tôi được học sinh giỏi thì bố mẹ sẽ thưởng cho tôi một chuyến du lịch.

Biểu thị quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Nguyên nhân – Kết quả bao gồm:

  • Vì … nên…
  • Do … nên…
  • Nhờ … mà…

VD: Vì cuối tháng này tôi thi học kỳ nên tôi phải học hành thật chăm chỉ.

Biểu thị quan hệ Tăng lên

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tăng lên bao gồm:

  • Không những … mà còn…
  • Không chỉ … mà còn…
  • Càng … càng…

VD: Lan không những học giỏi mà còn múa rất đẹp.

Biểu thị quan hệ Tương phản, đối lập

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tương phản, đối lập bao gồm:

  • Tuy … nhưng…
  • Mặc dù … nhưng…

VD: Tuy ai cũng thắc mắc nhưng chúng tôi chẳng ai dám hỏi.

Các dạng bài tập học sinh thường gặp khi học quan hệ từ 

Dạng 1: Xác định quan hệ từ trong câu/bài

Theo cô Thu Hoa, đối với dạng bài này học sinh cần biết được ý nghĩa trong câu/bài nói về cái gì để xác định quan hệ từ và cặp quan hệ từ cho đúng.

VD: Thầy dạy võ rất ngạc nhiên vì thấy Nam có thể thông thạo rất nhanh các môn võ thầy truyền dạy.

Trong câu trên, “vì” là quan hệ từ thể hiện mối quan hệ mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (nguyên nhân khiến thấy giáo ngạc nhiên là vì thấy Nam thông thạo các môn võ).

Dạng 2: Điền quan hệ từ/cặp quan hệ từ thích hợp

Với dạng bài này, học sinh xem xét nội dung và ý nghĩa mà câu văn nói đến để lựa chọn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ phù hợp.

VD: Bông hoa hồng và hoa cúc đều đã héo rũ.

Ở câu trên, ta sử dụng quan hệ từ “và” để thể hiện mối quan hệ ngang bằng giữa “hoa hồng” và “hoa cúc”.

Dạng 3: Đặt câu với quan hệ từ/cặp quan hệ từ cho trước

Phần này chúng ta cần nhận biết được quan hệ từ hay cặp quan hệ từ biểu thị ý nghĩa gì trong câu phù hợp với câu văn/đoạn văn được đưa ra.

VD: Giá mà mùa hè đã đến thì chúng tôi nhất định sẽ đi biển.

Hiểu và nắm chắc các quan hệ từ, cặp quan hệ từ không chỉ giúp học sinh hiểu được ý nghĩa biểu thị của từng đoạn văn bản trong các bài tập đọc mà còn là bí kíp để viết lên những câu văn hay, đoạn văn mượt mà, xuyên suốt nội dung của toàn bài tập làm văn. Các ý tứ được chuyển biến linh hoạt gây ấn tượng với người đọc, người chấm.

Đặc biệt với học sinh yêu việc viết văn, mong muốn có được những bài tập làm văn hay, giàu cảm xúc thì càng phải luyện tập đến nhuần nhuyễn cách sử dụng các cặp từ quan hệ này.

Để bồi dưỡng cảm xúc văn học, giúp con vận dụng linh hoạt, thuần thục từ ngữ khi viết bài tập làm văn, phụ huynh nên đăng ký cho con tham gia khóa học Học tốt 2020-2021 dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5.

Đăng ký chương trình, học sinh sẽ được phát triển năng lực tư duy thông qua lộ trình bài bản, rõ ràng, xuyên suốt cả năm học với 4 bước học tập hiệu quả: Trang bị kiến thức, Luyện tập cơ bản, Luyện tập thành thạo, Kiểm tra đánh giá.

Học sinh được nhắc nhở học tập thường xuyên, tư vấn học tập và giải đáp các thắc mắc liên quan đến bài giảng theo khung giờ với dịch vụ hỗ trợ 24/7. Dù bận rộn với công việc hay không đủ kiến thức để dạy con hiểu nhưng cha mẹ vẫn có thể theo sát việc học của con thông qua học bạ điện tử.

Phụ huynh đăng ký cho con HỌC THỬ MIỄN PHÍNHẬN BÀI GIẢNG MIỄN PHÍ tại //hocmai.link/but-pha-diem-cao-tieng-viet-lop-5

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.

Video liên quan

Chủ đề