Piriformis syndrome là gì

Tìm hiểu về hội chứng cơ hình lê

Hội chứng cơ hình lê là gì?

Hội chứng cơ hình lê (cơ tháp) là một rối loạn thần kinh cơ không phổ biến, xảy ra khi cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa. Cơ hình lê, còn gọi là cơ tháp, nằm ở mông gần đỉnh khớp hông. Cơ này rất quan trọng trong vì nó ổn định khớp hông, giúp bạn nâng và xoay đùi dễ dàng, giữ thăng bằng tốt hơn.

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dày và dài trong cơ thể, đi qua cơ hình lê, xuống chân và cuối cùng phân nhánh thành các dây thần kinh nhỏ hơn ở bàn chân. Khi các cơ hình lê co thắt có thể gây ra nén dây thần kinh.

Triệu chứng của hội chứng cơ hình lê

Triệu chứng của hội chứng cơ hình lê là gì?

Đau thần kinh tọa là triệu chứng chính của hội chứng cơ hình lê. Bạn có thể mắc các triệu chứng khác. Vị trí đau nhức ở mỗi người sẽ không giống nhau, có thể ở lưng hoặc chân.

Một số dấu hiệu phổ biến khác của hội chứng cơ hình lê bao gồm:

  • Tê và ngứa ở mông, có thể kéo dài xuống phía sau chân
  • Đau cơ ở mông
  • Khó ngồi thoải mái
  • Cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn khi ngồi
  • Đau ở mông và chân khiến bạn khó hoạt động

Đối với hội chứng cơ hình lê nghiêm trọng, cơn đau ở mông và chân có thể nghiêm trọng đến mức bạn không để chuyển động được. Bạn sẽ không thể thực hiện các công việc hàng ngày, chẳng hạn như ngồi trước máy tính, lái xe hoặc công việc gia đình.

Nguyên nhân gây hội chứng cơ hình lê

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng cơ hình lê?

Các cơ hình lê có thể bị thương hoặc kích thích sau thời gian dài không hoạt động hoặc tập thể dục quá sức.

Một số nguyên nhân phổ biến gây hội chứng cơ hình lê bao gồm:

  • Tập thể dục quá sức
  • Chạy và thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại liên quan đến chân
  • Ngồi trong thời gian dài
  • Nâng vật nặng
  • Leo cầu thang

Chấn thương cũng có thể làm tổn thương cơ, gây đè nén dây thần kinh tọa. Các nguyên nhân chấn thương cơ hình lê điển hình bao gồm:

  • Xoay hông đột ngột
  • Một cú ngã nặng
  • Một cú đánh trực tiếp khi chơi thể thao
  • Tai nạn xe cộ
  • Một vết rách sâu đến cơ

Nếu bạn phải thường xuyên ngồi làm việc hoặc xem tivi quá lâu, bạn sẽ có nguy cơ mắc hội chứng cơ hình lê. Ngoài ra, nếu bạn thường tập các bài tập cho phần thân dưới, nguy cơ mắc hội chứng sẽ cao hơn.

Chẩn đoán và điều trị hội chứng cơ hình lê

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán hội chứng cơ hình lê?

Gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau hay tê ở mông hoặc chân kéo dài hơn một vài tuần. Đau thần kinh tọa có thể kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào nguyên nhân. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng thường xuyên tái phát.

Thông thường, bác sĩ sẽ đánh giá bệnh sử, các triệu chứng và bất kỳ nguyên nhân có thể khiến bạn đau. Hãy chuẩn bị để thảo luận với bác sĩ về các triệu chứng của bạn một cách chi tiết. Nếu bạn bị ngã gần đây hoặc căng cơ trong khi chơi thể thao, hãy nhớ chia sẻ thông tin đó với bác sĩ.

Bác sĩ cũng sẽ làm một bài kiểm tra thể chất để xác định vị trí gây đau.

Một số xét nghiệm hình ảnh cũng có thể cần thiết để giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây đau. Chụp MRI hoặc CT scan có thể giúp bác sĩ xác định liệu viêm khớp hoặc vỡ đĩa đệm có gây ra cơn đau hay không. Nếu bác sĩ nghi ngờ hội chứng cơ hình lê gây ra các triệu chứng, họ có thể yêu cầu siêu âm để chẩn đoán tình trạng.

Những phương pháp nào giúp điều trị hội chứng cơ hình lê?

Nếu bạn bị đau khi ngồi hoặc do một số hoạt động nhất định, cố gắng tránh các vị trí gây ra cơn đau. Bạn cũng có thể nghỉ ngơi, chườm đá và nhiệt để giúp giảm triệu chứng. Một bác sĩ hoặc nhà trị liệu vật lý có thể đề xuất một chương trình tập thể dục và các bài tập kéo giãn để giúp giảm chèn ép dây thần kinh tọa.

Bạn cũng có thể điều trị nắn xương đã để giúp giảm đau và tăng phạm vi chuyển động. Một số bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ, tiêm corticosteroid hoặc thuốc gây mê. Bác sĩ chỉ đề nghị phẫu thuật như là phương án cuối cùng.

Phòng ngừa hội chứng cơ hình lê

Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn phòng ngừa hội chứng cơ hình lê?

Mặc dù tập thể dục đôi khi có thể gây ra hội chứng cơ hình lê, nhưng tập thể dục thường xuyên với mức độ vừa phải có thể giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng. Cơ bắp cần được tập luyện để tăng cường sức mạnh và khỏe mạnh. Để giúp ngăn ngừa thương tích dẫn đến hội chứng cơ hình lê, bạn nên:

  • Làm nóng và giãn cơ trước khi chạy hoặc tham gia vào các bài tập cần nhiều sức mạnh
  • Tăng cường độ tập luyện dần dần
  • Tránh chạy lên và xuống cầu thang hoặc trên bề mặt không bằng phẳng
  • Đứng dậy và di chuyển xung quanh khi bạn ngồi hoặc nằm quá lâu

Nếu bạn đã mắc hội chứng piriformis, bạn có thể có nguy cơ cao mắc bệnh lại. Nếu thường xuyên tập vật lý trị liệu, bạn sẽ có thể tránh được tình trạng tái phát hội chứng.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hội chứng cơ hình lê (cơ tháp) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp khi cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa. Tuy nhiên đa số các trường hợp đau thần kinh tọa thường gặp không phải là do hội chứng cơ hình lê gây ra.

Cơ hình lê là một cơ dẹt thuộc nhóm cơ mông, có hình lê hoặc hình tháp nên còn được gọi là cơ tháp. Đây là lớp cơ sâu nằm sau và xiên cơ mông lớn, cạnh bờ trên của khớp háng. Cơ hình lê giữ vai trò rất quan trọng đối với vận động phần dưới của cơ thể, với chức năng chính là:

  • Giúp cố định khớp háng;
  • Nâng và xoay đùi nhanh ra ngoài;
  • Duy trì sự cân bằng bước đi;
  • Nâng trọng lượng thân thể từ chân này sang chân kia.

Nhìn chung, cơ hình lê tham gia hầu hết trong các động tác trong thể thao có sự chuyển động của háng và chân.

1.2. Dây thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dày và dài trong cơ thể, còn được gọi là dây thần kinh ngồi hoặc dây thần kinh hông to (sciatic nerve). Dây thần kinh tọa đi dọc theo qua bờ dưới cơ hình lê, xuống mặt sau của chân, và cuối cùng chia nhánh thành các nhánh thần kinh nhỏ nằm tận cùng tại bàn chân. Vì vậy khi cơ hình lê co thắt có thể làm chèn ép dây thần kinh này.

1.3. Hội chứng cơ hình lê

Giải đáp cho câu hỏi “Hội chứng cơ hình lê (Piriformis syndrome) là gì?”, các bác sĩ cho biết đây là một rối loạn thần kinh cơ khá hiếm gặp, còn gọi là hội chứng cơ tháp. Tình trạng này xảy ra khi cơ hình lê sưng và co thắt, dẫn đến kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh tọa. Điều này khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, ngứa ran và tê liệt vùng hông hoặc mông, cũng như dưới đùi và cẳng chân dọc theo đường dây thần kinh đi xuống.

Tập thể dục quá sức có thể dẫn tới tình trạng co thắt, tổn thương, sưng và kích thích của cơ hình lê

Những nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng cơ hình lê bao gồm:

  • Hẹp lỗ bịt;
  • Có cơ hình lê phụ;
  • Phì đại cơ tháp;
  • Dị tật cột sống thắt lưng cong ra trước;
  • Co thắt cơ tháp;
  • Bại não;
  • Viêm bao hoạt dịch;
  • Viêm vùng cơ hình lê.

Ngoài ra, tình trạng co thắt, tổn thương, sưng và kích thích của cơ hình lê cũng có thể là do:

  • Tập thể dục quá sức, đặc biệt là thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại của chân (chạy bộ kéo dài);
  • Chấn thương, ngã nặng;
  • Nâng vật nặng;
  • Leo cầu thang;
  • Thường xuyên ngồi nhiều trong thời gian dài để làm việc hoặc xem tivi quá lâu;
  • Đột ngột tập thể dục thường xuyên sau thời gian dài không hoạt động;
  • Căng cơ và thừa cân do mang thai;
  • Người gặp vấn đề ở khớp cùng chậu.

Một số chấn thương cơ hình lê điển hình bao gồm xoay hông đột ngột, một cú đánh trực tiếp khi chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc có vết rách sâu đến cơ.

Đau ngứa ran hoặc tê vùng mông là triệu chứng thường thấy của hội chứng cơ hình lê

Về lâm sàng, triệu chứng của hội chứng cơ hình lê cũng tương tự như đau thần kinh tọa, bao gồm:

  • Đau ngứa ran, hoặc tê ở vùng mông;
  • Tê và yếu nặng dần, lan xuống phía sau đùi, bắp chân và bàn chân;
  • Đau thường tăng khi đi leo cầu thang, đứng lên, ngồi xuống, hoặc đi, chạy;
  • Đau cũng có thể được kích hoạt khi ngồi lâu, như lái xe hơi đường dài hoặc có lực tác động trực tiếp trên cơ hình lê.

Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp đau thần kinh tọa không phải là do hội chứng cơ hình lê. Dó đó cần được chẩn đoán phân biệt để điều trị chính xác.

Trong nhiều trường hợp, bác sĩ thường chẩn đoán hội chứng cơ hình lê dựa vào lời khai của bệnh nhân về các triệu chứng và thói quen sinh hoạt, kết hợp với thăm khám, tìm kiếm sự co thắt hoặc giãn cơ hình lê, cũng như áp dụng một loạt các động tác làm căng cơ gây đau.

Mặc dù không có xét nghiệm chẩn đoán chắc chắn hội chứng cơ hình lê, nhưng để loại trừ các nguyên nhân khác cũng gây chèn ép dây thần kinh tọa (ví dụ thoát vị đĩa đệm) bác sĩ có thể đề nghị tiến hành kiểm tra:

  • Điện sinh lý: Còn gọi là thử nghiệm FAIR, giúp đo lường tốc độ chậm dẫn truyền của các dây thần kinh khi bị cơ tháp đè lên;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI Scan): Phương pháp duy nhất cho thấy hình ảnh đầy đủ của vùng cơ hình lê và các dây thần kinh, làm nổi bật tình trạng viêm hoặc chấn thương, đôi khi cũng có thể xác định cơ tháp phụ hay phì đại.

Nhìn chung, những triệu chứng của đau cơ hình lê cũng tương tự với các bệnh khác, nhất là đau thần kinh tọa do bệnh lý cột sống thắt lưng. Do vậy việc chẩn đoán phân biệt là rất quan trọng để quyết định phương pháp điều trị thích hợp.

Hội chứng cơ hình lê có thể được điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid hoặc thuốc giãn cơ

Nhằm kiểm soát cơn đau, trước tiên cần phải cố gắng tránh các nguyên nhân hội chứng cơ hình lê, tư thế ngồi hoặc hoạt động nhất định nào đó. Chườm đá hoặc chườm nóng cũng có thể làm giảm các triệu chứng đau. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • Vật lý trị liệu: Điều trị nhiệt nóng bằng sóng ngắn hoặc hồng ngoại, điện di ion thuốc, điện xung có thể giúp giảm các triệu chứng;
  • Thuốc uống: Thuốc kháng viêm không steroid hoặc thuốc giãn cơ;
  • Thuốc tiêm: Tiêm Corticoid hoặc Botox giúp giảm căng cơ và chèn ép dây thần kinh. Tuy nhiên có nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các thuộc tính gây liệt của botulinum toxin có hiệu quả hơn so với corticosteroids;
  • Điều trị nắn xương để giúp giảm đau và tăng phạm vi chuyển động;
  • Phương pháp điều trị khác như sử dụng một dòng điện nhẹ iontophoresis;
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị cuối cùng có thể được bác sĩ khuyến cáo.

nguyên nhân hội chứng cơ hình lê thường bắt nguồn từ những vận động quen thuộc hàng ngày, nên chúng ta có thể phòng tránh bằng cách sinh hoạt đúng tư thế, khởi động kỹ trước khi vận động và tăng cường độ dần dần. Nếu xuất hiện cơn đau cần ngừng hoạt động và nghỉ ngơi cho đến khi thuyên giảm. Đối với người đã mắc bệnh, việc thường xuyên tập vật lý trị liệu sẽ hạn chế nguy cơ tái phát hội chứng. Người thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh cũng nên tìm hiểu thêm triệu chứng của hội chứng cơ hình lê là gì để gặp bác sĩ khi cần thiết.

XEM THÊM:

  • Chẩn đoán và điều trị đau thần kinh tọa
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp háng
  • Các bài tập giúp giảm đau thần kinh tọa

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec

Video liên quan

Chủ đề