Pulse width modulation là gì

Phương pháp điều xung PWM là gì?

Phương pháp điều xung PWM (Pulse Width Modulation) là phương pháp điều chỉnh điện áp ra tải, hay nói cách khác, là phương pháp điều chế dựa trên sự thay đổi độ rộng của chuỗi xung vuông, dẫn đến sự thay đổi điện áp ra.
Các PWM khi biến đổi thì có cùng 1 tần số và khác nhau về độ rộng của sườn dương hay sườn âm.

 

Ứng dụng của PWM trong điều khiển

PWM được ứng dụng nhiều trong điều khiển. Điển hình nhất mà chúng ta thường hay gặp là điều khiển động cơ và các bộ xung áp, điều áp… Sử dụng PWM điều khiển độ nhanh chậm của động cơ hay cao hơn nữa, nó còn được dùng để điều khiển sự ổn định tốc độ động cơ.

Ngoài lĩnh vực điều khiển hay ổn định tải thì PWM còn tham gia và điều chế các mạch nguồn như : boot, buck, nghịch lưu 1 pha và 3 pha…

PWM còn gặp nhiều trong thực tế ở các mạch điện điều khiển. Điều đặc biệt là PWM chuyên dùng để điều khiển các phần tử điện tử công suất có đường đặc tính là tuyến tính khi có sẵn 1 nguồn 1 chiều cố định .Như vậy PWM được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị điện- điện tử. PWM cũng chính là nhân tố mà các đội Robocon sử dụng để điều khiển động cơ hay ổn định tốc độ động cơ.

Sơ đồ nguyên tắc điều khiển tải dùng PWM

Trên là đồ thị dạng xung khi điều khiển bằng PWM. Với độ rộng xung đầu ra tương ứng và được tính bằng %. Tùy thích do chúng ta điều khiển.

Nguyên lý hoạt động của PWM

Đây là phương pháp được thực hiện theo nguyên tắc đóng ngắt nguồn của tải  một cách có chu kì theo luật điều chỉnh thời gian đóng cắt. Phần tử thực hiện nhiện vụ đó trong mạch các van bán dẫn.

Mạch nguyên lý điều khiển tải bằng PWM

Xét hoạt động đóng cắt của một van bán dẫn. Dùng van đóng cắt bằng Mosfet (Mosfet là Transistor hiệu ứng trường- Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor)

Giản đồ xung của chân điều khiển và dạng điện áp đầu ra khi dùng PWM.

Nguyên lý : Trong khoảng thời gian 0 – t0, ta cho van G mở, toàn bộ điện áp nguồn Ud được đưa ra tải. Còn trong khoảng thời gian t0 – T, cho van G khóa, cắt nguồn cung cấp cho tải. Vì vậy với t0 thay đổi từ cho đếnT, ta sẽ cung cấp toàn bộ , một phần hay khóa hoàn toàn điện áp cung cấp cho tải.

Công thức tính giá trị trung bình của điện áp ra tải :
Gọi t1 là thời gian xung ở sườn dương (khóa mở ) còn T là thời gian của cả sườn âm và dương, Umax là điện áp nguồn cung cấp cho tải. Ta có:

Ud = Umax.( t1/T) (V)
hay Ud = Umax.D
(Với D = t1/T là hệ số điều chỉnh và được tính bằng % tức là PWM)

Như vậy ta nhìn trên hình đồ thị dạng điều chế xung thì ta có : Điện áp trung bình trên tải sẽ là :

Ud = 12.20% = 2.4V ( với D = 20%)
Ud = 12.40% = 4.8V (Vói D = 40%)

Ud = 12.90% = 10.8V (Với D = 90%)

Các cách để tạo ra được PWM để điều khiển

Để tạo được ra PWM thì hiện nay có hai cách thông dụng : Bằng phần cứng và bằng phần mềm.

Trong phần cứng có thể tạo bằng phương pháp so sánh hay là từ trực tiếp từ các IC dao động tạo xung vuông như : 555, LM556…

Trong phần mền được tạo bằng các chip có thể lập trình được. Tạo bằng phần mền thì độ chính xác cao hơn là tạo bằng phần cứng. Nên người ta hay sử dụng phần mền để tạo PWM.

Ở đây ta tham khảo 2 cách điều chế PWM phổ biến: bằng phương pháp so sánh và tạo xung vuông bằng phần mềm.

1- Tạo xung vuông bằng phương pháp so sánh

Để tạo được bằng phương pháp so sánh ta cần 2 điều kiện sau đây : + Tín hiệu răng cưa : Xác định tần số của PWM

+ Tín hiệu tựa (Ref) là tín hiệu xác định mức công suất điều chế (Tín hiệu DC).

Để điều khiển chuyển động (kiểm soát tốc độ và vị trí) chúng ta có thể sử dụng phương pháp PWM và PTO. Một đầu ra PLC được chỉ định sử dụng PWM hoặc PTO (chỉ một trong hai, không phải cả hai). Có nhiều sự nhầm lẫn khi sử dụng hai thuật ngữ này, những người thường sử dụng các bộ điều khiển micro thường gọi nó PWM bất kể nó là PTO hay PWM. Đối với PLC thì chúng ta cần phải biết về sự khác biệt này.

PWM là gì?

PWM là từ viết tắt của cụm từ “Pulse Width Modulation” được dịch sang tiếng việt là “điều chế độ rộng xung”. PWM là một kỹ thuật điều chế được sử dụng để mã hóa một thông số thành một tín hiệu xung. Mặc dù kỹ thuật điều chế này có thể được sử dụng để mã hóa thông tin để truyền tải, nhưng công dụng chính của nó là cho phép điều khiển công suất cung cấp cho các thiết bị điện, đặc biệt là đối với tải quán tính như động cơ.

PTO là gì?

PTO là từ viết tắt của cụm từ “Pulse Train Output” dùng để định vị chính xác hoặc kiểm soát vận tốc chính xác. PTO thường được dùng để phát xung điều khiển cho Driver của Servo Motor hay Stepper Motor.

Phân biệt PWM và PTO

Cả PWM & PTO đều là những bộ tạo xung, tuy nhiên PTO là tạo ra chuỗi xung vuông có tỷ lệ T(on)/ T(period) là không đổi, còn PWM là tạo ra chuỗi xung vuông có tỷ lệ T(on)/ T(period) biến thiên. PTO thường được dùng để phát xung điều khiển cho Driver của động cơ Servo hay động cơ bước (Stepper Motor). PWM thường được dùng để điều khiển trong điều khiển động cơ một chiều, bộ gia nhiệt hay điều khiển biến tần…

Xung PWM

  • Thay đổi chu kỳ hoạt động trong khi tần số không đổi.
  • T (chu kỳ – period) được cố định khi nó đang được sử dụng. Thường được cấu hình bằng phần cứng nhưng có thể được điều chỉnh bằng phần mềm – không phải trong khi chạy xung.
  • Phần mềm có thể thay đổi tỷ lệ T (off) với T (on).

Điều khiển chuyển động: bộ khuếch đại công suất động cơ DC kiểu truyền thống thường sử dụng phương pháp này để thiết lập điểm đặt. Sự thay đổi trong chu kỳ nhiệm vụ có thể được tiến hành bởi một mạch analog mà cần không sử dụng bộ điều khiển micro.

Điều khiển vòng lặp PID có thể xuất ra đầu ra PWM. Ngoài ra, người dùng có thể viết một chương trình sử dụng nó như thể một đầu ra analog để thay đổi chu kỳ nhiệm vụ PWM. Nó chỉ kiểm soát tốc độ.

Xung PTO

  • Thay đổi tần số trong khi chu kỳ hoạt động vẫn ở mức 50%.
  • T (period) rất đa dạng. Việc kiểm soát được thực hiện từ phần mềm.
  • Tỷ lệ T (off) so với T (on) có thể được cố định ở mức 50%: 50%.

Điều khiển chuyển động: được biết đến nhiều nhất với điều khiển vòng hở của động cơ bước. Bộ khuếch đại động cơ bước đảm bảo tăng khoảng cách cố định cho mỗi xung nhận được. Khoảng thời gian của mức tăng được đặt bởi tần số của xung. Phương pháp này được sử dụng phổ biến hơn PWM, được sử dụng cho động cơ bước và động cơ servo. Vị trí (và tốc độ) được kiểm soát ngay cả khi chỉ sử dụng điều khiển vòng hở.

Áp dụng nguyên tắc phát xung PWM

Thiết kế bộ biến đổi DC-DC Buck để cấp nguồn cho tải từ nguồn sơ cấp với các yêu cầu sau:

  • Vin = 14 V
  • Vout = 7 V
  • ILoad = 1.5 A
  • Fsw = 90 kHz
  • Iripple = 0.7 I A
  • Độ đập mạch điện áp: 10 mV

Kết quả mô phỏng

Video liên quan

Chủ đề